Công giáoTài liệu Công giáo

Bộ Giáo Luật Công Giáo 1983

Bộ Giáo Luật Công giáo 1983 là một bộ quy tắc và điều luật của Giáo hội Công giáo Rôma, được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ký ban hành vào ngày 25/01/1983 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27/11/1983. Với Bộ Giáo Luật mới này Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ước mong sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu để canh tân Giáo Hội theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II.

Bộ Giáo Luật 1983 là một sự tu chính lại của Bộ Giáo Luật 1917 (được công bố bởi Đức Giáo hoàng Benedict XV ngày 27/05/1917, và chính thức có hiệu lực từ ngày 19/05/1918). Nội dung Việt ngữ của Bộ Giáo Luật 1983 dưới đây được lấy từ bản dịch năm 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Nội dung bài viết

TÔNG HIẾN “SACRAE DISCIPLINAE LEGES”

(Các luật lệ của kỷ luật thánh)

Thân gửi các anh em đáng kính, Hồng Y,
Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế
và tất cả các thành phần khác của Dân Thiên Chúa.

 

GIOAN PHAOLÔ, Giám Mục
Tôi tớ của các tôi tớ,
để ghi nhớ muôn đời.

Qua dòng thời gian, Giáo Hội Công Giáo vẫn thường cải tổ và canh tân các luật lệ của kỷ luật thánh cho phù với sứ mệnh cứu rỗi đã được trao cho mình, mà vẫn luôn luôn trung thành với Ðấng Sáng Lập thần linh.

Để giữ nguyên đường hướng đó và để đáp ứng lòng mong đợi của toàn thể thế giới Công giáo, hôm nay ngày 25 tháng giêng năm 1983, Chúng Tôi ra sắc lệnh ban hành Bộ Giáo Luật đã được tu chỉnh. Trong khi quyết định như thế, Chúng tôi nhớ lại là cũng vào ngày này năm 1959, vị tiền nhiệm của Chúng Tôi là Ðức Gioan XXIII, đã công khai loan báo lần đầu tiên việc cải tổ Bộ Giáo Luật hiện hành đã được ban hành năm 1917 trong dịp mừng trọng thể lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Trong cùng một ngày, chính Ðức Giáo Hoàng đã đề cập đến việc quyết định canh tân Bộ Giáo Luật cùng với hai quyết định khác, đó là ý định triệu tập Công Nghị giáo phận Rôma và mở Công Ðồng chung. Trong hai biến cố ấy, tuy biến cố thứ nhất không có liên can trực tiếp với việc cải tổ giáo luật, nhưng biến cố thứ hai, tức là Công Ðồng, có một tầm quan trọng chủ yếu trong vấn đề của chúng ta và chỉ gắn bó mật thiết đến vấn đề này.

Và nếu có người thắc mắc muốn biết vì sao Ðức Gioan XXIII cảm thấy cần phải cải tổ Bộ Luật hiện hành, thì câu trả lời có thể được tìm thấy trong chính bộ luật được ban hành năm 1917. Tuy nhiên, cũng còn một câu trả lời khác mang tính quyết định: đó là chính Công Ðồng mong muốn và yêu cầu cải tổ Bộ Giáo Luật, bởi vì Công Ðồng đã hết sức quan tâm đến Giáo Hội.

Rõ ràng là khi công bố lời loan báo đầu tiên về việc canh tân Bộ Giáo Luật được, thì Công Ðồng lúc ấy còn là vấn đề tương lai. Phải thêm điều này là các văn kiện huấn giáo của Công Ðồng và nhất là giáo lý về Giáo Hội chỉ được hiệu chỉnh vào những năm 1962-1965; dù vậy, không ai chối cãi được là trực giác của Ðức Gioan XXIII chính xác đến mức nào và phải khẳng định là quyết định của ngài nhằm lợi ích của Giáo Hội.

Vậy thì Bộ Giáo Luật mới được công bố hôm nay tất nhiên đòi phải có tác động của Công Ðồng trước đã; và mặc dù được loan báo đồng thời với việc triệu tập Công Ðồng chung, nhưng tính theo thời gian thì Bộ Giáo Luật mới lại sinh ra sau Công Ðồng, bởi vì việc chuẩn bị biên soạn phải dựa vào Công Ðồng và chỉ có thể bắt đầu sau khi Công Ðồng đã kết thúc.

Nếu hôm nay chúng ta hồi tưởng lại khởi điểm của bước tiến này, tức là ngày 25 tháng giêng năm 1959, và hướng về chính bản thân Ðức Gioan XXIII là vị khởi xướng việc tu chỉnh Bộ Luật, chúng ta phải nhận rằng Bộ Luật này phát sinh từ một mục đích duy nhất, đó là phục hưng đời sống Kitô Giáo; thật vậy, chính từ mục đích này, mà toàn bộ tác phẩm của Công Ðồng đã rút ra các luật lệ và hướng đi của mình.

Giờ đây, chúng ta nhìn lại các việc đã làm trước khi ban hành Bộ Giáo Luật cũng như cách thức làm, đặc biệt dưới các triều đại của Đức Phaolô VI và của Đức Gioan Phaolô I, rồi từ đó cho đến nay, thì tất nhiên cần phải đề cao một cách rõ ràng là các công việc đã được hoàn thành cách tuyệt vời trong tinh thần tập đoàn. Tinh thần ấy không những được thể hiện trong hình thức biên soạn, mà còn trong chiều sâu, đối với nội dung các điều luật đã được soạn thảo nữa.

Tính cách tập đoàn đánh dấu rõ nét tiến trình phát sinh Bộ Luật này, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn và đặc tính của Công Ðồng Vatican II. Do đó Bộ Giáo Luật không những trong nội dung mà ngay từ nguồn gốc, đã thể hiện tinh thần của Công Ðồng. Thật vậy, các văn kiện Công Ðồng trình bày Giáo Hội, “bí tích phổ quát của ơn cứu rỗi” (x. Hiến Chế Lumen Gentium, 1, 9, 48), như là Dân Chúa, với cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội dựa trên Giám Mục đoàn, hiệp nhất với vị thủ lãnh của mình.

Chính vì lý do ấy mà các Giám Mục và các Hội Ðồng Giám Mục đã được mời gọi cộng tác vào việc chuẩn bị Bộ Luật mới, để qua chặng đường dài này, nhờ phương pháp tập đoàn trong mức độ có thể, các công thức pháp lý dần dần được chín muồi, và sau đó phải được sử dụng trong toàn thể Giáo Hội. Mặt khác, còn có cộng tác của các chuyên viên trong mọi giai đoạn của công việc này, tức là các nhà chuyên môn về thần học, lịch sử, nhất là giáo luật, được tuyển chọn từ khắp nơi trên thế giới.

Hôm nay, Chúng Tôi muốn bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với tất cả và từng người một.

Trước hết, Chúng Tôi tưởng nhớ các vị Hồng Y Chủ Tịch Ủy ban Chuẩn Bị đã qua đời: Đức Hồng Y Phêrô Ciriaci là vị đã khởi sự công việc này và Đức Hồng Y Pericles Felici là vị đã hướng dẫn tiến trình làm việc trong nhiều năm, cho đến lúc gần như đã hoàn tất. Tiếp đến, Chúng Tôi nhớ đến các vị Tổng thư ký của chính Ủy Ban này: Ðức Ông Giacomo Violardo, sau này được cất nhắc làm Hồng Y, và linh mục Raymondo Bidagor, Dòng Tên, cả hai đã dốc hết tài lực về kiến thức và khôn ngoan để chu toàn trách nhiệm. Cùng với các vị đó, Chúng Tôi nhớ đến các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và tất cả các thành viên của Ủy Ban này, cũng như các cố vấn của các nhóm khác nhau đã dấn thân vào một công tác rất khó khăn suốt bao năm nay và trong thời gian đó, đã được Chúa gọi về lãnh phần thưởng đời đời. Chúng Tôi dâng lời câu nguyện lên Chúa cho từng vị ấy.

Chúng Tôi cũng muốn nhớ đến những người đang còn sống, trước hết là vị đương kim quyền chủ tịch Ủy Ban, Đức Ông Rosalio Castillo Lara, người anh em đáng kính, đã làm việc cách hoàn hảo trong thời gian rất dài với một trách nhiệm rất nặng nề; tiếp đến là Ðức Ông Villelmo Onclin, người con yêu quý của Chúng Tôi, đã chuyên cần và nhiệt tâm góp phần vào việc kết thúc công trình này cách tốt đẹp; rồi đến tất cả các vị khác trong Ủy ban đã đóng góp phần quý báu vào việc biên soạn và hoàn chỉnh một công trình vừa lâu dài vừa phức tạp, với tư cách hoặc là Hồng Y thành viên, hoặc là hội viên, cố vấn và cộng tác viên trong các nhóm làm việc khác nhau hay trong các phận vụ khác.

Hôm nay, khi ban hành Bộ Giáo Luật, Chúng Tôi hoàn toàn ý thức hành vi này là một sự biểu lộ quyền Giáo Hoàng của Chúng Tôi, và do đó mang một đặc tính tối thượng. Tuy nhiên, Chúng Tôi cũng ý thức rằng Bộ Giáo Luật này, xét theo nội dung khách quan, phản ảnh mối ưu tư tập đoàn của các anh em của Chúng Tôi trong chức Giám Mục đối với Giáo Hội. Hơn nữa, phần nào giống như Công Ðồng, Bộ Giáo Luật này phải được coi như là kết quả của một sự hợp tác tập đoàn, bởi lẽ được phát sinh từ sự phối hợp sức lực của những cá nhân và những cơ quan chuyên môn trong Giáo Hội toàn cầu.

Một vấn nạn thứ hai về chính bản chất của Bộ Giáo Luật được đặt ra. Ðể trả lời đúng câu hỏi này, cần phải hướng tâm trí về di sản xa xưa của luật pháp được hàm chứa trong các sách Cựu Ước và Tân Ước, là nơi đã phát xuất toàn bộ truyền thống lề luật pháp chế của Giáo Hội, như nguồn mạch tiên khởi.

Thực vậy, Đức Kitô không hề muốn hủy bỏ di sản cổ xưa của lề luật và của các tiên tri đã được thành hình dần dần qua lịch sử và kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước, nhưng Ngài đã đến kiện toàn di sản ấy (x. Mt 5, 17), đến nỗi di sản ấy đã trở thành một phần của di sản Tân Ước, dưới một bộ mặt mới mẻ và cao siêu hơn.

Vì vậy, mặc dù khi trình bày mầu nhiệm Vượt Qua, thánh Phaolô đã dạy rằng sự công chính hóa có được không phải là nhờ công việc của luật pháp mà nhờ Ðức Tin (x. Rm 3, 28; x. Gal 2, 16), nhưng ngài không loại bỏ tính cách bó buộc của thập giới (x. Rm 13, 8-10; x. Gal 5, 13-25 và 6, 2), và cũng chẳng phủ nhận tầm quan trọng của kỷ luật trong Giáo Hội (x. 1Cor 5 và 6).

Do đó, các sách của Tân Ước cho phép chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỷ luật và giúp chúng ta thấy rõ hơn mối liên hệ giữa kỷ luật và đặc tính cứu rỗi của sứ điệp Tin Mừng như thế nào.

Sự việc như thế rõ ràng cho thấy Bộ Giáo Luật không nhằm thay thế đức tin, ân sủng, các đoàn sủng và nhất là đức ái trong đời sống của Giáo Hội và của các tín hữu. Trái lại, mục đích của Bộ Giáo Luật là thành lập một trật tự trong cộng đồng Giáo Hội, chẳng hạn như khi xếp đức ái, ân sủng và các đoàn sủng vào hàng đầu, Bộ Giáo Luật đồng thời cũng giúp đức ái, ân sủng và các đoàn sủng được phát triển dễ dàng hơn trong đời sống của cộng đồng Giáo Hội cũng như trong đời sống của từng cá nhân là thành phần của cộng đồng ấy.

Phải xem Giáo Luật là một văn kiện chính yếu của Giáo Hội dựa trên di sản luật lệ pháp chế của Mạc khải và Thánh truyền, và là dụng cụ nòng cốt để bảo đảm trật tự phải có trong đời sống cá nhân và cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt của Giáo Hội. Vì thế, ngoài các yếu tố căn bản của cơ cấu phẩm trật và cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, như ý muốn của Ðấng Sáng Lập thần linh, hoặc căn cứ trên truyền thống rất cổ xưa, và ngoài các quy tắc tổng quát quy định việc thi hành ba nhiệm vụ đã được trao cho Giáo Hội, Bộ Giáo Luật cũng phải xác định một số quy tắc và chuẩn mực hành động nữa.

Bộ Giáo Luật là một dụng cụ hoàn toàn phù hợp với bản chất của Giáo Hội, đặc biệt đã được trình bày qua giáo huấn của Công Ðồng Vatican II nói chung, và cách riêng trong học thuyết về Giáo Hội. Theo một nghĩa nào đó, người ta có thể thấy trong Bộ Giáo Luật một cố gắng phi thường để diễn dịch giáo lý Công Ðồng về Giáo Hội bằng ngôn từ giáo luật. Tuy nhiên, nếu không thể diễn đạt hoàn toàn bằng ngôn ngữ giáo luật hình ảnh Giáo Hội theo Công Ðồng, thì ít ra Bộ Luật này phải luôn luôn quy chiếu về hình ảnh ấy như khuôn mẫu tiên khởi, và nhờ chính bản chất của mình diễn tả được những đường nét của hình ảnh ấy ngần nào có thể.

Từ đó, người ta có thể rút ra vài tiêu chuẩn căn bản hướng dẫn tất cả Bộ Giáo Luật mới, trong khuôn khổ của lĩnh vực chuyên môn, cũng như trong ngôn ngữ được dùng. Người ta cũng có thể nói rằng chính từ đó mà Bộ Giáo Luật mang đặc tính bổ túc đối với Giáo Huấn của Công Ðồng Vatican II, và cách riêng đối với hai Hiến chế, Tín Lý và Mục vụ.

Bởi vậy, điều tạo nên sự mới mẻ chính yếu của Công Ðồng Vatican II, trong sự liên tục với truyền thống lập pháp của Giáo hội, nhất là trong những gì liên quan đến Giáo Hội học, cũng làm nên sự mới mẻ của Bộ Giáo Luật mới.

Trong các yếu tố diễn tả hình ảnh trung thực và chân chính của Giáo Hội, chúng ta phải làm nổi bật nhất là những điểm sau đây: giáo lý trình bày Giáo Hội như là Dân Chúa (x. Hiến Chế Lumen Gentiun, 2) và quyền bính phẩm trật như là việc phục vụ (x. Hiến Chế Lumen Gentiun, 3); rồi giáo lý bày tỏ Giáo Hội như một mối thông hiệp và do đó ấn định những mối liên hệ hỗ tương phải có giữa Giáo Hội địa phương và Giáo Hội phổ quát, giữa tập đoàn tính và quyền tối thượng; rồi giáo lý về việc tham dự của tất cả các thành phần của dân Thiên Chúa, mỗi người tùy theo thể thức riêng, vào ba chức vụ của Đức Kitô: tư tế, tiên tri, và vương giả; gắn liền với giáo lý ấy, là giáo lý liên quan đến các nghĩa vụ và quyền lợi của các tín hữu, và cách riêng của giáo dân; sau cùng là việc dấn thân của Giáo Hội vào phong trào đại kết.

Vì vậy, nếu Công Ðồng Vatican II đã rút ra từ kho tàng của Thánh Truyền cũ và mới, và nếu điều mới đó chính là những yếu tố chúng ta vừa nêu trên, thì rõ ràng là Bộ Giáo Luật phải phản chiếu cách trung thành trong sự mới mẻ và tính cách mới mẻ trong sự trung thành, và phải phù hợp với tính cách đó trong lĩnh vực riêng của mình và trong cách thế diễn tả riêng của mình.

Bộ Giáo Luật mới ra đời vào lúc các Giám Mục trong toàn thể Giáo Hội không những yêu cầu ban hành mà hầu như còn nôn nòng thúc bách mạnh mẽ.

Thật ra, Bộ Giáo Luật rất cần cho Giáo Hội. Vì được tổ chức như một xã hội hữu hình, Giáo Hội cũng cần có những quy tắc: hoặc để phân định rõ rệt cơ cấu phẩm trật và và cơ cấu tổ chức, hoặc để tổ chức cách xứng hợp việc thi hành các nhiệm vụ được Thiên Chúa trao phó, cách riêng những nhiệm vụ của thánh quyền và của việc cử hành các bí tích, hoặc để điều chỉnh các mối tương quan giữa các tín hữu với nhau dựa trên sự công bằng đặt nền trên đức ái, nhờ việc xác định và bảo đảm quyền lợi của cá nhân; sau hết để nâng đỡ, củng cố và cổ vũ những sáng kiến chung nhắm tới một đời sống Kitô giáo càng ngày càng hoàn hảo hơn nhờ Giáo Luật.

Sau cùng, các luật lệ của giáo luật tự bản tính đòi buộc phải được tuân giữ. Vì lý do đó, trong thời gian lâu dài chuẩn bị Bộ Luật, các nhà soạn luật đã hết sức quan tâm đến cách thức diễn tả các quy tắc, và để cho các quy tắc ấy có một nền tảng vững chắc về pháp lý, giáo luật và thần học.

Sau tất cả những nhận định trên đây, điều rất đáng mong ước là Bộ Giáo Luật mới này sẽ trở nên dụng cụ hữu hiệu để nhờ đó Giáo Hội có thể thăng tiến theo tinh thần Công Ðồng Vatican II và ngày càng trở nên thích nghi hơn để chu toàn sứ mệnh cứu rỗi của mình trong thế giới.

Với niềm hân hoan và tin tưởng, Chúng Tôi muốn chia sẻ những nhận định trên vào chính lúc Chúng Tôi ban hành Bộ Giáo Luật chính yếu dành cho Giáo Hội Latinh.

Nguyện xin Thiên Chúa làm cho niềm vui, bình an, công bình và vâng phục trở thành những điều bảo đảm cho Bộ Luật; và ước mong tất cả những điều do Ðầu truyền ban đều được Thân Thể tuân giữ.

Do đó, tin tưởng vào sự trợ giúp của ơn thánh và dựa vào quyền hành của các thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ, ý thức rõ ràng hành vi chúng tôi đang thực hiện và thuận theo các đề nghị của các Giám Mục khắp hoàn cầu đã cộng tác với Chúng Tôi trong một tinh thần tập đoàn, do quyền bính tối cao của Chúng Tôi, Tông Hiến này có hiệu lực trong tương lai, Chúng Tôi ban hành Bộ Luật hiện có như đã được chấn chỉnh và duyệt lại. Và Chúng Tôi truyền từ nay về sau Bộ Luật này có giá trị pháp lý trong toàn thể Giáo Hội Latinh và Chúng Tôi ủy thác cho tất cả các vị hữu trách nhiệm vụ theo dõi, để Bộ Luật được tuân giữ.

Và để mọi người có thể tìm hiểu và lĩnh hội tường tận những quy định này, trước khi Bộ Luật có hiệu lực pháp lý, Chúng Tôi tuyên bố và quyết định rằng các quy định ấy chỉ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày đầu tiên của Mùa Vọng năm 1983. Điều này đương nhiên bất chấp mọi quy định, hiến chế, đặc ân (cho dùng đáng nhắc nhớ cách riêng hay cách đặc biệt) và các tục lệ trái ngược.

Do đó, Chúng Tôi kêu mời tất cả mọi tìn hữu hãy tuân thủ những quy tắc đã được đề xuất, với một tâm hồn chân thành và thiện chí trong niềm hy vọng rằng kỷ luật canh tân của Giáo Hội sẽ lại khởi sắc, để phần rỗi các linh hồn càng ngày càng được cổ vũ, nhờ sự trợ giúp của Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội.

Ban hành tại Roma,
tại điện Vatican, ngày 25 tháng giêng 1983,
năm thứ năm triều đại Giáo Hoàng của Chúng Tôi.
Gioan Phaolô II

 

QUYỂN I – NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT (Điều 1 – 203)

Điều 1

Các điều của Bộ luật này chỉ chi phối Giáo Hội La Tinh mà thôi.

Điều 2

Nói chung, Bộ luật này không ấn định những nghi thức phải tuân giữ trong các buổi cử hành phụng vụ, cho nên vẫn buộc phải tuân giữ những luật phụng vụ hiện đang còn hiệu lực, trừ khi có luật nào trong những luật đó trái ngược với các điều của Bộ Luật này.

Điều 3

Các điều của Bộ Luật này không bãi bỏ và không sửa đổi các hiệp ước mà Tông tòa đã ký với các quốc gia hoặc xã hội chính trị khác; do đó, các hiệp ước này vẫn có hiệu lực y như bây giờ, bất kể các quy định trái ngược của Bộ Luật này.

Điều 4

Những quyền lợi thủ đắc cũng như những đặc ân do Tông tòa ban cho các thể nhân trước tới nay đang còn hiệu lực và không bị thu hồi, thì vẫn còn giá trị, nếu không bị các điều của Bộ Luật này thu hồi cách minh nhiên.

Điều 5

§1. Các tục lệ phổ quát hay các tục lệ địa phương hiện đang còn hiệu lực mà lại trái ngược với những quy định của các điều này, và bị chính các điều của Bộ Luật này bác bỏ, thì bị hủy bỏ hoàn toàn và không được phép phục hồi lại: các tục lệ trái ngược khác cũng được coi là bị hủy bỏ, trừ khi Bộ Luật đã minh nhiên dự liệu cách khác, tuy nhiên, các tục lệ đã có từ trăm năm hay từ lâu đời có thể được châm chước nếu, theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền sau khi đã xem xét những hoàn cảnh địa phương và con người, không thể hủy bỏ.

§2. Các tục lệ phổ quát hay các tục lệ địa phương ngoại luật hiện đang còn hiệu lực, thì được duy trì.

Điều 6

§1. Từ khi có hiệu lực. Bộ Luật này bãi bỏ:

10 bộ Giáo Luật ban hành năm 1917;

20 những luật phổ quát hoặc những luật địa phương khác ngược với các quy định của Bộ Luật này, trừ khi có một quy định minh nhiên khác liên quan đến những luật địa phương;

30 tất cả mọi luật hình sự phổ quát hay luật hình sự địa phương do Tông tòa ban hành, trừ những luật được Bộ Luật này giữ lại;

40 những luật phổ quát khác về Kỷ luật có liên quan đến một vấn đề đã được Bộ Luật này cải tổ hoàn toàn.

§2. Cũng phải dựa vào truyền thống của giáo luật để giải thích những điều của Bộ Luật này trong mức độ những điều này lập lại luật cũ.

 

Đề Mục 1: Luật Giáo Hội

Điều 7

Luật được thiết lập khi được ban hành.

Điều 8

§1. Những luật phổ quát của Giáo Hội được ban hành bằng việc công bố trên báo Acta Apostolicae Sedis, trừ khi có một hình thức ban hành khác được quy định cho những trường hợp đặc thù, và những luật này chỉ có hiệu lực sau ba tháng, kể từ ngày được ghi trong số báo Acta, trừ khi những luật này buộc tức khắc do bản chất của sự việc, hay chính luật đã minh nhiên ấn định cách đặc biệt một thời hạn ngắn hơn hay dài hơn.

§2. Những luật địa phương được công bố theo thể thức do nhà lập pháp xác định và bắt đầu buộc sau một tháng, kể từ ngày được ban hành, nếu chính luật đó không ấn định một thời gian nào cả.

Điều 9

Các luật nhằm tương lai, chứ không nhằm quá khứ, trừ khi luật đã dự liệu đích danh về những việc quá khứ.

Điều 10

Chỉ những luật nào minh nhiên ấn định rằng một hành vi không có hiệu lực hoặc một người không có khả năng, thì mới được xem là luật bãi hiệu hoặc luật bãi năng.

Điều 11

Những người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay những người đã được nhận vào Giáo Hội Công giáo và là những người đã sử dụng đủ trí khôn và, nếu luật không minh nhiên dự liệu cách khác, đã được bảy tuổi trọn, buộc phải giữ những luật thuần túy của Giáo Hội.

Điều 12

§1. Những luật phổ quát buộc tất cả những người mà luật nhằm đến trong bất cứ lãnh thổ nào.

§2. Tuy nhiên, tất cả những người hiện đang cư ngụ trong một lãnh thổ mà các luật phổ quát không có hiệu lực, thì họ không buộc phải giữ những luật đó.

§3. Các luật đựợc thiết lập cho một lãnh thổ đặc thù thì buộc những người mà luật nhằm đến, và là những người có cư sở hay bán cư sở đồng thời hiện đang cư ngụ ở đó, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 13.

Điều 13

§1. Các luật địa phương không được suy đoán là luật tòng nhân nhưng là luật tòng thổ, trừ khi đã rõ cách khác.

§2. Các lữ khách không buộc phải giữ:

10 những luật địa phương của lãnh thổ họ, bao lâu họ còn vắng mặt, trừ khi việc vi phạm luật ấy gây thiệt hại cho lãnh thổ họ, hoặc vì những luật ấy là luật tòng nhân;

20 các luật của lãnh thổ mà họ đang cư ngụ, ngoại trừ những luật về trật tự công cộng, hoặc những luật xác định những thể thức của hành vi pháp lý, hoặc những luật liên can đến bất dộng sản lãnh thổ đó.

§3. Những người không có cư sở buộc phải tuân giữ cả những luật phổ quát và những luật địa phương hiện đang có hiệu lực tại nơi họ cư ngụ.

Điều 14

Trong những trường hợp hồ nghi về pháp luật, luật không buộc, kể cả những luật bãi hiệu hay bãi năng; trong trường hợp hồ nghi về sự kiện, thì các Đấng Bản Quyền có thể chuẩn những luật đó, với điều kiện, nếu là một sự miễn chuẩn được dành riêng, nhà chức trách chuẩn ngăn trở dành riêng vẫn thường ban phép chuẩn này.

Điều 15

§1. Sự không biết hay sự lầm lẫn về những luật bãi hiệu hay bãi năng không làm cho những luật này mất hiệu lực, trừ khi luật đã minh nhiên ấn định cách khác.

§2. Sự không biết hay sự lầm lẫn về luật hoặc về hình phạt, về sự kiện của riêng mình hoặc về sự kiện hiển nhiên của người khác, đều không được suy đoán; sự không biết hay sự lầm lẫn về sự kiện không hiển nhiên của người khác thì được suy đoán cho đến khi có chứng cớ ngược lại.

Điều 16

§1. Người giải thích luật cách chính thức là nhà lập pháp, cũng như người được vị này ủy quyền giải thích luật cách chính thức.

§2. Sự giải thích chính thức được thực hiện theo thể thức luật, thì có cùng hiệu lực như chính luật và phải được ban hành; nếu chỉ tuyên bố là ý nghĩa ngôn từ của luật tự nó đã chính xác rồi, thì sự giải thích chính thức có hiệu lực hồi tố; nếu giới hạn hay nới rộng luật hoặc vạch rõ một luật hồ nghi, thì sự giải thích chính thức không có hiệu lực hồi tố.

§3. Tuy nhiên, sự giải thích theo thể thức của một bản án tại tòa hay theo thể thức của một văn kiện hành chính trong một vấn đề riêng biệt, thì không có hiệu lực pháp lý, và sự giải thích này chỉ ràng buộc những người nào và chỉ liên quan đến những vấn đề nào mà luật nhắm tới.

Điều 17

Luật Giáo Hội phải được hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ trong bản văn và trong mạch văn, nếu còn hồ nghi và tối nghĩa thì phải nại đến những chỗ tương tự, nếu có, đến mục đích và những hoàn cảnh của luật cũng như đến ý định của nhà lập pháp.

Điều 18

Những luật ấn định một hình phạt hay hạn chế tự do sử dụng các quyền lợi hoặc hàm chứa một điều ngoại lệ, thì phải được giải thích theo nghĩa hẹp.

Điều 19

Trong một trường hợp đã được xác định, nếu không có quy định minh nhiên của luật phổ quát hay của luật địa phương hoặc nếu không có tục lệ, thì sự việc phải được giải quyết theo những luật đã được ban hành trong những trường hợp tương tự, theo những nguyên tắc tổng quát của luật đã được áp dụng với sự hợp tình hợp lý của giáo luật, theo án lệ và cách thực hành của Giáo Triều Roma, theo ý kiến chung và kiên định của các học giả, trừ khi đó là vụ án hình sự.

Điều 20

Luật sau bãi bỏ hoặc sửa đổi luật trước, nếu luật sau minh nhiên quy định như vậy, hoặc trực tiếp ngược với luật trước, hoặc đã sắp xếp lại toàn bộ nội dung luật trước. Nhưng luật phổ quát không sửa đổi luật địa phương hay luật đặc biệt, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

Điều 21

Trong trường hợp hồ nghi, không được suy đoán là luật trước đã bị thu hồi, nhưng các luật sau phải được liên kết và phải được dung hòa với các luật trước bao nhiêu có thể.

Điều 22

Những luật dân sự được luật Giáo Hội dẫn chiếu phải được tuân giữ trong giáo luật với cùng những hiệu lực pháp lý, trong mức độ những luật đó không trái với luật Thiên Chúa, và nếu giáo luật không dự liệu cách khác.

 

Đề Mục 2: Tục Lệ

Điều 23

Một tục lệ do một cộng đoàn tín hữu du nhập có hiệu lực pháp lý khi được nhà lập pháp chuẩn nhận, chiếu theo quy tắc của các điều khoản sau đây.

Điều 24

§1. Không một tục lệ nào trái ngược với luật Thiên Chúa lại có thể có hiệu lực pháp lý.

§2. Cũng không có tục lệ nào trái ngược hoặc ngoài giáo luật có thể có hiệu lực pháp lý, trừ khi tục lệ này hợp lý; nhưng một tục lệ nào đó đã bị luật minh nhiên bác bỏ thì không còn hợp lý.

Điều 25

Không một tục lệ nào có hiệu luật pháp lý, trừ khi được tuân giữ do một cộng đoàn có khả năng ít là tiếp nhận một luật với ý định du nhập một luật.

Điều 26

Trừ khi có sự chuẩn nhận đặc biệt của nhà lập pháp có thẩm quyền, một tục lệ trái ngược với giáo luật đang có hiệu lực hoặc ngoài giáo luật, chỉ có hiệu lực pháp ý, khi được tuân giữ một cách hợp pháp và liên tục suốt ba mươi năm trọn; chỉ tục lệ nào đã có hàng trăm năm hoặc đã lâu đời mới có thể chiếm ưu thế hơn một điều luật hàm chứa một điều khoản cấm các tục lệ mới.

Điều 27

Tục lệ là cách giải thích tốt nhất của luật.

Điều 28

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 5, một tục lệ hoặc một luật trái ngược thu hồi tục lệ trái ngược hoặc ngoại luật. Nhưng nếu luật không minh nhiên nhắc tới, thì luật không thu hồi những tục lệ đã có hàng trăm năm hoặc đã lâu đời và luật phổ quát không thu hồi các tục lệ địa phương.

 

Đề Mục 3: Những Sắc Luật Và Những Huấn Thị

Điều 29

Qua những sắc luật, nhà lập pháp có thẩm quyền ban hành những quy định chung cho một cộng đoàn có khả năng tiếp nhận luật; những sắc luật thực sự là những luật và được chi phối bởi những quy định của các điều liên quan đến luật.

Điều 30

Người nào chỉ có quyền hành pháp mà thôi thì không thể ban hành sắc luật được nói đến ở điều 29, trừ khi trong những trường hợp đặc biệt, họ được nhà lập pháp có thẩm quyền minh nhiên ban cho quyền này chiếu theo luật, khi đó họ phải tuân giữ những điều kiện đã được ấn định trong văn bản ban nhượng.

Điều 31

§1. Trong giới hạn thẩm quyền của mình, những người có quyền hành pháp có thể ban hành những sắc luật chấp hành, tức là những sắc luật ấn định chính xác hơn những thể thức phải giữ khi áp dụng luật hoặc thúc bách việc tuân giữ luật.

§2. Về việc ban hành và về thời hạn để các sắc luật bắt đầu có hiệu lực được nói đến ở §1, thì phải tuân giữ những quy định của điều 8.

Điều 32

Những sắc luật chấp hành ấn định cách thức áp dụng hay thúc bách việc tuân giữ luật thì buộc những người nào phải giữ những luật ấy.

Điều 33

§1. Những sắc luật chấp hành, ngay cả khi được in trong các kim chỉ nam hay trong bất cứ một tài liệu nào khác, thì không sửa đổi luật, và những quy định nào của những sắc luật đó trái với luật thì sẽ không có hiệu lực.

§2. Những sắc luật chấp hành ấy hết hiệu lực khi nhà chức trách có thẩm quyền đã minh nhiên hay mặc nhiên thu hồi, và khi luật vì đó mà các sắc luật được ban bố để quy định việc chấp hành không còn nữa; nhưng các sắc luật không hết hiệu lực khi người ban hành đã hết quyền, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu ngược lại.

Điều 34

§1. Những huấn thị minh giải các quy định của luật, triển khai và ấn định những phương cách phải giữ khi thi hành những quy định này, thì được ban hành cho những người có nhiệm vụ lo cho luật được chấp hành và buộc họ phải giữ khi chấp hành. Trong giới hạn thẩm quyền của mình, những người nào có quyền hành pháp mới ban hành các huấn thị này cách hợp pháp.

§2. Những quy định trong các huấn thị đó không sửa đổi luật và nếu không thể dung hòa được với những quy định của luật, thì không có hiệu lực.

§3. Những huấn thị hết hiệu lực không những do sự thu hồi minh nhiên hoặc mặc nhiên của nhà chức trách có thẩm quyền ban hành huấn thị hoặc của nhà chức trách cấp trên, mà còn do dự chấm dứt của luật vì đó mà các huấn thị được ban bố để minh giải luật hoặc truyền thi hành luật.

 

Đề Mục 4: Các Hành Vi Hành Chính Riêng Biệt

Chương 1: Những Quy Tắc Chung

Điều 35

Một hành vi hành chính riêng biệt dù là một sắc lệnh, một mệnh lệnh, hay là một phúc chiếu, có thể được người có quyền hành pháp ban hành, trong giới hạn thẩm quyền của mình, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 76 §1.

Điều 36

§1 Một văn kiện hành chính phải được hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ và theo ngôn ngữ thường dùng; trong trường hợp hồ nghi, những văn kiện hành chính liên quan đến tranh tụng, ngăm đe hay tuyên kết một hình phạt, hạn chế quyền lợi của cá nhân, xâm phạm quyền thủ đắc của người khác hoặc ngược với một luật có lợi cho tư nhân, thì phải được giải thích theo nghĩa hẹp; còn những hành vi hành chính khác phải được giải thích theo nghĩa rộng.

§2. Một hành vi hành chính không được nới rộng sang những trường hợp khác ngoài các trường hợp đã được nêu ra.

Điều 37

Một hành vi hành chính liên quan đến tòa ngoài phải được ghi trong văn bản; cũng vậy, nếu hành vi hành chính được ban hành theo hình thức ủy thác; thì lệnh thi hành cũng phải được ghi lại trong văn bản.

Điều 38

Một hành vi hành chính, dù là một phúc chiếu được ban dưới hình thức Tự sắc, cũng vô hiệu nếu xâm phạm đến một quyền lợi thủ đắc hoặc ngược với một luật hay một tục lệ đã được chuẩn nhận, trừ khi nhà chức trách có thẩm quyền đã minh nhiên thêm một điều khoản sửa đổi lại.

Điều 39

Các điều kiện trong một văn kiện hành chính chỉ được xem là chi phối sự hữu hiệu khi được diễn tả bằng những liên từ: nếu, trừ khi, miễn là.

Điều 40

Người phải chấp hành một hành vi hành chính sẽ không thi hành nhiệm vụ của mình cách hữu hiệu trước khi nhận được văn thư và trước khi kiểm chứng tính xác thực và sự toàn vẹn của văn thư, trừ khi nhà chức trách đưa ra hành vi hành chính đó đã thông báo trước cho đương sự biết nội dung của văn thư.

Điều 41

Người nào phải chấp hành một hành vi hành chính mà chỉ được ủy thác nguyên việc thi hành, thì không thể từ chối thực hiện hành vi đó, trừ khi thấy rõ là hành vi ấy vô giá trị hoặc không thể chấp nhận được vì một lý do quan trọng khác, hoặc những điều kiện được đặt ra trong hành vi hành chính không thể thực hiện được; tuy nhiên, nếu việc thực hiện hành vi hành chính xem ra không thích hợp do hoàn cảnh con người hay địa phương, thì đương sự phải đình hoãn việc thi hành; trong những trường hợp này, đương sự phải thông báo ngay cho nhà chức trách đã đưa ra hành vi đó.

Điều 42

Người chấp hành một hành vi hành chính phải tiến hành chiếu theo quy tắc của sự ủy nhiệm; nhưng việc thi hành ấy sẽ vô hiệu, nếu người ấy không hoàn thành các điều kiện thiết yếu được đặt ra trong văn thư và nếu không tuân giữ những thể thức căn bản của thủ tục.

Điều 43

Tùy theo sự phán đoán thận trọng của mình, người chấp hành một hành vi hành chính có thể cử người khác thay thế mình, nếu việc thay thế đã không bị cấm hoặc nếu đương sự đã không được chọn do phẩm cách cá nhân hoặc nếu người thay thế đã không được chỉ định trước; tuy nhiên trong những trường hợp này, người thi hành vẫn được phép ủy thác cho một người khác thực hiện những việc chuẩn bị.

Điều 44

Người kế nhiệm người chấp hành hành vi hành chính cũng có thể thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp người chấp hành đã được chọn vì phẩm cách cá nhân.

Điều 45

Nếu đã phạm sai lầm nào đó trong khi thực hiện hành vi hành chính, người chấp hành vẫn được phép thực hiện lại hành vi đó.

Điều 46

Hành vi hành chính không chấm dứt khi người ban cấp hết quyền trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

Điều 47

Việc thu hồi một hành vi hành chính do một hành vi hành chính khác của nhà chức trách có thẩm quyền chỉ có hiệu lực kể từ khi việc thu hồi được thông báo cách hợp pháp cho người mà hành vi hành chính đó được ban cho.

 

Chương 2: Những Nghị Định Và Những Mệnh Lệnh

Điều 48

Nghị định là văn kiện hành chính do nhà chức trách hành pháp ban hành chiếu theo quy tắc luật định, nhằm đưa ra một quyết định hay một việc dự phòng trong một trường hợp đặc biệt; theo bản chất, việc quyết định và việc dự phòng này không giả thiết là phải có người yêu cầu.

Điều 49

Mệnh lệnh là sắc lệnh buộc cách trực tiếp và hợp pháp một cá nhân hay nhiều người nhất định phải làm hoặc bỏ một điều gì, nhất là để thúc bách họ giữ luật.

Điều 50

Trước khi ban hành một nghị định nhà chức trách phải truy tầm các thông tin và chứng cớ cần thiết, và ngần nào có thể, phải lắng những người mà quyền lợi của họ có thể bị tổn thương.

Điều 51

Sắc lệnh phải được ban hành bằng văn bản, nếu là một quyết định thì phải trình bày các lý do, ít là cách sơ lược.

Điều 52

Nghị định chỉ có hiệu lực đối với sự việc đã được ấn định và đối với những người đã được nhằm đến; nghị định ràng buộc những người này bất kỳ ở đâu, trừ khi đã rõ cách khác.

Điều 53

Nếu các sắc lệnh trái ngược nhau, thì nghị định có giá trị hơn sắc luật trong những điểm được nêu lên cách riêng; nếu cả hai sắc lệnh đều là nghị định hay sắc luật, thì sắc lệnh sau khi sửa đổi sắc lệnh trước trong những gì ngược với sắc lệnh trước.

Điều 54

§1. Khi việc áp dụng một nghị định được ủy thác cho một người thi hành, thì nghị định có hiệu lực từ khi thi hành, nếu không, thì nghị định có hiệu lực từ lúc nhà chức trách ban hành nghị định thông báo cho đương sự biết.

§2. Để có thể thúc bách việc thi hành nghị định, phải thông báo nghị định bằng văn thư hợp pháp chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 55

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 37 và 51, khi có một lý do rất nghiêm trọng ngăn trở việc trao văn bản, sắc lệnh vẫn được xem như đã được thông báo, nếu đã được đọc cho đương sự nghe trước mặt một công chứng viên hay trước mặt hai nhân chứng, sau đó phải lập biên bản và tất cả những người hiện diện phải ký tên vào đó.

Điều 56

Mộy sắc lệnh được xem như đã được thông báo, nếu đương sự đã được triệu tập cách hợp lệ để nhận hay nghe đọc sắc lệnh, nhưng đã không chịu đến hay không chịu ký tên, dù không có lý do chính đáng.

Điều 57

§1. Mỗi khi luật buộc phải ban hành sắc lệnh hay khi đương sự thỉnh cầu hoặc thượng cầu một cách hợp pháp để được một sắc lệnh, thì nhà chức trách có thẩm quyền phải phúc đáp trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được đơn thỉnh cầu hay đơn thượng cầu, trừ khi luật đã ấn định một thời hạn khác.

§2. Hết thời hạn này, nếu sắc lệnh chưa được ban hành thì việc trả lời được suy đoán là bị từ chối đối với việc trình bày trong đơn thượng cầu sau.

§3. Dù việc trả lời được suy đoán là bị từ chối, nhà chức trách có thẩm quyền vẫn phải giữ nghĩa vụ ban hành sắc lệnh và cả nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có, chiếu theo quy tắc của điều128.

Điều 58

§1. Một nghị định hết hiệu lực do sự thu hồi cách hợp pháp của nhà chức trách có thẩm quyền cũng như do sự chấm dứt của luật vì đó mà nghị định được ban để thi hành.

§2. Một lệnh lệnh không được ban hành chính thức bằng một văn bản sẽ chấm dứt do sự mãn nhiệm của người đã ban hành mệnh lệnh.

 

Chương 3: Phúc Chiếu

Điều 59

§1. Phúc chiếu là hành vi hành chính do nhà chức trách có thẩm quyền hành pháp ban hành bằng văn bản; tự bản chất, phúc chiếu ban một đặc ân, một ơn miễn chuẩn hay một ân huệ nào khác, theo sự thỉnh cầu của một người.

§2. Những quy định về phúc chiếu cũng có giá rị đối với việc ban phép hay ban ân huệ bằng miệng, trừ khi đã rõ cách khác.

Điều 60

Tất cả những ai không bị cấm cách minh nhiên đều có thể xin bất cứ phúc chiếu nào.

Điều 61

Trừ khi đã rõ cách khác, có thể xin phúc chiếu cho một người khác, ngay cả khi người đó không đồng ý, và phúc chiếu có hiệu lực cả trước khi người đó chấp thuận, miễn là vẫn giữ nguyên những điều khoản trái ngược.

Điều 62

Một phúc chiếu không chỉ định người chấp hành thì có hiệu lực kể từ lúc ban văn thư; còn những phúc chiếu khác có hiệu lực kể từ lúc được chấp hành.

Điều 63

§1. Sự ẩn khai hoặc che giấu sự thật sẽ vô hiệu hóa phúc chiếu, nếu trong đơn xin đã không trình bày điều cần phải trình bày để thành sự, chiếu theo luật, theo cách thức hành văn và theo thủ tục giáo luật, trừ khi đó là một phúc chiếu ban ân huệ được ban dưới hình thức Tự sắc.

§2. Sư mạo khai hay khai điều giả dối cũng vô hiệu hóa phúc chiếu, nếu trong số những lý do được viện dẫn không có một lý do nào là đúng sự thực.

§3. Đối với những phúc chiếu không có người thi hành, thì lý do được viện dẫn phải đúng sự thực kể từ lúc ban hành phúc chiếu; còn đối với những phúc chiếu khác, thì kể từ lúc được chấp hành.

Điều 64

§1. Miễn là vẫn giữ nguyên quyền của Tòa Ân Giải đối với tòa trong, một ân huệ đã bị một Bộ của Giáo Triều Roma khước từ, thì không có Bộ nào khác của cùng Giáo Triều hay không có một nhà chức trách có thẩm quyền nào khác dưới Đức Giáo Hoàng có thể ban cách hữu hiệu được, nếu không có sự chấp thuận của Bộ đã được cứu xét đầu tiên.

Điều 65

§1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của §§2 và 3, không ai được xin một Đấng Bản Quyền khác ban cho một ân huệ đã bị Đấng Bản Quyền của mình từ chối, trừ khi họ có đề cập đến việc từ chối ấy; nhưng cho dù việc từ chối đã được đề cập thì Đấng Bản Quyền khác không nên ban ân huệ, trừ khi được Đấng Bản Quyền trước cho biết các lý do từ chối.

§2. Ân huệ đã bị Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám mục từ chối thì không có Đại Diện nào khác của cùng Giám Mục đó có thể ban cách hữu hiệu ân huệ đó, cho dù đã biết được các lý do từ chối của vị Đại Diện trước.

§3. Ân huệ đã bị Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục từ chối, sau đó lại được Giám Mục giáo phận ban mà không đề cập đến sự từ chối này, thì vẫn vô hiệu; còn ân huệ đã bị Giám Mục giáo phận từ chối thì Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục không có quyền ban cách hữu hiệu, cho dù có đề cập đến sự từ chối ấy, nếu Giám Mục không ưng thuận.

Điều 66

Phúc chiếu không trở thành vô hiệu vì sự sai lầm về danh tính người nhận hay người ban hành phúc chiếu, hoặc về nơi cư cú hay về sự việc liên quan, miễn là theo phán đoán của Đấng Bản Quyền, không có hồ nghi gì về người hay về sự việc.

Điều 67

§1. Nếu trong cùng một vấn đề mà có hai phúc chiếu trái ngược nhau, thì phúc chiếu riêng có giá trị hơn phúc chiếu chung trong những điều có tính cách riêng biệt.

§2. Nếu cả hai đều là phúc chiếu riêng hoặc phúc chiếu chung, thì phúc chiếu trước có giá trị hơn phúc chiếu sau, trừ khi phúc chiếu sau minh nhiên đề cập đến phúc chiếu trước, hoặc người được ban phúc chiếu vì man trá hoặc quá lơ đễnh.

§3. Nếu hồ nghi không biết phúc chiếu có vô hiệu hay không, thì phải thỉnh ý người đã ban phúc chiếu.

Điều 68

Một phúc chiếu của Tòa Thánh trong đó không nói rõ người thi hành, thì chỉ phải trình với Đấng Bản Quyền của người nhận phúc chiếu, khi điều đó được quy định trong văn thư, hoặc khi có liên quan đến các việc công, hoặc khi phải kiểm chứng các điều kiện.

Điều 69

Phúc chiếu nào không quy định thời hạn phải trình, thì có thể trình với người thi hành lúc nào tùy ý, miễn là không có lừa đảo và man trá.

Điều 70

Nếu chính việc ban ân huệ trong phúc chiếu được ủy thác cho một người thi hành, thì người này ban ân huệ hoặc từ chối tùy chối tùy theo lương tâm và sự phán đoán thận trọng của mình.

Điều 71

Không ai bị buộc phải sử dụng một phúc chiếu được ban vì ích lợi cá nhân mình, trừ khi bị một nghĩa vụ giáo luật buộc sử dụng vì nguyên do nào khác.

Điều 72

Những phúc chiếu do Tòa Thánh ban đã hết hạn có thể do Giám Mục giáo phận gia hạn một lần khi có một lý do chính đáng, nhưng không quá ba tháng.

Điều 73

Không một phúc chiếu nào bị thu hồi do một luật trái ngược, trừ khi chính luật đó đã dự liệu cách khác.

Điều 74

Cho dù một người có thể sử dụng ở tòa trong một ân huệ được ban hành bằng miệng, thì người ấy vẫn phải chứng minh ân huệ đó ở tòa ngoài, mỗi khi họ được hỏi cách hợp pháp.

Điều 75

Nếu phúc chiếu bao hàm một đặc ân hay một sự miễn chuẩn, thì còn phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây.

 

Chương 4: Đặc Ân

Điều 76

§1. Đặc ân là ân huệ được ban bằng một hành vi riêng biệt vì lợi ích của một số thể nhân hay pháp nhân nào đó; nhà lập pháp cũng như nhà chức trách hành pháp đã được nhà lập pháp ủy quyền có thể ban đặc ân.

§2. Việc chấp hữu đặc ân từ trăm năm hay từ lâu đời cho phép suy đoán là đặc ân đã được ban.

Điều 77

Đặc ân phải được giải thích chiếu theo quy tắc của điều 36 §1; nhưng phải luôn giải thích thế nào để những người hưởng đặc ân thực sự lãnh nhận được một ân huệ nào đó.

Điều 78

§1. Đặc ân được suy đoán là vĩnh viễn, trừ khi có chứng cớ ngược lại.

§2. Đặc ân tòng nhân, tức là đặc ân gắn liền với con người, chấm dứt khi người ấy chết.

§3. Đặc ân tòng sở chấm dứt khi sự vật hay nơi chốn bị hủy hoại hoàn toàn; nhưng đặc ân tòng sở được tái sinh nều nơi ấy được phục hồi trong vòng năm mươi năm.

Điều 79

Đặc ân chấm dứt do sự thu hồi của nhà chức trách có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của điều 47, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 81.

Điều 80

§1. Không một đặc ân nào chấm dứt cho việc từ chối, trừ khi nhà chức trách có thẩm quyền chấp nhận sự từ chối ấy.

§2. Bất cứ thể nhân nào cũng có thể từ chối môt đặc ân được ban vì lợi ích cá nhân mình.

§3. Các cá nhân không thể từ chối một đặc ân được ban cho pháp nhân, hoặc được ban vì phẩm cách của một nơi chốn hay của một sự vật, và chính pháp nhân cũng không thể từ chối một đặc ân đã được ban cho mình, nếu sự từ chối đó gây thiệt hại cho Giáo Hội hay cho những người khác.

Điều 81

Đặc ân không chấm dứt khi người ban cấp hết quyền, trừ trường hợp đặc ân được ban với điều khoản “theo sở thích của chúng tôi” hay với một điều khoản khác tương đương.

Điều 82

Đặc ân nào không tạo gánh nặng cho kẻ khác thì sẽ không chấm dứt khi không được sử dụng hay khi được sử dụng ngược lại; còn đặc ân nào tạo gánh nặng cho kẻ khác thì sẽ chấm dứt, nếu thời hiệu hợp pháp xảy đến.

Điều 83

§1. Đặc ân chấm dứt do mãn hạn hay do hết số trường hợp đã dành để ban đặc ân, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 142 §2.

§2. Đặc ân chấm dứt nếu, theo sự phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền, những hoàn cảnh đã thay đổi với thời gian, đến nỗi đặc ân trở thành nguy hại, hoặc việc sử dụng đặc ân trở thành bất hợp pháp.

Điều 84

Người nào lạm dụng quyền hành do đặc ân ban cho thì đáng bị tước bỏ đặc ân ấy; vì thế, sau khi đã cảnh cáo người hưởng đặc ân mà không có hiệu quả, Đấng Bản Quyền phải tước bỏ những đặc ân do chính mình ban bị lạm dụng cách nghiêm trọng; và nếu đặc ân do Tông Tòa ban, thì Đấng Bản Quyền phải thông báo cho Tông Tòa biết.

 

Chương 5: Miễn Chuẩn

Điều 85

Miễn chuẩn, hay là sự nới lỏng một luật thuần túy Giáo Hội trong một trường hợp đặc biệt, có thể được ban do những người có quyền hành pháp, trong giới hạn thẩm quyền của mình, cũng như do những người minh nhiên hay mặc nhiên có quyền miễn chuẩn, hoặc do chính luật, hoặc do một sự ủy quyền hợp pháp.

Điều 86

Không thể miễn chuẩn những luật ấn định những yếu tố thiết yếu làm nên các định chế hay các hành vi pháp lý.

Điều 87

§1 Mỗi khi xét thấy có lợi ích thiêng liêng cho tín hữu, Giám Mục giáo phận có quyền miễn chuẩn cho họ khỏi phải giữ những luật có tính cách kỷ luật, dù là luật phổ quát hay là luật địa phương, do quyền bính tối cao của Giáo Hội đã ban hành cho lãnh thổ hay cho các người thuộc quyền mình, nhưng không được miễn chuẩn những luật hình sự hoặc tố tụng, cũng như những luật mà việc miễn chuẩn được đặc biệt dành riêng cho Tông Tòa hay cho một nhà chức trách khác.

§2. Nếu khó thượng cầu lên Tòa Thánh và đồng thời có nguy cơ thiệt hại nặng do việc trì hoãn, thì bất cứ Đấng Bản Quyền nào cũng có quyền miễn chuẩn những luật đó, ngay cả khi sự miễn chuẩn được dành cho Tòa Thánh, miễn là sự miễn chuẩn đó được Tòa Thánh quen ban trong những hoàn cảnh như vậy và vẫn giữ nguyên những quy định của điều 291.

Điều 88

Đấng Bản Quyền địa phương có quyền miễn chuẩn những luật giáo phận, và mỗi khi xét thấy có ích cho tín hữu, thì có quyền miễn chuẩn những luật do công đồng giáo miền hay công đồng giáo tỉnh hoặc do Hội đồng Giám Mục ban hành.

Điều 89

Cha sở và những linh mục khác hoặc những phó tế không thể miễn chuẩn môt luật phổ quát hay một luật địa phương, trừ khi quyền đó được minh nhiên ban cho các vị.

Điều 90

§1. Không được miễn chuẩn một luật Giáo Hội khi không có một lý do chính đáng và hợp lý, sau khi đã cân nhắc các hoàn cảnh của trường hợp và tầm quan trọng của chính luật miễn chuẩn; nếu không, sự miễn chuẩn là bất hợp pháp và, nếu sự miễn chuẩn đó không được chính nhà lập pháp hay cấp trên của người này ban cho, thì còn vô hiệu nữa.

§2. Việc miễn chuẩn vẫn được ban cách hữu hiệu và hợp pháp trong trường hợp hồ nghi có đủ lý do hay không.

Điều 91

Người nào có quyền miễn chuẩn, thì có thể thi hành quyền đó ngay cả khi ở ngoài địa hạt của mình, đối với các người thuộc quyền mình, cho dù họ không ở địa hạt, và đối với những lữ khách hiện đang ở trong địa hạt, nếu không minh nhiên ấn định ngược lại, cũng như đối với chính bản thân nữa.

Điều 92

Không những sự miễn chuẩn phải được giải thích theo nghĩa hẹp chiếu theo quy tắc của điều 36 §1, mà cả quyền miễn chuẩn được ban trong một trường hợp nhất định.

Điều 93

Sự miễn chuẩn với việc áp dụng kéo dài sẽ chấm dứt theo cách thức tương tự như những đặc ân, cũng như do sự chấm dứt chắc chắn và hoàn toàn của lý do xin miễn chuẩn.

 

Đề Mục 5: Các Quy Chế Và Nội Quy

Điều 94

§1. Theo nghĩa đen, những quy chế là những quy định được thiết lập chiếu theo luật cho những tập hợp nhân sự hoặc sự vật, nhằm ấn định mục đích, cơ cấu, việc điều hành và những thể thức hành động.

§2. Những quy chế của một tập hợp nhân sự chỉ buộc những người là thành viên hợp pháp của tập hợp đó; còn quy chế của một tập hợp sự vật thì buộc những người điều hành nó.

§3. Những quy định của quy chế do quyền lập pháp thiết lập và công bố thì được chi phối bởi những quy định của các điều liên quan về luật.

 

Đề Mục 6: Các Thể Nhân Và Pháp Nhân

Chương 1: Tình Trạng Giáo Luật Của Các Thể Nhân

Điều 96

Nhờ bí tích Rửa Tội, con người được sáp nhập vào Giáo Hội Chúa Kitô và trở thành một thể nhân trong Giáo Hội, với những nghĩa vụ và quyền lợi riêng của người Kitô hữu, tùy theo hoàn cảnh của họ, trong mức độ họ hiệp thông với Giáo Hội, và miễn là họ không bị ngăn trở bởi một hình phạt đã được tuyên bố cách hợp pháp.

Điều 97

§1. Một người đã được mười tám tuổi trọn là thành niên; dưới tuổi đó là vị thành niên.

§2 Người vị thành niên trước khi được bảy tuổi trọn được gọi là nhi đồng và được xem như không làm chủ bản thân, một khi được bảy tuổi trọn, thì được suy đoán là biết sử dụng trí khôn.

Điều 98

§1. Người thành niên có toàn quyền sử dụng các quyền của mình.

§2. Người vị thành niên khi sử dụng các quyền của mình phải tùy thuộc uy quyền của cha mẹ hay của người giám hộ, trừ những quyền mà luật Thiên Chúa hay giáo luật đã miễn cho họ khỏi uy quyền của các vị ấy; về việc chỉ định người giám hộ và quyền giám hộ, thì phải giữ những quy định của luật dân sự, trừ khi giáo luật dự liệu cách khác, hoặc nếu Giám Mục giáo phận, trong một số trường hợp nhất định và vì một lý do chính đáng, xét thấy cần phải chỉ định một người giám hộ khác.

Điều 99

Người nào thường xuyên không sử dụng đầy đủ trí khôn, thì được coi như là không làm chủ bản thân và được đồng hóa với nhi đồng.

Điều 100

Một người được gọi là người thường trú, khi họ ở tại nơi mà họ có cư sở; được gọi là người tạm trú, khi họ ở tại nơi mà họ có bán cư sở; được gọi là ngoại cư, nếu họ ở ngoài cư cở hoặc bán cư sở mà họ vẫn còn giữ; được gọi là người không có cư sở, nếu họ không có cư sở hay bán cư sở ở bất cứ nơi nào.

Điều 101

§1 Nguyên quán của người con, kể cả của người tân tòng, là nơi mà, khi người con sinh ra, cha mẹ có cư sở hay bán cư sở, nếu không có cư sở, và nếu cha mẹ không có chung một cư sở hay bán cư sở, thì nguyên quán của người con là cư sở hay bán cư sở của người mẹ.

§2 Nếu là con của người không có cư sở, thì nguyên quán là chính nơi người con được sinh ra; nếu là con bị bỏ rơi, thì nguyên quán là nơi người con đã được tìm thấy.

Điều 102

§1. Cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một giáo phận, với ý định sẽ ở đó vĩnh viễn, nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã được kéo dài năm năm trọn.

§2. Bán cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một giáo phận, với ý định sẽ ở đó ít là ba tháng nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã thật sự được kéo dài suốt ba tháng.

§3. Cư sở hay bán cư sở trong địa hạt của một giáo xứ được gọi là cư sở hay bán cư sở thuộc giáo xứ, trong địa hạt của môt giáo phận, dẫu không ở trong giáo xứ, trong địa hạt của một giáo phận, dấu không ở trong giáo xứ, thì được gọi là cư sở hay bán cư sở thuộc giáo phận.

Điều 103

Những thành viên các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ thủ đắc cư sở tại nơi tọa lạc của nhà mà họ trực thuộc; họ thủ đắc bán cư sở tại nhà họ đang ở, chiếu theo quy tắc của điều 102 §1.

Điều 104

Vợ chồng có chung một cư sở hoặc bán cư sở; vì lý do ly thân hợp pháp hay vì một lý do chính đáng khác, mỗi người có thể có cư sở hoặc bán cư sở riêng.

Điều 105

§1. Người vị thành niên nhất thiết phải giữ cư sở hoặc bán cư sở của người họ thuộc quyền. Quá tuổi nhi đồng, người vị thành niên cũng có thể thủ đắc bán cư sở riêng; và nếu đã được thoát quyền cách hợp pháp chiếu theo luật dân sự, thì người vị thành niên cũng có thể có cư sở riêng.

§2. Người nào được trao cho người khác giám hộ hay quản tài cách hợp pháp vì một lý do nào khác ngoài lý do vị thành niên, thì lấy cư sở hay bán cư sở của người giám hộ hay người quản tài.

Điều 106

Cư sở và bán cư sở bị mất do việc rời khỏi nơi ấy với ý định không trở về lại, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 105.

Điều 107

§1. Do cư sở cũng như bán cư sở, mỗi người có cha sở và Đấng Bản Quyền của mình.

§2. Cha sở hay Đấng Bản Quyền riêng của người không có cư sở là cha sở hay Đấng Bản Quyền nơi người ấy hiện đang cư ngụ.

§3. Người nào chỉ có một cư sở hay một bán cư sở thuộc giáo phận thì cha sở riêng là cha sở nơi mà họ đang cư ngụ.

Điều 108

§1. Huyết tộc được tính theo hàng và bậc.

§2. Trong hàng dọc, có bao nhiêu đời thì có bấy nhiêu bậc, nghĩa là có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu bậc, không tính gốc tổ chung.

§3. Trong hàng ngang, có bao nhiêu người tính chung cả hai hàng thì có bấy nhiêu bậc, không tính gốc tổ chung.

Điều 109

§1. Họ kết bạn phát sinh do hôn nhân thành sự, cho dù bất hoàn hợp, và tồn tại giữa người chồng với huyết tộc của người vợ, cũng như giữa người vợ với huyết tộc của người chồng.

§2. Họ kết bạn được tính như thế này: huyết tộc của người chồng có họ kết bạn với người vợ ở cùng hàng và cùng bậc, và ngược lại.

Điều 110

Những đứa con được nhận làm dưỡng tử chiếu theo luật dân sự thì được coi như con ruột của một người hay của những người đã nhận nuôi chúng.

Điều 111

§1. Do việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội, con cái được ghi danh vào Giáo Hội Latinh, nếu cha mẹ thuộc về Giáo Hội đó, cũng vậy, nếu một trong hai không thuộc Giáo Hội Latinh; nhưng cả hai đều đồng ý để con cái rửa tội trong Giáo Hội Latinh; trong trường hợp bất đồng ý kiến, con cái được ghi danh vào Giáo Hội lễ điển của người cha.

§2. Sau khi đã được mười bốn tuổi trọn, người xin rửa tội có thể tự do chọn được rửa tội trong Giáo Hội Latinh hoặc trong Giáo Hội nghi lễ tự lập khác; trong trường hợp ấy, họ thuộc về Giáo Hội họ đã chọn.

Điều 112

§1 sau khi nhận bí tích Rửa Tội, những người sau đây được ghi danh vào Giáo Hội nghi lễ tự lập khác:

10 người đã được Tông tòa ban phép;

20 người phối ngẫu, khi kết hôn hay trong đời sống hôn nhân, đã tuyên bố chuyển sang Giáo Hội nghi lễ tự lập của người phối ngẫu kia; nhưng một khi hôn nhân đã đoạn tiêu, người ấy có thể tự do trở lại Giáo Hội Latinh;

30 con cái của những người nói đến ở 10 và 20 chưa đủ mười bốn tuổi trọn, cũng như trong một đôi hôn nhân hỗn hợp, con cái của ở bên Công giáo đã chuyển qua Giáo Hội nghi lễ khác cách hợp pháp; nhưng khi qua tuổi trên rồi, chúng có thể trở lại Giáo Hội Latinh.

§2. Thói quen lãnh nhận các bí tích theo nghi thức của một Giáo Hội theo nghi lễ tự lập, mặc dầu đã có từ lâu, không đòi hỏi việc ghi danh vào Giáo Hội ấy.

 

Chương 2: Các Pháp Nhân

Điều 113

§1. Giáo Hội Công Giáo và Tông Tòa đều có tư cách pháp nhân, do ý định của Thiên Chúa.

§2. Ngoài các thể nhân, trong Giáo Hội cũng còn có những pháp nhân, nghĩa là, đối với giáo luật, những chủ thể của những nghĩa vụ và quyền lợi tương xứng với bản chất riêng của họ.

Điều 114

§1. Những tập hợp nhân sự hoặc sự vật, nhằm một một mục đích phù hợp với sứ mạng của Giáo Hội và vượt trên mục đích của các cá nhân, được thiết lập thành các pháp nhân, do chính quy định của luật hoặc do nhà chức trách có thẩm quyền ban cách đặc biệt qua sắc lệnh.

§2. Những mục đích được nói đến ở §1 được hiểu là những việc liên quan đến hoạt động đạo đức, tông đồ hay bác ái, hoặc thiêng liêng hoặc thế tục.

§3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội chỉ nên ban tư cách pháp nhân cho những tập hợp nhân sự hoặc sự vật đeo đuổi môt mục đích thật sự hữu ích, và có đủ các phương tiện để đạt được mục đích đó, sau khi cân nhắc mọi mặt.

Điều 115

§1. Các pháp nhân trong Giáo Hội là những tập hợp nhân sự hoặc là những tập hợp sự vật.

§2. Một tập hợp nhân sự có thể được thiết lập khi có ít nhất là ba người; tập hợp đó có tính cách hiệp đoàn, nếu các thành viên ấn định hoạt động của tập hợp bằng cách đồng tham gia vào việc quyết định chung, dù đồng quyền hay không, chiếu theo quy tắc của luật và của các quy chế; nếu không, thì tập đó không có tính cách hiệp đoàn.

§3. Tập hợp sự vật hay quỹ tự trị, gồm những tài sản hay sự vật, hoặc tinh thần hoặc vật chất, chiếu theo quy tắc của luật và của các quy chế, được một hoặc nhiều thể nhân hoặc một hiệp đoàn quản trị.

Điều 116

§1. Các pháp nhân công là những tập hợp nhân sự hoặc sự vật được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội thiết lập, để trong những giới hạn đã được ấn định, họ nhân danh Giáo Hội chu toàn nhiệm vụ riêng đã được trao cho vì lợi ích chung, chiếu theo những quy định của luật; những pháp nhân khác là những pháp nhân tư.

§2. Các pháp nhân công có tư cách pháp nhân, hoặc do chính luật hoặc do một sắc lệnh đặc biệt của nhà chức trách có thẩm quyền ban cách minh nhiên; các pháp nhân tư chỉ có được tư cách này do sắc lệnh đặc biệt của nhà chức trách có thẩm quyền ban tư cách này cách minh nhiên.

Điều 117

Không một tập hợp nhân sự hay sự vật nào muốn có tư cách pháp nhân mà có thể có được tư cách ấy, trừ khi quy chế của tập hợp đã được nhà chức trách có thẩm quyền phê chuẩn.

Điều 118

Những người đại diện pháp nhân công và hành động nhân danh pháp nhân ấy, là những người được luật phổ quát hay luật địa phương hoặc quy chế riêng công nhận họ có thẩm quyền này; những người đại diện pháp nhân tư là những người được quy chế trao cho thẩm quyền này.

Điều 119

Đối với các hành vi hiệp đoàn, trừ khi luật hay quy chế đã tự liệu cách khác, thì:

10 nếu là việc bầu cử, điều gì được đa số tuyệt đối những người hiện diện đồng ý, thì điều ấy có giá trị pháp luật, miễn là đa số những người phải được triệu tập đã hiện diện; sau hai lần bỏ phiếu vô hiệu, phải dồn phiếu cho hai ứng viên đã được nhiều phiếu nhất, hoặc nếu có nhiều ứng viên như vậy, thì phải dồn phiếu cho hai ứng viên nhiều tuổi hơn; sau lần bỏ phiếu thứ ba, nếu các ứng viên có số phiếu ngang nhau, thì ứng viên cao niên nhất sẽ đắc cử;

20 nếu là các vấn đề khác, điều gì được đa số tuyệt đối những người hiện diện đồng ý, thì điều ấy có giá trị pháp luật, miễn là đa số những người phải được triệu tập đã hiện diện; nếu sau hai lần bỏ phiếu mà số phiếu ngang nhau, thì vị chủ tọa có thể dùng phiếu của mình để tiêu hủy sự ngang phiếu đó;

30 nếu vấn đề liên quan đến tất cả mọi người cũng như từng người, thì phải được mọi người chấp thuận.

Điều 120

§1. Pháp nhân tự bản chất là vĩnh viễn; tuy nhiên, pháp nhân cũng chấm dứt, nếu bị nhà chức trách có thẩm quyền chính thức bãi bỏ, hoặc đã ngưng hoạt động từ một trăm năm; pháp nhân tư cũng chấm dứt, nêu chính hiệp hội bị giải thể chiếu theo quy chế, hoặc nếu theo sự phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền, chính quỹ cũng không còn nữa, chiếu theo quy chế.

§2. Nếu số thành viên của pháp nhân có tính cách hiệp đoàn chỉ còn một người, và nếu tập hợp nhân sự chiếu theo quy chế vẫn không chấm dứt, thì việc sử dụng mọi quyền của tập hợp thuộc về thành viên ấy.

Điều 121

Nếu nhiều tập hợp nhân sự hoặc sự vật là pháp nhân công sáp nhập lại thành một tập hợp cũng có tư cách pháp nhân, thì pháp nhân mới này sẽ được thừa hưởng những của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp riêng của các pháp nhân trước; cũng như đảm nhận những nghĩa vụ mà các pháp nhân trước đã gánh chịu; nhưng phải tôn trọng ý muốn của những người sáng lập và những người dâng cúng, cũng như những quyền lợi thủ đắc, nhất là trong việc sử dụng của cải và chu toàn các nghĩa vụ.

Điều 122

Nếu một tập hợp có tư cách pháp nhân công được phân chia thế nào để sáp nhập một phần của tập hợp ấy vào một pháp nhân khác, hoặc để thành lập một pháp nhân công biệt lập từ phần được phân chia ra, thì nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội có quyền phân chia, nhưng trước hết phải tôn trọng cả ý muốn của những người sáng lập hay dâng cúng, cả những quyền lợi thủ đắc, cũng như những quy chế đã được chuẩn nhận, đồng thời phải đích thân hay nhờ người thi hành lo liệu:

10 để phân chia những của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp chung có thể phân chia được, cũng như những món nợ và những nghĩa vụ khác, giữa các pháp nhân liên hệ, theo một tỷ lệ hợp tình hợp lý, sau khi đã xét mọi hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi bên;

20 để mỗi pháp nhân có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi của những tài sản chung không thể phân chia được, cũng như có trách nhiệm gánh chịu những nghĩa vụ gắn liền với những tài sản đó, cũng theo một tỷ lệ hợp tình hợp lý sẽ được ấn định.

Điều 123

Khi một pháp nhân công chấp dứt, việc sử dụng của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp, cũng như những nghĩa vụ của pháp nhân đó, phải được điều hành theo luật và các quy chế, nếu luật và các quy chế không nói gì thì những của cải, quyền lợi và nghĩa vụ ấy thuộc về pháp nhân trực tiếp cao hơn, nhưng luôn luôn phải tôn trọng ý muốn của những người sáng lập hay dâng cúng cũng như những quyền lợi thủ đắc; khi pháp nhân tư chấm dứt, việc sử dụng những của cải và nghĩa vụ phải được điều hành theo quy chế riêng.

 

Đề Mục 7: Các Hành Vi Pháp Lý

Điều 124

§1. Để được hữu hiệu, một hành vi pháp lý phải do một người có khả năng hành động thực hiện và phải hội đủ những yếu tố cấu thành bản chất của hành vi ấy, cũng như phải giữ những thể thức và những điều kiện mà luật đòi hỏi để hành vi được hữu hiệu.

§2. Một hành vi pháp lý được thực hiện hợp lệ xét theo các yếu tố bên ngoài, thì được suy đoán là hữu hiệu.

Điều 125

§1. Một hành vi do một người thực hiện vì bạo lực bên ngoài mà không thể chống lại được, thì kể như không có.

§2. Một hành vi được thực hiện do sợ hãi nghiêm trọng được gây ra cách bất công, hoặc do man trá, thì vẫn hữu hiệu, trừ khi luật đã dữ liệu cách khác; tuy nhiên, hành vi ấy có thể bị hủy bỏ do bản án của thẩm phán, hoặc theo sự thỉnh cầu của đương sự bị thiệt hại, hay của những người thừa kế người ấy chiếu theo luật, hoặc chiếu theo chức vụ.

Điều 126

Một hành vi được thực hiện do không biết hoặc do lầm lẫn về yếu tố cấu thành bản chất của hành vi, hoặc về điều kiện tất yếu, thì vô giá trị; ngoài các trường hợp ấy, hành vi vẫn có giá trị, trừ khi luật đã dự liệu cách khác; tuy nhiên, hành vi được thực hiện do không biết hoặc do lầm lẫn có thể sinh ra tố quyền bãi tiêu chiến theo quy tắc của luật.

Điều 127

Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một hiệp đoàn hoặc của một nhóm người, thì hiệp đoàn hay nhóm người đó phải được triệu tập chiếu theo quy tắc của điều 166, trừ khi luật địa phương hay luật riêng đã dự liệu cách khác trong trường hợp chỉ cần hỏi ý kiến; nhưng để các hành vi được hữu hiệu, Bề Trên cần phải có sự đồng ý của đa số tuyệt đối những người hiện diện hoặc phải hỏi ý kiến mọi người.

§2. Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một số người, xét như từng cá nhân.

10 nếu luật đòi hỏi có sự ưng thuận, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không có sự ưng thuận của họ, hoặc hành động trái ý họ hay trái ý một người nào trong họ;

20 nếu luật đòi phải hỏi ý kiến, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không bàn hỏi với họ; mặc dầu không buộc theo ý kiến của họ, ngay cả khi họ nhất trí, nhưng nếu không có lý do nào mạnh hơn theo thẩm định của mình, thì Bề Trên không nên làm trái ý kiến của họ, nhất là khi họ nhất trí.

§3. Tất những người mà luật đòi phải có sự ưng thuận hay phải cho ý kiến đều có nghĩa vụ bày tỏ ý kiến của họ một cách thành thật, và nếu tầm quan trọng của sự việc đòi hỏi, họ phải cẩn thận giữ bí mật, là nghĩa vụ mà Bề Trên có thể đòi hỏi họ.

Điều 128

Bất cứ ai gây ra một thiệt hại cho người khác cách bất hợp pháp bằng một hành vi pháp lý hay bằng một hành vi nào khác được thực hiện với sự man trá hay lầm lẫn, thì buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.

 

Đề Mục 8: Quyền Lãnh Đạo

Điều 129

§1. Những người có năng cách giữ quyền lãnh đạo trong Giáo Hội, là quyền do thiên định và cũng được gọi là quyền tài phán, chiếu theo quy tắc luật định, là những người đã lãnh nhận chức thánh.

§2. Các Giáo dân có thể cộng tác vào việc hành sử quyền này, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 130

Quyền lãnh đạo tự nó được hành sử ở tòa ngoài, nhưng đôi khi chỉ được hành sử ở tòa trong mà thôi, do đó những hiệu quả mà việc hành sử quyền ấy phát sinh ở tòa ngoài thì không được tòa này công nhận, trừ khi luật ấn định điều đó trong những trường hợp đã được xác định.

Điều 131

§1. Quyền lãnh đạo được gọi là thường quyền khi nó được gắn liền với một giáo vụ do chính luật; được gọi là quyền thừa ủy, khi nó được ban cho một người không qua trung gian của một giáo vụ.

§2. Thường quyền có thể hoặc là quyền riêng hoặc là quyền thay thế.

§3. Người nào quả quyết mình có quyền thừa ủy, thì buộc phải chứng minh việc ủy quyền ấy.

Điều 132

§1. Các năng quyền thường xuyên được chi phối do những quy định về quyền thừa ủy.

§2. Tuy nhiên, một năng quyền thường xuyên được ban cho một Đấng Bản Quyền sẽ không chấm dứt khi vị ấy hết quyền, ngay cả khi vị ấy đã bắt đầu hành sử quyền đó, nhưng năng quyền ấy chuyển sang bất cứ Đấng Bản Quyền nào kế vị trong chức vụ lãnh đạo, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác trong chính hành vi ban năng quyền, hoặc nếu bản thân được chọn vì phẩm cách cá nhân.

Điều 133

§1. Người được ủy quyền sẽ hành động vô hiệu, nếu vượt quá giới hạn được ủy nhiệm có liên quan đến các sự vật hoặc đến các nhân sự.

§2. Người được ủy quyền vẫn làm trọn những gì đã được ủy nhiệm dù theo một phương thức khác không được xác định trong ủy nhiệm thư, thì không vượt quá giới hạn được ủy nhịêm của mình, trừ khi chính người ủy nhiệm đã quy định phương thức phải làm để thành sự.

Điều 134

§1. Trong luật, Đấng Bản Quyền ám chỉ, ngoài Đức Giáo Hoàng ra, Giám Mục giáo phận và các vị lãnh đạo môt Giáo Hội địa phương hay một cộng đoàn tương đương với Giáo Hội địa phương, dầu chỉ là tạm thời, chiếu theo quy tắc của điều 368, cũng như những vị có quyền hành pháp tổng quát thông thường trong các nơi ấy, tức là các vị Tổng Đại Diện, các vị Đại Diện Giám Mục; lại nữa, các Bề Trên cấp cao của các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng và các tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, là những vị nắm giữ ít là quyền hành pháp thông thường đối với các thành viên của mình.

§2. Đấng Bản Quyền địa phương ám chỉ tất cả những vị được liệt kê ở §1, trừ các vị Bề Trên của các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ.

§3. Những gì các điều luật gán đích danh cho Giám mục giáo phận trong phạm vi quyền hành pháp thì được coi là chỉ thuộc thẩm quyền Giám Mục giáo phận và các vị tương đương với Giám Mục theo điều 381 §2; chứ không thuộc thẩm quyền vị Tổng Đại Diện là vị Đại Diện Giám Mục, trừ khi các vị này có ủy nhiệm thư đặc biệt.

Điều 135

§1. Quyền lãnh đạo được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

§2. Quyền lập pháp phải được hành sử theo thể thức do luật quy định, và quyền lập pháp do một nhà lập pháp dưới quyền bính tối cao nắm giữ thì không thể được ủy quyền cách thành sự, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác; nhà lập pháp cấp dưới không thể ban hành cách thành sự một luật trái ngược với luật cấp trên đã ban.

§3. Quyền tư pháp của các thẩm phán hay của các thẩm phán đoàn phải được hành sử theo thể thức do luật quy định, và không thể được ủy quyền, trừ khi để hoàn thành các hành vi chuẩn bị cho một sắc lệnh hoặc một bản án.

§4. Còn việc hành sử quyền hành pháp, phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây.

Điều 136

Người có quyền hành pháp, ngay khi ở ngoài địa hạt của mình, vẫn có thể hành sử quyền ấy đối với các người thuộc quyền, cả khi họ vắng mặt khỏi địa hạt, trừ khi thấy rõ cách khác do bản chất sự việc hoặc do quy định của luật; người này cũng có thể thi hành quyền ấy đối với những lữ khách hiện đang cư ngụ trong địa hạt của mình, nếu liên quan đến việc ban ân huệ hoặc thi hành những luật phổ quát hoặc luật địa phương mà họ buộc phải giữ chiếu theo quy tắc của điều 13 §2, 20

Điều 137

§1. Quyền hành pháp thông thường có thể được thừa ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc đối với một tập hợp các trường hợp, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

§2 Quyền hành pháp được Tông Tòa thừa ủy có thể được chuyển ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc đối với một tập hợp các trường hợp, trừ khi đuơng sự được chọn vì các phẩm cách cá nhân, hoặc việc chuyển ủy đã minh nhiên bị cấm.

§3. Quyền hành pháp được thừa ủy do một quyền bính khác có thường quyền, nếu đã được thừa ủy đối với một tập hợp các trường hợp, thì chỉ có thể được chuyển ủy đối với từng trường hợp một; còn nếu quyền hành pháp đã được thừa ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc cho nhiều hành vi nhất định, thì không thể được chuyển ủy, trừ khi vị ủy quyền minh nhiên ban phép.

§4. Không một quyền nào đã được chuyển ủy, lại có thể được chuyển ủy lần nữa, trừ khi vị ủy quyền minh nhiên cho phép.

Điều 138

Quyền hành pháp thông thường và quyền thừa ủy đối với một tập hợp các trường hợp phải được giải thích theo nghĩa rộng, còn những quyền khác phải được giải thích theo nghĩa hẹp; tuy nhiên người nào được thừa ủy một quyền nào đó thì cũng được hiểu là họ đã được ban những năng quyền cần thiết để hành sử quyền ấy.

Điều 139

§1. Trừ khi luật đã ấn định cách khác, việc một người nại đến một nhà chức trách có thẩm quyền nào đó, dù là nhà chức trách cấp trên, không đình chỉ quyền hành pháp thông thường hoặc thừa ủy của một nhà chức trách có thẩm quyền.

§2. Tuy nhiên, một nhà chức trách cấp dưới không nên xen vào công đã được trình lên một nhà chức trách cấp trên, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và khẩn cấp; trong trường hợp này, nhà chức trách cấp dưới phải tức khắc báo cho nhà chức trách cấp trên biết.

Điều 140

§1. Khi nhiều người đã được thùa ủy theo cách liên đới để làm cùng một công việc, người nào đã được khởi sự làm trước, thì sẽ loại trừ những người khác khỏi công việc đó, trừ khi sau đó người ấy bị cản trở hoặc không muốn tiếp tục làm nữa.

§2. Khi nhiều người đã được thừa ủy theo cách hiệp đoàn để làm một công việc, thì mọi người đều phải làm chiếu theo quy tắc của điều 119, trừ khi ủy nhiệm thư đã dự liệu cách khác.

§3. Một quyền hành pháp đựợc thừa ủy cho nhiều người, thì được suy đoán là đã được thừa ủy cho họ cách liên đới.

Điều 141

Khi có nhiều người được thừa ủy kế tiếp nhau, người phải giải quyết công việc là người nhận được ủy nhiệm thư trước hết và ủy nhiệm thư đó chưa bị thu hồi.

Điều 142

§1. Quyền thừa ủy chấm dứt khi đã hoàn tất việc ủy nhiệm, khi thời hạn đã mãn hay khi đã hết số trường hợp đã được thừa ủy; khi mục đích của việc thừa ủy không còn nữa; khi người thừa ủy trực tiếp thông báo cho người được thừa ủy biết lệnh thu hồi, cũng như khi người được thừa ủy thông báo cho người thừa ủy biết là mình từ chối sự ủy nhiệm và sự từ chối này đã được người thừa ủy chấp nhận; nhưng việc thừa ủy không chấm dứt, khi người thừa ủy hết quyền, trừ khi thấy rõ điều đó trong những điều khoảng đính kèm.

§2. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào một quyền thừa ủy chỉ được thi hành ở tòa trong mà thôi, người được thừa ủy hoàn thành một hành vi vì vô ý, khi thời hạn ủy nhiệm đã mãn, thì hành vi đó vẫn thành sự.

Điều 143

§1. Thường quyền chấm dứt khi giáo vụ gắn liền với quyền ấy bị mất.

§2. Trừ khi luật dự liệu cách khác, thường quyền bị đình chỉ, nếu có kháng cáo hay thượng cầu hợp pháp chống lại việc bãi nhiệm hay giải nhiệm.

Điều 144

§1. Khi có lầm lẫn chung hoặc về sự kiện hoặc về luật, cũng như khi có hồ nghi tích cực và hợp lý hoặc về luật hoặc về sự kiện, thì Giáo Hội bổ khuyết quyền hành pháp lãnh đạo ở cả tòa trong lẫn tòa ngoài.

§2. Quy tắc này cũng được áp dụng cho những năng quyền được nói đến ở những điều 882, 883, 966. và 1111 §1.

 

Đề Mục 9: Giáo Vụ

Điều 145

§1. Giáo vụ là bất cứ nhiệm vụ nào đã được thiết lập một cách bền vững hoặc do ý định của Thiên Chúa hay của Giáo Hội để được thi hành nhằm mục đích thiêng liêng.

§2. Những nghĩa vụ và những quyền lợi riêng của từng giáo vụ được ấn định hoặc chính luật thiết lập giáo vụ hoặc do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền vừa thiết lập vừa trao ban giáo vụ ấy.

 

Chương 1: Bổ Nhiệm Vào Giáo Vụ

Điều 146

Giáo vụ không thể được thủ đắc cách thành sự nếu không có sự bổ nhiệm theo giáo luật.

Điều 147

Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ được thực hiện do sự tự ý trao ban của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, do sự cắt đặt của nhà chức trách đó sau khi được giới thiệu, do sự chuẩn y của nhà chức trách đó sau khi bầu cử hoặc do sự chấp nhận của nhà chức trách đó sau khi thỉnh cử, và sau hết, do việc bầu cử đơn thường và do sự chấp nhận của người đắc cử, nếu việc bầu cử không cần được chuẩn y.

Điều 148

Việc bổ nhiệm vào giáo vụ thuộc thẩm quyền nhà chức trách nào thiết lập, canh tân và bãi bỏ giáo vụ, trừ khi luật đã ấn định cách khác.

Điều 149

§1. Để có thể đề cử vào một giáo vụ, đương sự phải thông hiệp với Giáo Hội và có khả năng xứng hợp, nghĩa là hội đủ những đức tính mà luật phổ quát hay luật địa phương hoặc luật thành lập đòi phải có đối với giáo vụ ấy.

§2. Việc bổ nhiệm một người thiếu những đức tính cần thiết vào một giáo vụ chỉ vô hiệu khi luật phổ quát hay luật địa phương hoặc luật thành lập minh nhiên đòi phải có để việc bổ nhiệm được hữu hiệu, bằng không, việc bổ nhiệm vẫn thành sự, nhưng có thể bị hủy bỏ do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền hoặc do bản án của tòa án hành chính.

§3. Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ do mại thánh, đương nhiên là vô hiệu.

Điều 150

Một giáo vụ hàm chứa toàn bộ việc coi sóc các linh hồn mà việc chu toàn giáo vụ này đòi phải thi hành chức tư tế, thì không thể trao ban cách hữu hiệu cho người chưa có chức ấy.

Điều 151

Không được trì hoãn việc bổ nhiệm vào một giáo vụ hàm chứa việc coi sóc các linh hồn, khi không có lý do nghiêm trọng.

Điều 152

Không được trao cho ai hai hay nhiều giáo vụ không tương hợp với nhau, nghĩa là những giáo vụ không thể được chu toàn trong cùng một lúc và do cùng một người.

Điều 153

§1. Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ không khuyết vị theo luật thì đương nhiên vô hiệu, và không trở thành hữu hiệu do sự khuyết vị sau đó.

§2. Tuy nhiên, nếu là một giáo vụ được trao ban trong một thời gian nhất định chiếu theo luật, thì việc bổ nhiệm có thể được thực hiện trong vòng sáu tháng trước khi hết hạn, và có hiệu lực kể từ ngày giáo vụ khuyết vị.

§3. Lời hứa ban một giáo vụ của bất cứ người nào không có một hiệu lực pháp lý nào cả.

Điều 154

Một giáo vụ khuyết vị chiếu theo luật vẫn đang bị chiếm giữ cách bất hợp pháp có thể được trao ban, miễn là đã hợp thức tuyên bố rằng việc chiếm giữ trên là bất hợp pháp, và phải ghi lời tuyên bố đó trong văn thư trao ban.

Điều 155

Người nào thay thế một người lơ đễnh hay bị cản trở để trao ban một giáo vụ, thì không vì thế mà có một quyền hành nào trên người đã nhận giáo vụ, nhưng tình trạng pháp lý của người này được thiết lập thích đáng như thể là việc bổ nhiệm đã được thực hiện chiếu theo quy tắc thông thường của luật.

Điều 156

Việc bổ nhiệm vào bất cứ giáo vụ nào phải được ghi trong văn bản.

Tiết 1: Tự ý trao ban

Điều 157

Nếu luật không minh nhiên ấn định cách khác, việc bổ nhiệm vào những giáo vụ trong Giáo Hội địa phương qua việc tự ý trao ban thuộc về Giám Mục giáo phận.

Tiết 2: Giới thiệu

Điều 158

§1. Người nào có quyền giới thiệu vào một giáo vụ thì phải giới thiệu lên nhà chức trách có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ đó trong vòng ba tháng, kể từ khi biết tin giáo vụ khuyết vị, trừ khi đã được quy định cách khác hợp pháp.

§2. Nếu quyền giới thiệu thuộc về một hiệp đoàn hay một nhóm người, thì việc chỉ định người được giới thiệu phải được tiến hành theo những quy định của các điều 165-179.

Điều 159

Không được giới thiệu ai khi họ không muốn, vì thế, người được đề nghị có thể được giới thiệu, nếu họ không từ chối trong vòng tám ngày hữu dụng, sau khi đã được hỏi ý kiến.

Điều 160

§1. Người nào có quyền giới thiệu thì có thể giới thiệu một hay nhiều người hoặc cùng một lúc hoặc kế tiếp nhau.

§2. Không ai có thể tự giới thiệu mình, nhưng một hiệp đoàn hay một nhóm người có thể giới thiệu một trong những thành viên của mình.

Điều 161

§1. Nếu luật không ấn định cách khác, ai đã giới thiệu một người bị nhận xét là không có khả năng xứng hợp, thì có thể giới thiệu một người khác trong vòng môt tháng, nhưng chỉ một lần mà thôi.

§2. Nếu người được giới thiệu từ chối hoặc qua đời trước khi được bổ nhiệm, thì người có quyền giới thiệu có thể sử dụng quyền của mình một lần nữa trong vòng một tháng, kể từ khi biết tin người đó từ chối hoặc qua đời.

Điều 162

Người nào trong thời hạn hữu dụng chiếu theo các điều 158 §1 và161, đã không giới thiệu, cũng như nguời nào đã hai lần giới thiệu một người bị nhận xét là không có khả năng xứng hợp, thì mất quyền giới thiệu trong trường hợp này; và nhà chức trách nào có nhiệm vụ bổ nhiệm thì phải tự ý bổ nhiệm vào giáo vụ khuyết vị, nhưng phải được Đấng Bản Quyền riêng của người được bổ nhiệm đồng ý.

Điều 163

Nhà chức trách nào, chiếu theo quy tắc của luật, có nhiệm vụ bổ nhiệm người đã được giới thiệu, thì phải bổ nhiệm người đã được giới thiệu cách hợp pháp mà họ nhận xét là có khả năng xứng hợp và đã chấp nhận; còn nếu nhiều người được giới thiệu cách hợp pháp đều được nhận xét là có khả năng xứng hợp, thì nhà chức trách ấy phải bổ nhiệm một trong những người đó.

Tiết 3: Bầu cử

Điều 164

Trừ khi luật đã dự liệu cách khác, phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây trong các cuộc bầu cử theo giáo luật.

Điều 165

Trừ khi luật hay quy chế hợp pháp của hiệp đoàn hoặc của nhóm đã dự liệu cách khác, nếu một hiệp đoàn hay một nhóm người nào có quyền bầu cử vào một giáo vụ, thì không được hoãn việc bầu cử quá ba tháng hữu dụng tính từ khi biết tin giáo vụ khuyết vị; khi thời hạn ấy trôi qua vô ích, thì nhà chức trách Giáo Hội có quyền chuẩn y việc bầu cử hay nhà chức trách Giáo Hội có quyền bổ nhiệm kế tiếp phải tự ý bổ nhiệm vào giáo vụ khuyết vị.

Điều 166

§1. Chủ tịch hiệp đoàn hoặc nhóm phải triệu tập mọi người thuộc hiệp đoàn hay thuộc nhóm; nhưng khi mang tính cách cá nhân, thì việc triệu tập có giá trị, nếu được thực hiện tại nơi họ có cư sở hay bán cư sở hoặc nơi họ cư ngụ.

§2. Nếu một người nào đó trong số những người phải được triệu tập bị bỏ sót cho nên vắng mặt, thì việc bầu cử vẫn hữu hiệu, tuy nhiên, theo lời yêu cầu của đương sự, với điều kiện là có bằng chứng về sự bỏ sót và sự vắng mặt, thì nhà chức trách có thẩm quyền phải hủy bỏ việc bầu cử, dù đã được chuẩn y, miễn là phải rõ ràng theo pháp lý là việc khiếu nại đã được chuyển đi trễ nhất là ba ngày, kể từ khi biết có cuộc bầu cử.

§3. Nếu hơn một phần ba cử tri bị bỏ sót, cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu, trừ khi mọi người bị bỏ sót đã thực sự có mặt.

Điều 167

§1. Sau khi đã được triệu tập cách hợp pháp, những người hiện diện đúng ngày và đúng nơi đã được ấn định trong lệnh triệu tập có quyền có bỏ phiếu qua thư hay qua người đại diện, trừ khi quy chế đã dự liệu cách khác hợp pháp.

§2. Nếu một người nào đó trong số các cử tri hiện diện tại nhà diễn ra cuộc bầu cử, nhưng không tham dự cuộc bầu cử được vì lý do sức khoẻ, thì những người kiểm phiếu phải thu phiếu do người ấy viết.

Điều 168

Dù một người có quyền nhân danh cá nhân mình bỏ phiếu với nhiều danh nghĩa, họ cũng chỉ có thể bỏ một phiếu mà thôi.

Điều 169

Để một cuộc bầu cử được hữu hiệu, không một người nào có thể được chấp nhận cho bỏ phiếu nếu không thuộc về hiệp đoàn hay nhóm.

Điều 170

Cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu, nếu trong đó tự do đã thực sự bị cản trở bằng bất cứ cách nào.

Điều 171

§1. Không có tư cách để bỏ phiếu:

10 người không có khả năng thực hiện một hành vi nhân linh;

20 người không có quyền bầu cử;

30 người bị tuyên kết hay tuyên bố vạ tuyệt thông, hoặc do bản án của tòa án, hoặc do sắc lệnh;

40 người đã hiển nhiên lìa bỏ sự hiệp thông với Giáo Hội.

§2. Nếu một trong những người kể trên được chấp nhận cho bỏ phiếu, thì phiếu của người ấy không có giá trị, nhưng cuộc bầu cử vẫn hữu hiệu, trừ khi thấy rõ người đắc cử sẽ hội đủ số phiếu cần thiết, nếu loại phiếu ấy ra.

Điều 172

§1. Để thành sự, phiếu phải là:

10 phiếu tự do; cho nên người nào do sợ hãi nghiêm trọng hoặc do man trá bị ép buộc trực tiếp hay gián tiếp phải bầu một người nhất định hoặc nhiều người riêng rẽ, thì phiếu của người ấy vô giá trị;

20 phiếu kín, chắc chắn, tuyệt đối, xác định.

§2. Các điều kiện đã được đặt ra cho việc bỏ phiếu trước khi bầu cử đều phải được coi như không có.

Điều 173

§1. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, phải chỉ định ít nhất là hai người kiểm phiếu trong số những thành viên của hiệp đoàn hay của nhóm.

§2. Người kiểm phiếu phải thu phiếu và kiểm tra trước mặt vị chủ tọa cuộc bầu cử xem số phiếu có đúng với số cử tri không, sau đó kiểm phiếu và công bố mỗi người được bao nhiêu phiếu.

§3. Nếu số phiếu vượt quá số người bỏ phiếu, thì cuộc bầu cử đó vô giá trị.

§4. Tất cả mọi văn bản của cuộc bầu cử phải được người giữ nhiệm vụ ghi chép cẩn thận, ít nhất phải có chữ ký của người ấy, của vị chủ tọa và của các người kiểm phiếu, và phải được lưu trữ cẩn mật trong văn khố của hiệp đoàn.

Điều 174

§1. Trừ khi luật hoặc quy chế đã dự liệu cách khác, cuộc bầu cử cũng có thể được thực hiện bằng cách hiệp thương, miễn là các cử tri nhất trí thoả thuận với nhau bằng văn bản để chuyển nhượng quyền bầu cử lần ấy cho một hay nhiều người có khả năng xứng hợp, hoặc thuộc về hiệp đoàn, hoặc ở ngoài hiệp đoàn, những người đó sẽ bầu cử nhân danh mọi người, do năng quyền đã được lãnh nhận.

§2. Trong trường hợp một hiệp đoàn hoặc một nhóm chỉ gồm các giáo sĩ mà thôi, thì những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải có chức thánh; bằng không, cuộc bầu cử sẽ vô giá trị.

§3. Những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải tuân theo những quy định của luật về bầu cử, và phải giữ các điều kiện không trái ngược với luật được đặt ra cho việc hiệp thương, để cuộc bầu cử được hữu hiệu; còn những điều kiện trái ngược với luật phải được coi như không có.

Điều 175

Việc hiệp thương chấm dứt và quyền bỏ phiếu trả về cho những người chuyển nhượng quyền:

10 do hiệp đoàn hay do nhóm thu hồi trước khi bắt đầu thi hành;

20 do không thi hành một điều kiện nào đó được đặt ra cho việc hiệp thương;

30 do cuộc bầu cử đã xong, nhưng vô hiệu.

Điều 176

Trừ khi luật hay quy chế đã dự liệu cách khác, người nào đạt được số phiếu cần thiết, thì được coi như đắc cử và vị chủ tịch hiệp đoàn hay nhóm phải tuyên bố như vậy, chiếu theo quy tắc của điều 119, 10.

Điều 177

§1. Việc bầu cử phải được thông báo ngay cho người đắc cử; người này phải cho vị chủ tịch hiệp đoàn hoặc nhóm biết mình có chấp nhận hay không trong vòng tám ngày hữu dụng, kể từ khi nhận được thông báo; nếu không, việc bầu cử sẽ không có hiệu lực.

§2. Nếu người đắc cử không chấp nhận, thì họ sẽ mất mọi quyền lợi bắt nguồn từ việc bầu cử, dù sau đó có chấp nhận, họ cũng không lấy lại được những quyền ấy, nhưng họ có thể được bầu lại; hiệp đoàn hay nhóm phải tiến hành một cuộc bầu cử khác trong vòng một tháng, kể từ khi biết tin người đắc cử không chấp nhận.

Điều 178

Ngay sau khi chấp nhận việc bầu cử, người đắc cử giữ giáo vụ ngay với đầy đủ mọi quyền lợi, nếu việc bầu cử không cần được chuẩn y; bằng không, họ chỉ được quyền nhận giáo vụ.

Điều 179

§1. Nếu việc bầu cử cần phải được chuẩn y, thì người đắc cử phải đích thân hoặc nhờ người khác xin nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn y trong vòng tám ngày hữu dụng, kể từ khi chấp nhận việc bầu cử; bằng không họ sẽ mất mọi quyền lợi, trừ khi họ chứng minh được rằng mình chưa xin chuẩn y được vì có một ngăn trở chính đáng.

§2. Nếu thấy người đắc cử có khả năng xứng hợp chiếu theo quy tắc của điều 149 §1, và nếu việc bầu cử đã được thực hiện đúng luật, thì nhà chức trách có thẩm quyền không thể từ chối việc chuẩn y.

§3. Việc chuẩn y phải được viết trên giấy tờ.

§4. Trước khi nhận được văn thư chuẩn y, người đắc cử không được phép xen mình vào việc thi hành giáo vụ về mặt thiêng liêng hoặc về mặt vật chất, và giả như họ có thực hiện hành vi nào, thì hành vi đó sẽ vô hiệu.

§5. Ngay sau khi nhận được văn thư chuẩn y, người đắc cử đương nhiên giữ giáo vụ, trừ khi luật đã dự liệu cách khác.

Tiết 4: Thỉnh cử

Điều 180

§1. Nếu người và các cử tri nhận thấy là có khả năng hơn và họ ưng ý hơn, lại mắc một ngăn trở theo giáo luật và ngăn trở ấy có thể được miễn chuẩn và thường được miễn chuẩn, thì họ có thể thỉnh cử người ấy lên thẩm quyền qua lá phiếu của mình, trừ khi luật định cách khác.

§2. Những người được chuyển nhượng quyền bầu cử không thể thỉnh cử, trừ khi điều đó đã được ghi trong bản hiệp thương.

Điều 181

§1. Để việc thỉnh cử được hữu hiệu, cần phải có ít là hai phần ba tổng số phiếu bầu.

§2. Phiếu thỉnh cử phải được diễn tả bằng những từ: tôi thỉnh cử, hoặc bằng những từ tương đương; công thức: tôi bầu hay tôi thỉnh cử, hoặc công thức tương đương, có giá trị cho việc bẩu cử nếu không có ngăn trở; còn nếu có ngăn trở, thì có giá trị cho việc thỉnh cử.

Điều 182

§1. Vị chủ tịch phải chuyển đạt sự thỉnh cử lên nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn y việc bầu cử trong vòng tám ngày hữu dụng; nhà chức trách này miễn chuẩn ngăn trở, hoặc nếu không có quyền miễn chuẩn này, thì xin nhà chức trách cấp trên miễn chuẩn; nếu việc chuẩn y không cần thiết, thì sự thỉnh cử phải được gửi lên nhà chức trách có thẩm quyền để được miễn chuẩn.

§2. Nếu sự thỉnh cử không được chuyển đạt trong thời hạn đã được ấn định, thì đương nhiên vô hiệu, và lần này, hiệp đoàn hoặc nhóm mất quyền bầu cử hoặc thỉnh cử, trừ khi chứng minh được rằng vị chủ tịch đã không chuyển đạt thỉnh cử vì một ngăn trở chính đáng; hoặc đã không chuyển đạt sự thỉnh cử đúng thời hạn vì man trá hay vì lơ đễnh.

§3. Sự thỉnh cử không đem lại quyền lợi nào cho người được thỉnh cử; nhà chức trách có thẩm quyền không buộc phải chấp nhận việc thỉnh cử.

§4. Các cử tri không thể rút lại sự thỉnh cử đã được chuyển đạt lên nhà chức trách có thẩm quyền, trừ khi có sự đồng ý của nhà chức trách ấy.

Điều 183

§1. Nếu nhà chức trách có thẩm quyền không chấp nhận sự thỉnh cử, quyền bầu cử lại thuộc về hiệp đoàn hoặc nhóm.

§2. Nếu sự thỉnh cử đã được chấp thuận, phải thông báo cho người được thỉnh cử biết, người này phải trả lời chiếu theo quy tắc của điều 177 §1.

§3. Người nào ưng thuận thỉnh cử đã được chấp thuận, thì giữ giáo vụ ngay với đầy đủ mọi quyền lợi.

 

Chương 2: Chấm dứt giáo vụ

Điều 184

§1. Một giáo vụ chấm dứt do mãn thời hạn đã được ấn định, do đã đến tuổi luật định, do từ nhiệm, do thuyên chuyển, do giải nhiệm và do bãi nhiệm.

§2. Giáo vụ không chấm dứt khi nhà chức trách đã trao ban một giáo vụ hết quyền dưới bất cứ hình thức nào, nếu luật không dự liệu cách khác.

§3. Khi việc chấm dứt giáo vụ đã có hiệu lực, phải thông báo sớm hết sức cho tất cả những người có quyền trong việc bổ nhiệm giáo vụ.

Điều 185

Tước hiệu danh dự có thể được tặng cho người đã chấm dứt giáo vụ do quá hạn tuổi, hoặc do sự từ nhiệm đã được chấp nhận.

Điều 186

Việc chấm dứt giáo vụ do mãn thời hạn đã được ấn định hay do quá hạn tuổi chỉ có hiệu lực từ khi nhà chức trách có thẩm quyền thông báo điều đó bằng văn thư.

Tiết 1: Từ nhiệm

Điều 187

Bất cứ ai còn làm chủ được bản thân mình đều có thể từ bỏ một giáo vụ vì một lý do chính đáng.

Điều 188

Việc từ nhiệm do một sự sợ hãi nghiêm trọng phải chịu cách bất công, do man trá hay do lầm lẫn về bản thể, hoặc do mại thánh, thì đương nhiên vô hiệu.

Điều 189

§1. Dù có cần được chấp thuận hay không, đơn xin từ nhiệm phải được đệ nạp lên thẩm quyền có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ và phải được thực hiện bằng giấy tờ hoặc bằng miệng trước mặt hai nhân chứng, thì mới hữu hiệu.

§2. Nhà chức trách không nên chấp thuận một sự từ nhiệm không dựa trên một lý do chính đáng và cân xứng.

§3. Nếu việc từ nhiệm nào đòi hỏi sự chấp thuận mà không được chấp thuận trong vòng ba tháng thì việc từ nhiệm đó không có hiệu lực; còn việc từ nhiệm nào không đòi hỏi sự chấp thuận thì có hiệu lực ngay, khi người từ nhiệm thông báo điều đó chiếu theo quy tắc của luật.

§4. Bao lâu việc từ nhiệm chưa có hiệu lực, người từ nhiệm có thể rút lại sự từ nhiệm; khi đã có hiệu lực rồi, thì không thể rút lại được nữa, nhưng người từ nhiệm có thể xin giữ giáo vụ với một danh nghĩa khác.

Tiết 2: Thuyên chuyển

Điều 190

§1. Việc thuyên chuyển chỉ có thể được thực hiện do người có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ đã được chấm dứt cũng như vào giáo vụ được trao ban.

§2. Nếu việc thuyên chuyển trái với ý muốn của người đang giữ giáo vụ, thì cần phải có môt lý do nghiêm trọng và phải tuân giữ thủ tục do luật quy định, miễn là đương sự phải luôn luôn có quyền trình bày những lý do ngược lại.

§3. Để có hiệu lực, việc thuyên chuyển phải được thông báo bằng văn bản.

Điều 191

§1. Trong những trường hợp thuyên chuyển, giáo vụ cũ trở thành khuyết vị do việc nhận chức trong giáo vụ mới theo đúng luật định, trừ khi đã dự liệu cách khác hoặc nhà chức trách có thẩm quyền quy định cách khác.

§2. Người được thuyên chuyển vẫn hưởng lương bổng gắn liền với giáo vụ cũ, cho tới khi nhận chức trong giáo vụ mới theo đúng luật định.

Tiết 3: Giải nhiệm

Điều 192

Một người bị giải nhiệm do sắc lệnh được nhà chức trách có thẩm quyền ban hành cách hợp pháp, miễn là vẫn được giữ nguyên những quyền lợi đã thủ đắc do khế ước, hay do chính luật chiếu theo quy tắc của điều 194.

Điều 193

§1. Không thể giải nhiệm một người được trao ban giáo vụ với một thời hạn vô định, trừ khi có những lý do nghiêm trọng, và phải tuân giữ thủ tục do luật quy định.

§2. Điều trên cũng có giá trị đối việc giải nhiệm một người được trao ban giáo vụ với một thời gian xác định trước khi mãn hạn, miễn là vẫn giữ nguyên nhưng quy định của điều 624 §3.

§3. Nhà chức trách có thẩm quyền đã trao ban giáo vụ cho người nào chiếu theo những quy định của luật, thì có thể giải nhiệm người ấy vì một lý do chính đáng, theo sự suy xét thận trọng của mình.

§4. Để có hiệu lực, sắc lệnh giải nhiệm phải được thông báo bằng văn bản.

Điều 194

§1. Do chính luật, bị giải nhiệm khỏi giáo vụ:

10 người đã mất bậc giáo sĩ;

20 người đã công khai từ bỏ đức tin Công giáo, hoặc không còn hiệp thông với Giáo Hội;

30 giáo sĩ đã mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân theo luật dân sự.

§2. Chỉ có thể thúc bách việc giải nhiệm được nói đến ở 20 và 30, nếu chắc chắn nhà chức trách có thẩm quyền đã công bố việc đó.

Điều 195

Nếu một người bị giải nhiệm không phải do luật nhưng do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền khỏi một giáo vụ đang đảm bảo đời sống của mình, thì nhà chức trách ấy phải lo liệu trợ cấp cho đương sự trong một thời gian thích hợp, trừ khi đã dự liệu cách khác.

Tiết 4: Bãi nhiệm

Điều 196

§1. Sự bãi nhiệm, như hình phạt dành cho một tội phạm, chỉ có thể được thực hiện chiếu theo quy tắc của luật.

§2. Việc bãi nhiệm có có hiệu lực chiếu theo những quy định của các điều trong luật hình sự.

 

Đề Mục 10: Thời Hiệu

Điều 197

Giáo Hội chấp nhận thời hiệu, xét như là phương thế để thủ đắc hay tiêu hủy một quyền lợi chủ quan hoặc để thoát khỏi những nghĩa vụ, như sẵn có trong luật dân sự của mỗi nước, miễn là vẫn giữ nguyên những điều ngoại lệ đã được ấn định trong Bộ Luật này.

Điều 198

Không thời hiệu nào có hiệu lực, nếu không dựa trên sự ngay tình, chẳng những lúc khởi đầu, nhưng còn suốt thời gian mà thời hiệu đòi hỏi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1362.

Điều 199

Không bị lệ thuộc thời hiệu:

10 những quyền lợi và nghĩa vụ thuộc thiên luật tự nhiên hay thiết định;

20 những quyền lợi chỉ có thể được thủ đắc do đặc ân các điều khoản sau đây:

Điều 201

§1. Thời gian liên tục hiểu là thời gian không bị gián đoạn.

§2. Thời gian hữu dụng được hiểu là thời gian dành cho một người để thi hành hoặc để đòi hưởng quyền của mình, đến nỗi thời gian ấy không qua đi đối với những người không biết hoặc không thể hành động được.

Điều 202

§1. Trong luật, ngày được hiểu là khoảng cách 24 giờ được tính cách liên tục và bắt đầu từ nửa đêm, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác; tuần là khoảng cách 7 ngày; tháng là khoảng cách 30 ngày và năm là khoảng cách 365 ngày, trừ khi nói rằng tháng và năm phải tính như trong lịch.

§2. Phải tính tháng và năm như trong lịch, nếu là thời gian liên tục.

Điều 203

§1. Ngày khởi hạn không được tính vào thời hạn, trừ khi lúc bắt đầu của thời hạn ấy trùng với lúc bắt đầu của ngày, hoặc trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

§2. Nếu luật không ấn định ngược lại, ngày đáo hạn được tính vào thời hạn, nếu thời gian gồm một hay nhiều tháng hoặc năm, một hay nhiều tuần, thì thời hạn chấm dứt vào cuối ngày sau cùng mang cùng một số, hoặc nếu tháng ấy không có ngày mang cùng một số, thì thời hạn chấm dứt vào cuối ngày cuối tháng.

 

QUYỂN II: DÂN THIÊN CHÚA (Điều 204 – 746)

PHẦN I: CÁC KITÔ HỮU (Điều 204 – 329)

Điều 204

§1. Với tư cách là những người đã được sáp nhập vào Đức Kitô nhờ bí tích Rửa Tội, các Kitô hữu tạo thành dân Chúa, và vì lý do này họ được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô theo cách thế riêng của mình, mỗi người tùy theo hoàn cảnh riêng của mình được kêu gọi thi hành sứ mạng Thiên Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội chu toàn trên trần gian.

§2. Được thiết lập và được tổ chức trên trần gian này như một xã hội, Giáo Hội này tồn tại trong Giáo Hội Công giáo, do Đấng kế vị thánh Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với ngài cai quản.

Điều 205

Những người đã được rửa tội, liên kết với Đức Kitô trong cơ cấu hữu hình của Giáo Hội Công Giáo bằng những dây liên kết của việc tuyên xưng đức tin, của các bí tích và của việc lãnh đạo của Giáo Hội, thì được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trên địa cầu này.

Điều 206

§1. Được liên kết với Giáo Hội một cách đặc biệt, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, những người dự tòng tự ý xin sáp nhập vào Giáo Hội một cách minh nhiên, và nhờ lòng ước ao đó cũng như nhờ đời sống tin, cậy, mến của họ, mà họ được liên kết với Giáo Hội và Giáo Hội chăm sóc họ như thành viên của mình.

§2. Giáo Hội quan tâm cách đặc biệt đến những người dự tòng: khi mời gọi họ sống đời Phúc Âm và dẫn họ tới việc cử hành các nghi thức thánh, Giáo Hội đã ban cho họ những đặc ân khác nhau vốn dành riêng cho các Kitô hữu.

Điều 207

§1. Do sự thiết định của Thiên Chúa, trong Giáo Hội, giữa các Kitô hữu có những thừa tác viên có chức thánh, theo luật được gọi là giáo sĩ, và những người khác, được gọi là giáo dân.

§2. Trong cả hai thành phần ấy, có những Kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và phục vụ sứ mạng cứu độ của Giáo Hội do việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm bằng những lời khấn hoặc những mối ràng buộc thánh khác, được Giáo Hội công nhận và phê chuẩn; tuy bậc sống của họ không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.

 

Đề Mục 1: Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Mọi Kitô Hữu

Điều 208

Nhờ được tái sinh trong Đức Kitô, tất cả mọi Kitô hữu đều thật sự bình đẳng với nhau về phẩm giá và về hành động, nhờ đó họ cùng cộng tác vào việc xây dựng Thân Mình Đức Kitô, tùy theo hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng của mình.

Điều 209

§1. Các Kitô hữu có nghĩa vụ phải luôn luôn duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội, ngay trong cách hành động của mình.

§2. Các Kitô hữu phải ân cần chu toàn các bổn phận đối với Giáo Hội toàn cầu cũng như đối với Giáo Hội địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo những quy định của luật.

Điều 210

Tất cả mọi Kitô hữu, tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, phải cố gắng sống thánh thiện và cổ vũ cho Giáo Hội được phát triển và được thánh hóa không ngừng.

Điều 211

Tất cả mọi Kitô hữu có bổn phận và có quyền hoạt động để cho sứ điệp cứu độ của Thiên Chúa càng ngày càng được truyền đạt tới toàn thể nhân loại trong mọi thời và mọi nơi.

Điều 212

§1. Ý thức trách nhiệm của mình, với lòng vâng phục Kitô giáo, các Kitô hữu phải tuân theo những điều mà các vị Chủ Chăn có chức thánh, là những người đại diện Đức Kitô, công bố với tư cách là những thầy dạy đức tin hoặc ấn định với tư cách là những người lãnh đạo Giáo Hội.

§2. Các Kitô hữu có trọn quyền bày tỏ cho các vị Chủ Chăn của Giáo Hội biết những nhu cầu của họ, nhất là những nhu cầu thiêng liêng, và những nguyện vọng của họ.

§3. tùy theo kiến thức, thẩm quyền và uy tín bản thân, các Kitô hữu có quyền, và đôi khi có cả bổn phận phải bày tỏ cho các vị Chủ Chăn có chức thánh biết ý kiến của họ liên quan tới lợi ích của Giáo Hội, họ cũng có quyền bộc lộ ý kiến của họ cho các Kitô hữu khác, miễn là bảo vệ sự toàn vẹn của tín lý và luân lý, cũng như lòng kính trọng các vị chủ chăn, và phải lưu ý đến công ích và phẩm giá của tha nhân.

Điều 213

Các Kitô hữu có quyền được lãnh nhận từ các vị Chủ Chăn có chức thánh sự giúp đỡ do các ơn thiêng liêng của Giáo Hội, nhất là Lời Chúa và các bí tích.

Điều 214

Các Kitô hữu có quyền thờ phượng Thiên Chúa theo những quy định của lễ nghi riêng đã được các vị Chủ Chăn hợp pháp của Giáo Hội chuẩn y và có quyền theo một hình thức của đời sống thiêng liêng phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội.

Điều 215

Các Kitô hữu có trọn quyền thành lập và điều hành các hiệp hội nhằm mục đích từ thiện hoặc đạo đức, hoặc nhằm cổ vũ ơn gọi Kitô giáo trong thế giới, họ cũng được trọn quyền tự do hội họp để cùng nhau theo đuổi các mục đích đó.

Điều 216

Vì được tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội, tất cả mọi Kitô hữu có quyền cổ vũ và nâng đỡ hoạt động tông đồ, kể cả những sáng kiến riêng, tùy theo bậc sống và hoàn cảnh của mỗi người; tuy nhiên, không một sáng kiến nào được mệnh danh là Công giáo nếu không được sự đồng ý của nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội.

Điều 217

Vì được bí tích Rửa Tội mời gọi sống phù hợp với giáo huấn Phúc Âm, các Kitô hữu có quyền được hấp thu nền giáo dục Kitô giáo, nhờ đó, họ được đào tạo thích đáng để đạt tới sự trưởng thành nhân bản, đồng thời, để biết và sống mầu nhiệm cứu độ.

Điều 218

Những chuyên viên về các thánh khoa được hưởng sự tự do chính đáng để nghiên cứu và trình bày ý kiến cách thận trọng trong các lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng phải giữ lòng vâng phục phải có đối với huấn quyền của Giáo Hội.

Điều 219

Tất cả mọi Kitô hữu có quyền tự do lựa chọn bậc sống mà không phải chịu bất kỳ một sự cưỡng bách nào.

Điều 220

Không ai được làm tổn thương đến thanh danh của người khác một cách bất hợp pháp, và cũng không được xâm phạm đến quyền giữ bí mật riêng tư của họ.

Điều 221

§1. Các Kitô hữu có quyền đòi hỏi cách hợp pháp những quyền lợi mà họ được hưởng trong Giáo Hội và có quyền bênh vực những quyền lợi đó trước tòa án Giáo Hội có thẩm quyền, chiếu theo quy tắc của luật.

§2. Nếu bị nhà chức trách có thẩm quyền triệu ra toà, các Kitô hữu cũng có quyền được xử theo những quy định của luật pháp, và những quy định này phải được áp dụng cách hợp tình hợp lý.

§3. Các Kitô hữu chỉ bị thụ án phạt theo giáo luật chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 222

§1. Các Kitô hữu có nghĩa vụ trợ cấp cho những nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội sẵn có những gì cần thiết cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho những công việc tông đồ và bác ái, và cho việc nuôi sống các thừa tác viên cách xứng đáng.

§2. Họ cũng có nghĩa vụ cổ vũ công bằng xã hội và dùng hoa lợi riêng của mình để giúp đỡ những người nghèo khó, theo lệnh truyền của Chúa.

Điều 223

§1. Khi hành sử quyền của mình, với tính cách cá nhân hay tập hợp thành những hiệp hội, các Kitô hữu phải xét đến lợi ích chung của Giáo Hội cũng như quyền lợi của người khác, và những bổn phận của họ đối với tha nhân.

§2. Vì lợi ích chung, nhà chức trách Giáo Hội quy định việc thi hành các quyền riêng cho các Kitô hữu.

 

Đề Mục 2: Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Giáo Dân

Điều 224

Ngoài những nghĩa vụ và những quyền lợi chung cho mọi Kitô hữu và những gì được ấn định trong các điều luật khác, giáo dân còn có những nghĩa vụ và quyền lợi được liệt kê trong những điều luật của đề mục này.

Điều 225

§1. Vì các giáo dân cũng như mọi Kitô hữu đều được Thiên Chúa ủy nhiệm sứ vụ tông đồ qua phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, cho nên họ có những nghĩa vụ chung và với tính cách cá nhân hay tập hợp thành những hiệp hội, có quyền làm cho sứ điệp cứu độ của Thiên Chúa được mọi người khắp thế giới nhận biết và đón nhận; nghĩa vụ này càng thúc bách hơn trong những hoàn cảnh mà chỉ nhờ họ, người ta mới có thể nghe Phúc Âm và nhận biết Đức Kitô.

§2. Tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, các giáo dân có bổn phận đặc biệt phải làm cho trật tự các thực tại trần thế được thấm nhuần tinh thần Phúc Âm và được kiện toàn, và họ phải làm chứng cho Đức Kitô một cách đặc biệt khi điều hành trật tự này, cũng như khi hoàn thành những trách nhiệm trần thế.

Điều 226

§1. Những người sống trong bậc hôn nhân theo ơn gọi riêng có bổn phận đặc biệt phải hoạt động để xây dựng dân Chúa bằng đời sống hôn nhân và gia đình.

§2. Do việc thông ban sự sống cho con cái, cha mẹ có nghĩa vụ nghiêm nhặt giáo dục con cái và có quyền giáo dục con cái; vì thế, việc bảo đảm cho con cái có được một nền giáo dục Kitô giáo theo đạo lý do Giáo Hội truyền lại thuộc về các bậc cha mẹ Kitô giáo trước tiên.

Điều 227

Các giáo dân có quyền được công nhận là mình có tự do trong các lĩnh vực trần thế như mọi công dân; nhưng khi sử dụng quyền tự do này, họ phải liệu sao để mọi hành động của họ được thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, và phải lưu tâm đến đạo lý do huấn quyền Giáo Hội đề ra; nhưng họ phải cẩn thận đừng trình bày ý kiến riêng của mình như là giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề đang còn bỏ ngỏ cho các ý kiến khác nhau.

Điều 228

§1. Những giáo dân nào nhận thấy có khả năng xứng hợp thì có năng cách được các Chủ Chăn có chức thánh mời đảm nhận các giáo vụ và nhiệm vụ trong Giáo Hội mà họ có thể thi hành chiếu theo quy tắc luật định.

§2. Những giáo dân trổi vượt về kiến thức, khôn ngoan và hạnh kiểm thì có năng cách giúp các chủ chăn của Giáo Hội với tư cách là chuyên viên hoặc cố vấn, kể cả trong các hội đồng chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 229

§1. Để có thể sống theo giáo lý Kitô giáo, tự rao giảng và biện hộ cho giáo lý ấy nếu cần, và để có thể góp phần mình vào việc hoạt động tông đồ, các giáo dân có nghĩa vụ và có quyền học hỏi giáo lý hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.

§2. Họ cũng có quyền thủ đắc một kiến thức chuyên sâu hơn trong những thánh khoa được dạy trong các đại học và các phân khoa giáo sĩ hoặc tại các học viện khoa học tôn giáo, bằng cách dự các khoá học và lấy các bằng cấp đại học.

§3. Cũng vậy, sau khi đã tuân giữ những quy định liên quan đến năng lực cần phải có, những giáo dân có năng cách được nhà chức trách hợp pháp của Giáo Hội ủy nhiệm để giảng dạy các thánh khoa.

Điều 230

§1. Những nam giáo dân nào đủ tuổi và đủ những đức tính cần thiết do sắc lệnh của Hội Đồng Giám Mục ấn định có thể lãnh những thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ cách cố định, trong một nghi thức phụng vụ đã được quy định. Tuy nhiên, việc trao các thừa tác vụ này không ban cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả một khoản thù lao.

§2. Căn cứ vào một sự ủy nhiệm tạm thời, các giáo dân có thể đảm nhận việc đọc sách trong các sinh hoạt phụng vụ; cũng thế, mọi giáo dân đều có thể đảm nhận những công việc của dẫn giải viên, của ca viên hoặc các nhiệm vụ khác chiếu theo quy tắc của luật.

§3. Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi vì thiếu thừa tác viên, các giáo dân dù không phải là thừa tác viên đọc sách hay giúp lễ, cũng có thể thay thế họ để làm một số việc, như thi hành thừa tác vụ Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện theo phụng vụ, ban phép Rửa Tội và cho rước lễ theo những quy định của luật.

Điều 231

§1. Những giáo dân nào được cử vào công tác đặc biệt của Giáo Hội, cách thường xuyên hay tạm thời, thì buộc phải được đào tạo cách thích hợp và cần thiết để chu toàn nhiệm vụ của mình cách xứng đáng và buộc phải hoàn thành nhiệm vụ này một cách ý thức, tận tâm và cần mẫn.

§2. Miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 230 §1, các giáo dân có quyền được nhận một khoản thù lao xứng đáng hợp với địa vị của mình; nhờ đó, họ có thể chu cấp các nhu cầu riêng và các nhu cầu của gia đình một cách thích đáng theo những quy tắc của luật dân sự; ngoài ra, họ có quyền được hưởng dự phòng, bảo hiểm xã hội và trợ cấp y tế.

 

Đề Mục 3: Thừa Tác Viên Có Chức Thánh Hay Giáo Sĩ

Chương 1: Việc Đào Tạo Giáo Sĩ

Điều 232

Giáo Hội có bổn phận, có quyền riêng và độc hữu trong việc đào tạo những nhân sự được chỉ định vào các thừa tác vụ thánh.

Điều 233

§1. Toàn thể cộng đồng Kitô giáo có bổn phận phải cổ động các ơn gọi để đáp ứng đủ những nhu cầu của thừa tác vụ thánh trong toàn thể Giáo Hội; bổn phận này bó buộc cách riêng các gia đình Kitô giáo, các nhà giáo dục, và đặc biệt là các tư tế, nhất là các cha sở. Các Giám Mục giáo phận là những người quan tâm hơn cả việc cổ động các ơn gọi, phải dạy cho giáo dân của mình biết tầm quan trọng của thừa tác vụ thánh và sự cần thiết của các thừa tác viên có chức thánh trong Giáo Hội, các ngài phải khơi dậy và nâng đỡ những sáng kiến cổ động các ơn gọi, nhất là qua các cơ sở đã được thành lập nhằm mục đích ấy.

§2. Ngoài ra các tư tế, và nhất là các Giám Mục giáo phận, phải ân cần dùng lời nói và việc làm để giúp đỡ cách khôn ngoan, và chuẩn bị cách thích đáng cho những người nam đứng tuổi cảm thấy mình được gọi vào thừa tác vụ thánh.

Điều 234

§1. Nơi nào đã có các tiểu chủng viện hoặc các học viện khác tương tự, trong đó việc chuyên đào tạo tôn giáo cũng như giáo dục về mặt nhân bản và khoa học được thực hiện kỹ càng, nhằm cổ vũ các ơn gọi, thì phải được duy trì và khuyến khích; hơn nữa, nơi nào Giám Mục giáo phận xét thấy thuận lợi, thì phải dự kiến việc thành lập một tiểu chủng viện hoặc một học viện tương tự.

§2. Ngoại trừ một số trường hợp mà hoàn cảnh khuyên làm cách khác, các thanh niên ước muốn tiến lên chức tư tế cần phải được đào tạo về mặt nhân bản và khoa học, như các thanh niên trong vùng của họ được chuẩn bị theo học các lớp cao đẳng.

Điều 235

§1. Các thanh thiếu niên ước muốn tiến lên chức tư tế phải được đào tạo về mặt thiêng liêng cách xứng hợp và phải được chuẩn bị về các phận vụ riêng tại một đại chủng viện trong suốt thời gian đào tạo, hoặc ít là trong bốn năm, nếu hoàn cảnh đòi hỏi như vậy, theo sự thẩm định của Giám Mục giáo phận.

§2. Những người cư ngụ cách hợp pháp ngoài chủng viện phải được Giám Mục giáo phận trao phó cho một tư tế đạo đức và có khả năng xứng hợp, tư tế này phải lo cho họ được đào tạo kỹ lưỡng về đời sống thiêng liêng và về kỷ luật.

Điều 236

Theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục, các ứng sinh lên chức phó tế vĩnh viễn phải được đào tạo để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và phải được hướng dẫn để chu toàn đúng cách các phận vụ riêng của chức thánh ấy:

10 các thanh thiếu niên phải sống ít là ba năm tại một nhà dành riêng, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định cách khác, vì những lý do nghiêm trọng;

20 các ứng sinh đứng tuổi, dù độc thân hay đã kết bạn, phải được đào tạo theo một chương trình ba năm do Hội Đồng Giám Mục ấn định.

Điều 237

§1. Trong mỗi giáo phận, nơi nào có thể và thấy hữu ích, phải có một đại chủng viện; nếu không, phải gửi các chủng sinh đang chuẩn bị lãnh thừa tác vụ thánh vào các chủng viện khác, hoặc phải thành lập một chủng viện liên giáo phận.

§2. Không một chủng viện liên giáo phận nào được thành lập do Hội Đồng Giám Mục, nếu đó là một chủng viện cho toàn địa hạt, hoặc do các Giám Mục liên hệ, nếu không có sự phê chuẩn trước của Tông Tòa về việc thành lập cũng như về những quy chế của chính chủng viện đó.

Điều 238

§1. Các chủng viện đã được thành lập hợp pháp thì đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân trong Giáo Hội.

§2. Vị giám đốc nhân danh chủng viện điều hành tất cả mọi công việc, ngoại trừ những việc rõ ràng đã được nhà chức trách có thẩm quyền ấn định cách khác.

Điều 239

§1. Trong mỗi chủng viện phải có một giám đốc đứng đầu, và nếu cần, phải có một phó giám đốc, một quản lý, và nếu các chủng sinh học ngay trong chủng viện đó, thì phải có các giáo sư giảng dạy những môn học khác nhau được tổ chức theo một chương trình thích hợp.

§2. Trong mỗi chủng viện phải có ít là một vị linh hướng, tuy nhiên, các chủng sinh vẫn được tự do đến với các tư tế khác đã được Giám Mục chỉ định vào nhiệm vụ này.

§3. Quy chế chủng viện phải có những phương thức nhờ đó các vị điều hành khác, các giáo sư và ngay cả các chủng sinh đều có thể tham gia vào trách nhiệm của vị giám đốc, nhất là trong việc duy trì kỷ luật.

Điều 240

§1. Ngoài các cha giải tội thường lệ, các cha giải tội khác phải tới chủng viện cách đều đặn, và các chủng sinh luôn luôn có trọn quyền đến với bất kỳ cha giải tội nào trong hoặc ngoài chủng viện, nhưng phải tôn trọng kỷ luật của chủng viện.

§2. Trong việc quyết định chấp nhận các chủng sinh tiến chức hoặc sa thải họ khỏi chủng viện, không bao giờ được hỏi ý kiến của vị linh hướng và các cha giải tội.

Điều 241

§1. Giám Mục giáo phận chỉ nên nhận vào đại chủng viện những người được thẩm định là có đủ khả năng hiến thân vĩnh viễn cho các thừa tác vụ thánh, căn cứ vào các đức tính nhân bản và luân lý, tinh thần và trí tuệ, vào sức khoẻ thể lý và tâm lý cũng như vào ý chí ngay lành của họ.

§2. Trước khi được nhận, các chủng sinh phải xuất trình chứng thư rửa tội và thêm sức, cũng như các hồ sơ khác buộc phải có chiếu theo những quy định của chương trình đào tạo tư tế.

§3. Hơn nữa, nếu nhận những người đã bị một chủng viện khác hoặc một hội dòng sa thải, thì cần phải có chứng từ của Bề Trên liên lệ, nhất là về lý do của sự sa thải hoặc của sự rời bỏ.

Điều 242

§1. Trong mỗi quốc gia phải có một chương trình đào tạo tư tế do Hội Đồng Giám Mục thiết lập, căn cứ trên các quy tắc do Quyền Bính Tối Cao của Giáo Hội ban hành, và được Tông Tòa phê chuẩn, và khi phải thích nghi với những hoàn cảnh mới, chương trình này cũng cần phải có sự phê chuẩn của Tông Toà; chương trình đào tạo này phải ấn định những nguyên tắc nền tảng về việc đào tạo phải có trong các chủng viện và những quy tắc tổng quát thích nghi với những nhu cầu mục vụ của mỗi miền hoặc mỗi giáo tỉnh.

§2. Những quy chế về chương trình được nói đến ở §1 phải được tuân giữ trong tất cả mọi chủng viện thuộc giáo phận cũng như liên giáo phận.

Điều 243

Hơn nữa, mỗi chủng viện phải có nội quy riêng được Giám Mục giáo phận phê chuẩn, hoặc được các Giám Mục giáo phận liên hệ phê chuẩn, nếu là chủng viện liên giáo phận; nội quy này phải thích nghi với những quy định của chương trình đào tạo tư tế trong những hoàn cảnh riêng biệt và phải xác định cách rõ ràng nhất là những điểm kỷ luật liên quan đến đời sống hằng ngày của các chủng sinh và đến việc tổ chức của toàn thể chủng viện.

Điều 244

Trong chủng viện, việc đào tạo về mặt thiêng liêng và việc giảng dạy học thuyết cho các chủng sinh phải được kết hợp hài hòa với nhau, và như vậy phải được tổ chức cho mỗi chủng sinh, tùy theo cá tính riêng của mình, thủ đắc được cùng một lúc sự trưởng thành nhân bản, cần phải có tinh thần Phúc Âm và sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô.

Điều 245

§1. Nhờ việc đào tạo thiêng liêng, các chủng sinh phải trở thành những người có đủ năng lực để thi hành có hiệu quả thừa tác vụ mục vụ và phải được đào tạo về tinh thần truyền giáo, họ phải nhận thức rằng thừa tác vụ luôn được thực hiện với một đức tin sống động và với đức ái sẽ góp phần vào việc thánh hóa bản thân mình; ngoài ra, các chủng sinh phải biết vun trồng những nhân đức được quý trọng trong cộng đồng nhân loại, để họ có thể dung hòa những giá trị nhân bản với những giá trị siêu nhiên một cách thích hợp.

§2. Các chủng sinh phải được đào tạo thế nào để sau khi được thấm nhuần lòng yêu mến Giáo Hội Đức Kitô, họ liên kết với Đức Giáo Hoàng Rôma, Đấng kế vị thánh Phêrô, với lòng mến khiêm tốn và hiếu thảo, họ gắn bó với Giám Mục của mình như những cộng sự viên trung thành, và cộng tác với anh em; nhờ đời sống chung trong chủng viện và nhờ mối tương quan bằng hữu và hòa hợp với đồng bạn, họ phải được chuẩn bị để có tính hiệp nhất huynh đệ với linh mục đoàn trong giáo phận mà họ sẽ là thành viên trong việc phục vụ Giáo Hội.

Điều 246

§1. Việc cử hành Thánh Lễ phải là trung tâm của toàn thể đời sống chủng viện, nhờ vậy mà hằng ngày, khi thông phần đức ái của Đức Kitô, các chủng sinh múc lấy sức mạnh tâm hồn cần thiết cho hoạt động tông đồ và cho đời sống thiêng liêng của họ từ nguồn mạch rất phong phú này.

§2. Họ phải được đào tạo để cử hành phụng vụ các giờ kinh, nhờ đó, các thừa tác viên của Thiên Chúa, nhân danh Giáo Hội, cầu nguyện Thiên Chúa cho toàn dân đã được trao phó cho họ, và cho toàn thể thế giới nữa.

§3. Phải cổ vũ lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, kể cả việc lần chuỗi Mân Côi, cũng như việc thực hành tâm nguyện và những việc đạo đức khác, để nhờ đó các chủng sinh tập được tinh thần cầu nguyện và được vững mạnh trong ơn gọi của mình.

§4. Các chủng sinh phải có thói quen thường xuyên lãnh nhận bí tích Sám Hối và khuyên mỗi người phải có một vị điều hành do họ tự do lựa chọn cho đời sống thiêng liêng của mình, để họ có thể tin tưởng tỏ bày lương tâm.

§5. Hằng năm, các chủng sinh phải dự những cuộc tĩnh tâm.

Điều 247

§1. Các chủng sinh phải được chuẩn bị bằng nền giáo dục xứng hợp để sống độc thân và phải học biết quý trọng bậc sống ấy như một hồng ân riêng của Thiên Chúa.

§2. Các củng sinh phải ý thức rõ ràng về những bổn phận và những trọng trách riêng của các thừa tác viên có chức thánh của Giáo Hội, không được giấu giếm họ một khó khăn nào của đời sống tư tế.

Điều 248

Việc đào tạo về đạo lý phải được truyền đạt để giúp các chủng sinh có một nền đạo lý sâu rộng và vững chắc trong các môn học thánh được kết hợp với một kiến thức tổng quát phù hợp với những nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi; khi đức tin của họ có nền tảng và nuôi dưỡng như thế, họ có thể loan báo giáo huấn Phúc Âm một cách thích hợp cho người đương thời, phù hợp với não trạng của những người này.

Điều 249

Chương trình đào tạo tư tế phải dự liệu để các chủng sinh không những được học hỏi kỹ lưỡng về tiếng mẹ đẻ, mà còn thông thạo tiếng Latinh cũng như có kiến thức phù hợp với những ngoại ngữ nào xem ra cần thiết hoặc hữu ích cho việc đào tạo họ hoặc cho việc thi hành thừa tác vụ mục vụ.

Điều 250

Các môn triết học và thần học trong chủng viện có thể được giảng dạy kế tiếp nhau hoặc đồng thời với nhau, tùy theo chương trình đào tạo tư tế; những môn này phải kéo dài trong một thời gian tối thiểu là sáu năm trọn; hai năm dành cho các môn triết học và bốn năm dành cho các môn thần học.

Điều 251

Việc đào tạo triết học phải dựa vào di sản triết học có giá trị vĩnh cửu và cũng phải lưu tâm đến những tiến bộ của việc nghiên cứu triết học, việc đào tạo này đã được truyền đạt thế nào để hoàn chỉnh việc đào tạo nhân bản của các chủng sinh, để làm cho trí tuệ của họ được nhạy bén và để chuẩn bị cho họ có khả năng hơn để theo các lớp thần học.

Điều 252

§1. Việc đào tạo thần học phải được truyền đạt thế nào để các chủng sinh, trong ánh sáng đức tin và dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, am tường toàn bộ giáo lý Công giáo dựa trên mặc khải của Thiên Chúa, tìm được lương thực cho đời sống thiêng liêng của họ ở đó và họ có thể loan truyền và biện hộ cho giáo lý ấy một cách đúng đắn trong khi thi hành thừa tác vụ.

§2. Các chủng sinh phải học Thánh Kinh một cách đặc biệt kỹ lưỡng để có một cái nhìn về toàn bộ Thánh Kinh.

§3. Phải có các lớp thần học tín lý, luôn dựa vào Lời Chúa chứa đựng trong Thánh Kinh cùng với Thánh Truyền, để nhờ đó, với thánh Tôma làm tôn sư đặc biệt, các chủng sinh sẽ học biết tường tận hơn các mầu nhiệm cứu độ; ngoài ra, cũng phải có các lớp thần học luân lý và mục vụ, giáo luật, phụng vụ, giáo sử và những môn phụ hoặc chuyên ngành khác, chiếu theo những quy định của chương trình đào tạo tư tế.

Điều 253

§1. Giám Mục hoặc các Giám Mục liên hệ chỉ nên bổ nhiệm vào chức giáo sư các môn triết học, thần học và giáo luật, những người trổi vượt về nhân đức, có học vị tiến sĩ hoặc cư nhân của một đại học hoặc phân khoa được Tông Tòa công nhận.

§2. Phải liệu bổ nhiệm những giáo sư riêng biệt để dạy Thánh Kinh, thần học tín lý, thần học luân lý, phụng vụ, triết học, giáo luật, giáo sử và các môn khác theo phương pháp riêng.

§3. Giáo sư nào thiếu sót nghiêm trọng trong nhiệm vụ mình sẽ bị nhà chức trách nói đến ở §1 giải nhiệm.

Điều 254

§1. Khi giảng dạy, các giáo sư luôn phải lưu ý đến tính thống nhất mật thiết và tính hòa hợp của toàn bộ giáo lý đức tin, để các chủng sinh ý thức được mình đang học một khoa duy nhất; để đạt mục tiệu đó cách tốt đẹp, phải có một vị chịu trách nhiệm điều hành việc tổ chức toàn bộ các môn học trong chủng viện.

§2. Phải đào tạo các chủng sinh thế nào để họ trở thành những người có khả năng tìm hiểu các vấn đề bằng những việc nghiên cứu thích hợp và theo phương pháp khoa học; vì vậy, họ phải có những sinh hoạt thực tập, trong đó họ học làm quen với một vài môn học bằng cách làm việc riêng, dưới sự hướng dẫn của các giáo sư.

Điều 255

Mặc dù toàn bộ việc đào tạo chủng sinh trong chủng viện đều nhằm mục đích mục vụ, nhưng phải có một chương trình đào tạo chuyên biệt về mục vụ; nhờ đó các chủng sinh học biết các nguyên tắc và phương pháp liên quan tới việc thực hành thừa tác vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo dân Chúa, tuy vẫn phải lưu ý tới các nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi.

Điều 256

§1. Các chủng sinh phải được đào tạo chu đáo trong các lãnh vực đặc biệt liên quan đến thừa tác vụ thánh, nhất là về việc thực hành huấn giáo và giảng thuyết, về việc thờ phượng Thiên Chúa, cách riêng là việc cử hành các bí tích, về việc giao tiếp với mọi người, kể cả những người ngoài Công giáo hoặc những người không tin, về việc điều hành giáo xứ và những trách vụ khác phải chu toàn.

§2. Phải dạy cho các chủng sinh biết những nhu cầu của Giáo Hội phổ quát, để họ quan tâm đến việc cổ vũ các ơn gọi, các vấn đề truyền giáo, đại kết và các vấn đề cấp bách khác, kể cả những vấn đề xã hội.

Điều 257

§1. Phải đào tạo các chủng sinh thế nào để họ không những quan tâm đến Giáo Hội địa phương nơi họ nhập tịch để phục vụ, mà còn quan tâm đến Giáo Hội phổ quát nữa, và sẳn sàng hiến thân cho các Giáo Hội địa phương đang có những nhu cầu thiết yếu.

§2. Giám Mục giáo phận phải lo liệu cho các giáo sĩ có ý định rời Giáo Hội địa phương của họ để tới một Giáo Hội địa phương thuộc miền khác được chuẩn bị thích đáng để thi hành thừa tác vụ thánh tại đó, cụ thể là học ngôn ngữ địa phương, am tường những định chế, những điều kiện xã hội, những phong tục và tập quán của miền đó.

Điều 258

Để học hỏi nghệ thuật tông đồ bằng việc thực hành trong thời gian học, và đặc biệt trong những kỳ nghỉ, luôn dưới sự hướng dẫn của một tư tế có kinh nghiệm, các chủng sinh phải khởi sự thực tập việc mục vụ bằng những công tác thích hợp và phù hợp với lứa tuổi của họ cũng như với những hoàn cảnh địa phương, được xác định theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền.

Điều 259

§1. Giám Mục giáo phận, hoặc các Giám Mục liên hệ, nếu là chủng viện liên giáo phận, quyết định về những gì liên quan đến việc chỉ đạo tối cao và việc quản trị chung của chủng viện.

§2. Giám Mục giáo phận, hoặc các Giám Mục liên hệ, nếu là chủng viện liên giáo phận, phải thường xuyên đích thân đến thăm chủng viện; các ngài phải theo dõi việc đào tạo các chủng sinh của mình, việc giảng dạy triết học và thần học tại chủng viện; các ngài còn phải tìm hiểu về ơn gọi, tính tình, lòng đạo đức và sự tiến bộ của các chủng sinh, nhất là để truyền các chức thánh.

Điều 260

Trong khi chu toàn nhiệm vụ riêng của mình, tất cả mọi người phải vâng lời vị giám đốc là người có trách nhiệm điều hành chủng viện hằng ngày, chiếu theo chương trình đào tạo tư tế và nội quy của chủng viện.

Điều 261

§1. Giám đốc chủng viện, và dưới quyền ngài là các vị điều hành và các giáo sư, mỗi người theo phận sự của mình, phải lo liệu để các chủng sinh giữ đúng mọi quy tắc trong chương trình đào tạo tư tế và nội quy của chủng viện.

§2. Giám đốc chủng viện và giám học phải ân cần lo cho các giáo sư chu toàn đúng phận sự của họ theo những quy định của chương trình đào tạo tư tế và nội quy của chủng viện.

Điều 262

Chủng viện phải được miễn khỏi quyền lãnh đạo của giáo xứ; giám đốc chủng viện hoặc người được ngài ủy quyền phải thi hành chức vụ cha sở đối với hết mọi người trong chủng viện, ngoại trừ vấn đề hôn nhân và miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 985.

Điều 263

Giám Mục giáo phận, hoặc các Giám Mục liên hệ, nếu là chủng viện liên giáo phận, theo phần đã được các ngài ấn định qua một sự thoả thuận chung, phải lo cung ứng cho việc xây dựng và bảo trì chủng viện, việc nuôi dưỡng các chủng sinh, thù lao cho các giáo sư và các nhu cầu khác của chủng viện.

Điều 264

§1. Để cung ứng cho các nhu cầu của chủng viện, ngoài tiền quyên góp được nói đến ở điều 1266, Giám Mục có thể bổ một khoản đóng góp trong giáo phận.

§2. Tất cả mọi pháp nhân thuộc Giáo Hội, kể cả các pháp nhân tư, có trụ sở trong giáo phận, phải đóng góp cho chủng viện, trừ khi những pháp nhân đó chỉ sống nhờ của bố thí hoặc trong những pháp nhân ấy hiện có một hiệp đoàn giáo sư hay sinh viên nhằm mục đích cổ động cho công ích của Giáo Hội; sự đóng góp này có tính cách phổ quát, tương xứng với hoa lợi của những người đóng góp và được ấn định tùy theo những nhu cầu của chủng viện.

 

Chương 2: Sự Nhập Tịch Của Các Giáo Sĩ

Điều 265

Bất cứ giáo sĩ nào cũng phải nhập tịch hoặc vào một Giáo Hội địa phương hay vào một hạt giám chức tòng nhân, hoặc vào một tu hội thánh hiến hay vào một tu đoàn có năng quyền đó; như vậy, tuyệt đối không chấp nhận các giáo sĩ không có Bề Trên hoặc không có cư sở.

Điều 266

§1. Do việc lãnh chức phó tế, một người trở thành giáo sĩ và được nhập tịch vào một Giáo Hội địa phương hoặc một hạt giám chức tòng nhân mà được tiến chức để phục vụ.

§2. Thành viên đã khấn trọn đời trong một hội dòng hoặc đã vĩnh viễn gia nhập vào một tu đoàn tông đồ giáo sĩ được nhập tịch như một giáo sĩ vào hội dòng hay tu đoàn ấy do việc lãnh chức phó tế, trừ khi hiến pháp của tu đoàn ấn định cách khác.

§3. Do việc lãnh chức phó tế, thành viên của một tu hội đời được nhập tịch vào Giáo Hội địa phương nơi họ được tiến chức để phục vụ, trừ khi được Tông tòa chuẩn nhượng cho nhập tịch vào chính tu hội.

Điều 267

§1. Để được nhập tịch hữu hiệu vào một Giáo Hội địa phương khác, một giáo sĩ đã nhập tịch rồi cần phải có văn thư xuất tịch của Giám Mục giáo phận do chính ngài ký tên; và cũng phải được Giám Mục giáo phận của Giáo Hội địa phương tại nơi giáo sĩ ước muốn nhập tịch ban văn thư nhập tịch do chính ngài ký tên.

§2. Như vậy, việc xuất tịch được cấp chỉ có hiệu lực sau khi đã được nhập tịch vào một Giáo Hội địa phương khác.

Điều 268

§1. Giáo sĩ nào đã rời Giáo Hội địa phương của mình sang một Giáo Hội địa phương khác cách hợp pháp, thì chiếu theo luật định sẽ được nhập tịch vào Giáo Hội địa phương đó sau năm năm, nếu đương sự đã viết đơn ngõ ý với giám Mục giáo phận của Giáo Hội tiếp nhận, cũng như với Giám Mục riêng của mình, và nếu không vị nào trong hai vị tỏ ý phản kháng bằng văn thư trong thời gian bốn tháng kể từ ngày nhận được đơn.

§2. Do việc được thâu nhận trọn đời hay vĩnh viễn vào một tu hội thánh hiến hay một tu đoàn tông đồ giáo sĩ nào, chiếu theo quy tắc của điều 266 §2, đã được nhập tịch vào tu hội hoặc tu đoàn ấy thì được xuất tịch khỏi Giáo Hội địa phương của mình.

Điều 269

Giám Mục giáo phận không được cho phép một giáo sĩ nhập tịch trừ khi:

10 nhu cầu hoặc ích lợi của Giáo Hội địa phương đòi hỏi, và phải tuân giữ những quy định của luật liên quan tới việc cấp dưỡng xứng hợp cho các giáo sĩ.

20 ngài biết chắc phép xuất tịch đã được ban qua một văn thư hợp pháp, và ngài còn được Giám Mục giáo phận cho xuất tịch cung cấp những chứng từ thích hợp, một cách bí mật nếu cần, về đời sống, tư cách và việc học hành của giáo sĩ.

30 giáo sĩ đã tỏ bày bằng văn thư với chính Giám Mục giáo phận rằng mình muốn hiến thân phục vụ Giáo Hội địa phương mới, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 270

Chỉ có thể cho phép xuất tịch một cách hợp pháp khi có những lý do chính đáng, chẳng hạn như lợi ích của Giáo Hội hoặc thiện ích của chính giáo sĩ; tuy nhiên không được từ chối ban phép xuất tịch, trừ khi có những lý do nghiêm trọng, nhưng giáo sĩ nào thấy mình bị thiệt thòi và tìm được một Giám Mục đón nhận thì được phép thượng cầu chống lại quyết định ấy.

Điều 271

§1. Ngoài trường hợp thật sự cần thiết cho Giáo Hội địa phương mình, Giám Mục giáo phận không được từ chối cho phép các giáo sĩ mà ngài biết là họ đã sẵn sàng và có đủ khả năng đi tới những miền thiếu giáo sĩ nghiêm trọng để thi hành thừa tác vụ thánh, tuy nhiên, ngài phải liệu sao để các quyền lợi và nhiệm vụ của những giáo sĩ ấy được ấn định qua một văn thư thoả thuận với Giám Mục giáo phận tại nơi họ đến.

§2. Giám Mục giáo phận có thể cho phép các giáo sĩ của mình tới một Giáo Hội địa phương khác trong một thời gian nhất định, tuy có thể gia hạn nhiều lần, tuy nhiên, những giáo sĩ đó vẫn nhập tịch tại Giáo Hội địa phương của mình, và khi trở về, họ vẫn hưởng mọi quyền lợi vốn có, như thể họ đã thi hành thừa tác vụ thánh tại đây.

§3. Giáo sĩ nào đã chuyển sang một Giáo Hội địa phương khác cách hợp lệ, nhưng còn nhập tịch tại Giáo Hội mình, thì vẫn có thể bị Giám Mục giáo phận mình triệu hồi vì một lý do chính đáng, miễn là vẫn tôn trọng những thoả thuận đã ký kết với Giám Mục kia, cũng như sự hợp tình hợp lý tự nhiên; cũng thế, một khi đã tuân giữ cùng những điều kiện đó, Giám Mục của giáo phận kia có thể từ chối cho phép giáo sĩ lưu lại trong địa hạt của ngài vì một lý do chính đáng.

Điều 272

Giám Quản giáo phận không thể ban phép xuất tịch và nhập tịch, cũng không thể ban phép chuyển sang một Giáo Hội địa phương khác, trừ khi tòa giám mục đã khuyết vị được một năm và có sự đồng ý của ban tư vấn.

 

Chương 3: Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Giáo Sĩ

Điều 273

Các giáo sĩ có nghĩa vụ đặc biệt phải tỏ lòng kính trọng và vâng phục Đức Giáo Hoàng và Đấng Bản Quyền của mình.

Điều 274

§1. Chỉ có các giáo sĩ mới có thể đảm nhận những giáo vụ mà việc thi hành đòi phải có quyền thánh chức hoặc quyền lãnh đạo trong Giáo Hội.

§2. Trừ khi có ngăn trở hợp pháp miễn cho, các giáo sĩ buộc phải lãnh nhận và trung thành chu toàn nhiệm vụ được Đấng Bản Quyền của mình trao phó.

Điều 275

§1. Vì hoạt động của tất cả các giáo sĩ đều nhằm đến việc xây dựng Thân Mình Đức Kitô, nên họ phải hiệp nhất với nhau trong tình huynh đệ và lời cầu nguyện, và phải cộng tác với nhau theo những quy định của luật riêng.

§2. Các giáo sĩ phải nhìn nhận và cổ vũ sứ mạng mà các giáo dân thi hành, mỗi người theo phần mình, trong Giáo Hội và trong thế giới.

Điều 276

§1. Trong cuộc sống của mình, các giáo sĩ buộc phải theo đuổi sự thánh thiện vì một lý do đặc biệt, bởi vì do việc lãnh bí tích truyền chức, họ đã được thánh hiến cho Thiên Chúa với một tước hiệu mới, họ là những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa để phục vụ dân Ngài.

§2. Để có thể đạt tới sự trọn lành ấy:

10 trước hết, họ phải chu toàn những nghĩa vụ của thừa tác vụ mục vụ một cách trung thành và không mệt mỏi;

20 họ phải nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình bằng hai bàn tiệc Thánh Kinh và Thánh Thể; vì thế, các tư tế được khẩn khoản mời gọi dâng Thánh Lễ mỗi ngày; còn các phó tế thì phải tham dự hiến lễ ấy hằng ngày;

30 các tư tế cũng như các phó tế chuẩn bị làm linh mục, hằng ngày buộc phải chu toàn các giờ kinh phụng vụ theo những sách phụng vụ riêng đã được phê chuẩn; còn các phó tế vĩnh viễn chỉ buộc chu toàn phần nào đã được Hội Đồng Giám Mục ấn định;

40 họ cũng buộc tham dự tĩnh tâm, theo những quy định của luật địa phương.

50 họ được khuyến khích thực hành việc tâm nguyện cách đều đặn, siêng năng lãnh nhận bí tích sám hối, tôn sùng Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa cách đặc biệt, và sử dụng các phương thế thánh hóa khác, chung hay riêng.

Điều 277

§1. Các giáo sĩ buộc phải giữ đức khiết tịnh hoàn toàn và vĩnh viễn vì Nước Trời, vì vậy, họ phải sống bậc độc thân là một hồng ân riêng của Thiên Chúa, nhờ đó, các thừa tác viên có chức thánh có thể kết hợp với Đức Kitô dễ dàng hơn bằng một con tim không chia sẻ và được thong dong hơn để hiến thân phụng sự Thiên Chúa và nhân loại.

§2. Các giáo sĩ phải hết sức thận trọng khi giao tiếp với những người mà việc năng lui tới có thể gây nguy hại cho nghĩa vụ giữ đức khiết tịnh của mình hoặc sinh gương xấu cho các tín hữu.

§3. Giám Mục giáo phận ấn định những quy tắc rõ ràng hơn về vấn đề này, và thẩm định việc tuân giữ nghĩa vụ này trong những trường hợp đặc biệt.

Điều 278

§1. Các giáo sĩ triều có quyền thành lập hiệp hội cùng với những người khác nhằm theo đuổi những mục đích phù hợp với bậc giáo sĩ.

§2. Các giáo sĩ triều phải thấy tầm quan trọng của các hiệp hội, nhất là các hiệp hội mà nội quy đã được nhà chức trách có thẩm quyền phê chuẩn, nhằm thúc giục nhau nên thánh trong việc thi hành tác vụ, các giáo sĩ hiệp nhất với nhau và với Giám Mục của mình, nhờ có một luật sống thích hợp và được chấp nhận hợp lệ, cũng như nhờ sự tương trợ huynh đệ.

§3. Các giáo sĩ không được thiết lập hay tham gia các hiệp hội mà mục đích cũng như hoạt động không tương hợp với những nghĩa vụ riêng của bậc giáo sĩ, hoặc có thể gây trở ngại cho việc cần mẫn chu toàn các nhiệm vụ do nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội trao phó.

Điều 279

§1. Ngay cả sau khi đã chịu chức tư tế, các giáo sĩ phải tiếp tục học các môn thánh khoa; phải theo sát học thuyết vững chắc dựa trên Thánh Kinh, được tiền nhân truyền lại và đã được tiếp nhận chung trong Giáo Hội, như đã được xác định, nhất là trong những văn kiện của các Công Đồng và của các Đức Giáo Hoàng; họ nên tránh những trào lưu thế tục mới lạ và những khoa học giả hiệu.

§2. Dựa theo quy định của luật địa phương, các tư tế phải tham dự những khóa mục vụ được tổ chức sau khi đã chịu chức tư tế, và vào những thời kỳ do luật ấy ấn định, họ cũng phải tham dự những lớp học khác, những buổi hội thảo về thần học hoặc những buổi thuyết trình, nhờ đó, họ có cơ hội thu nhập kiến thức sâu rộng hơn về các thánh khoa và về các phương pháp mục vụ.

§3. Các linh mục cũng phải tiếp tục thu thập kiến thức về những khoa học khác, nhất là những khoa học có liên hệ với những thánh khoa, đặc biệt khi những kiến thức ấy giúp ích cho việc thi hành thừa tác mục vụ.

Điều 280

Hết sức khuyến khích các giáo sĩ nên có một đời sống chung theo một hình thức nào đó; và ở đâu đã có đời sống chung thì phải duy trì hết sức có thể.

Điều 281

§1. Khi hiến thân cho thừa tác vụ của Giáo Hội, các giáo sĩ đáng được hưởng thù lao tương xứng với địa vị của họ, xét theo bản chất nhiệm vụ đảm trách cũng như các hoàn cảnh của mỗi thời và mỗi nơi; nhờ đó họ có thể đáp ứng các nhu cầu cá nhân và trả công xứng đáng cho những người phục vụ họ.

§2. Cũng phải liệu sao để các giáo sĩ được hưởng trợ cấp xã hội, nhờ đó có thể chu cấp thích đáng cho những nhu cầu của họ trong trường hợp đau yếu, tàn tật hoặc cao niên.

§3. Các phó tế đã kết bạn hiến thân trọn vẹn cho tác vụ của Giáo Hội thì đáng được hưởng một khoản thù lao để có thể chu cấp cho những nhu cầu của bản thân và gia đình; còn những vị được hưởng một khoản thù lao hợp tình hợp lý do nghề nghiệp dân sự họ đang làm hay đã làm trước đây, thì hãy dùng lợi tức nghề nghiệp để lo liệu chu cấp cho những nhu cầu của bản thân và gia đình.

Điều 282

§1. Các giáo sĩ phải có một nếp sống giản dị và phải xa lánh tất cả những gì có vẻ hào nhoáng.

§2. Những gì nhận được khi thi hành giáo vụ, sau khi chu cấp xứng đáng cho bản thân và cho việc chu toàn mọi bổn phận của bậc mình, các giáo sĩ phải dành phần dư thừa cho lợi ích của Giáo Hội và những công cuộc bác ái.

Điều 283

§1. Dù không có giáo vụ gắn liền với trú sở, các giáo sĩ không được rời khỏi giáo phận trong một thời gian đáng kể, theo sự ấn định của luât địa phương, nếu không có phép của Đấng Bản Quyền của mình, ít là được suy đoán.

§2. Tuy nhiên, hằng năm các giáo sĩ được hưởng một kỳ nghỉ phải chăng và vừa đủ, do luật phổ quát hoặc luật địa phương ấn định.

Điều 284

Các giáo sĩ phải mặc tu phục Giáo Hội xứng hợp, theo những quy tắc do Hội Đồng Giám Mục ban hành và theo tập tục hợp lệ tại địa phương.

Điều 285

§1. Các giáo sĩ phải tuyệt đối xa lánh tất cả những điều bất xứng với bậc mình, theo những quy định của luật địa phương.

§2. Họ phải tránh tất cả những điều, tuy không bất xứng, nhưng xa lạ với bậc giáo sĩ.

§3. Cấm các giáo sĩ giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự.

§4. Không có phép của Đấng Bản Quyền, các giáo sĩ không được quản trị tài sản thuộc về giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải tường trình sổ sách; cũng không được đứng ra bảo đảm, cho dù dựa vào tài sản riêng mình, nếu không tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền riêng; cũng thế, họ phải tránh ký kết những thương phiếu tài chính vì đó mà họ buộc phải trả tiền, dù không xác định rõ nguyên do.

Điều 286

Cấm các giáo sĩ đích thân hoặc nhờ người khác kinh doanh hoặc buôn bán nhằm kiếm lợi cho bản thân hoặc cho người khác, khi không có phép của nhà chức trách Giáo Hội hợp pháp.

Điều 287

§1. Các giáo sĩ phải luôn luôn hết sức cố gắng duy trì sự hòa bình và hòa hợp giữa mọi người, dựa trên nền tảng công lý.

§2. Các giáo sĩ không được tích cực tham gia vào các đảng phái chính trị, hoặc lãnh đạo các nghiệp đoàn, trừ khi theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và việc cổ vũ công ích đòi hỏi như vậy.

Điều 288

Các phó tế vĩnh viễn không buộc giữ những quy định của các điều 284, 285 §§3 và 4, 286, 287 §2, trừ khi luật địa phương ấn định cách khác.

Điều 289

§1. Vì nghĩa vụ quân sự hầu như không thích hợp cho bậc giáo sĩ, cho nên các giáo sĩ cũng như các ứng sinh chuẩn bị lãnh chức thánh không được tình nguyện tòng quân, nếu không có phép của Đấng Bản Quyền mình.

§2. Các giáo sĩ phải được hưởng những đặc miễn khỏi thi hành các nhiệm vụ và các chức vụ công quyền không thích hợp với bậc giáo sĩ mà luật dân sự, các hiệp định, hoặc các tập tục dành cho họ, trừ khi Đấng Bản Quyền riêng đã định đã định cách khác trong những trường hợp đặc biệt.

 

Chương 4: Mất Bậc Giáo Sĩ

Điều 290

Việc phong chức thánh, một khi được lãnh nhận cách hữu hiệu, không bao giờ trở nên vô hiệu. Tuy nhiên, một giáo sĩ có thể mất bậc giáo sĩ:

10 do bản án tại tòa hoặc do sắc lệnh hành chính tuyên bố việc phong chức thánh vô hiệu;

20 do hình phạt sa thải đã được tuyên kết hợp lệ;

30 do phúc chiếu của Tông Toà; nhưng Tông Tòa chỉ ban phúc chiếu này cho các phó tế khi có lý do nghiêm trọng, và cho các linh mục khi có lý do rất nghiêm trọng mà thôi.

Điều 291

Ngoài trường hợp được nói đến ở điều 290, 10, sự mất hàng giáo sĩ không bao hàm việc miễn chuẩn nghĩa vụ độc thân, quyền miễn chuẩn này chỉ do một mình Đức Giáo Hoàng Rôma ban mà thôi.

Điều 292

Giáo sĩ nào mất bậc giáo sĩ chiếu theo quy tắc của luật, thì đồng thời mất mọi quyền lợi riêng của bậc giáo sĩ và không buộc giữ những nghĩa vụ của bậc giáo sĩ nữa, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 291; đương sự bị cấm thi hành quyền chức thánh, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 976; đương sự cũng bị tước mọi giáo vụ, mọi trọng trách và mọi quyền thừa ủy.

Điều 293

Giáo sĩ nào đã mất bậc giáo sĩ thì không thể tái gia nhập hàng giáo sĩ, nếu không có phúc chiếu của Tông Toà.

 

Đề Mục 4: Hạt Giám Chức Tòng Nhân

Điều 294

Nhằm cổ vũ việc phân phối hợp lý các linh mục, hoặc để thực hiện những công tác mục vụ hay truyền giáo riêng cho những miền khác nhau hoặc cho những nhóm khác nhau trong xã hội, Tông Tòa có thể thiết lập các hạt giám chức tòng nhân gồm các linh mục và các phó tế thuộc hàng giáo sĩ triều, sau khi đã tham khảo các Hội Đồng Giám Mục liên hệ.

Điều 295

§1. Hạt giám chức tòng nhân được điều hành bởi những quy chế do Tông Tòa soạn thảo, có một vị Giám Chức đứng đầu như là Đấng Bản Quyền riêng; vị này có quyền lập một chủng viện quốc gia hoặc quốc tế cũng như có quyền cho các chủng sinh nhập tịch và tiến cử họ lên chức thánh với danh nghĩa là để phục vụ hạt giám chức.

§2. Vị Giám Chức phải quan tâm đến việc đào tạo thiêng liêng cho những người được tiến cử với danh nghĩa nói trên, cũng như đến việc chu cấp xứng đáng cho họ.

Điều 296

Các giáo dân có thể dấn thân làm việc tông đồ cho hạt giám chức tòng nhân theo những thoả thuận đã được ký kết với vị Giám Chức; nhưng phương thức tổ chức việc cộng tác này cũng như những nghĩa vụ và quyền lợi chính yếu của hạt giám chức phải được xác định rõ ràng trong quy chế.

Điều 297

Quy chế cũng phải xác định những tương quan giữa hạt giám chức tòng nhân với các Đấng Bản Quyền địa phương của các Giáo Hội địa phương, là nơi mà hạt giám chức đang thực hiện hoặc ước ao thực hiện những công tác mục vụ hay truyền giáo, với sự đồng ý trước của Giám Mục giáo phận.

 

Đề Mục 5: Các Hiệp Hội Kitô Hữu

Chương 1: Những Quy Tắc Chung

Điều 298

§1. Trong Giáo Hội có những hiệp hội khác với các tu hội thánh hiến và các tu đoàn tông đồ, trong đó, các Kitô hữu, hoặc giáo sĩ hoặc giáo dân, hoặc cả giáo sĩ lẫn giáo dân cùng chung sức hoạt động nhằm phát triển một đời sống hoàn thiện hơn, hoặc cổ vũ việc phụng tự công hay học thuyết Kitô giáo, hoặc thực hiện các việc tông đồ khác, như truyền bá Phúc Âm, thi hành các việc đạo đức hoặc bác ái, và đem tinh thần Kitô giáo vào lĩnh vực trần thế.

§2. Các Kitô hữu nên ưu tiên ghi tên vào những hiệp hội nào đã được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội thiết lập, ban khen hoặc giới thiệu.

Điều 299

§1. Các Kitô hữu có trọn quyền thoả thuận riêng với nhau để thành lập các hiệp hội, nhằm theo đuổi những mục đích được nói đến ở điều 298 §1, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 301 §1.

§2. Các hiệp hội như vậy, dù được nhà chức trách Giáo Hội ban khen hoặc giới thiệu, vẫn được gọi là hiệp hội tư.

§3. Không hiệp hội tư nào của các Kitô hữu được công nhận trong Giáo Hội, nếu quy chế của hiệp hội ấy không được nhà chức trách có thẩm quyền duyệt y.

Điều 300

Không hiệp hội nào được mang danh là “Công giáo” nếu không có sự đồng ý của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, chiếu theo quy tắc của điều 312.

Điều 301

§1. Chỉ có nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội thành lập các hiệp hội Kitô hữu nhằm giảng dạy học thuyết Kitô giáo nhân danh Giáo Hội, hoặc cổ động việc phụng tự công, hay những hiệp hội nhằm những mục đích khác mà việc theo đuổi tự bản chất được dành cho nhà chức trách Giáo Hội.

§2. Nếu thấy hữu ích, nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội cũng có thể thành lập các hiệp hội Kitô hữu nhằm theo đuổi, trực tiếp hoặc gián tiếp, những mục tiêu thiêng liêng khác, mà những sáng kiến riêng tư đã không đáp ứng đủ.

§3. Các hiệp hội Kitô hữu do nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội thành lập được gọi là hiệp hội công.

Điều 302

Những hiệp hội Kitô hữu nào thuộc quyền điều hành của các giáo sĩ, đảm nhận việc thi hành thánh chức và được nhà chức trách có thẩm quyền nhìn nhận như vậy, thì được gọi là hiệp hội giáo sĩ.

Điều 303

Những hiệp hội nào gồm các thành viên sống giữa đời nhưng thông dự vào tinh thần của một hội dòng, sống đời tông đồ và tiến đến sự trọn lành Kitô giáo dưới sự điều hành tối cao của hội dòng đó, thì được gọi là dòng ba hay bằng một danh xưng thích hợp khác.

Điều 304

§1. Tất cả mọi hiệp hội Kitô hữu, công hay tư, dù mang danh hiệu hay danh xưng nào đi nữa, đều phải có quy chế riêng xác định mục đích hoặc đối tượng xã hội, trụ sở, việc điều hành các điều kiện cần thiết để gia nhập, cũng như đường hướng hoạt động, xét theo nhu cầu hoặc lợi ích của mỗi thời và mỗi nơi.

§2. Các hiệp hội phải chọn một danh hiệu hay danh xưng thích hợp với phong tục của mỗi thời và mỗi nơi, nhất là hợp với mục đích mà hiệp hội theo đuổi.

Điều 305

§1. Tất cả mọi hiệp hội Kitô hữu đều đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, nhà chức trách này quan tâm đến sự toàn vẹn của đức tin và sự bảo toàn của phong hóa trong hiệp hội, và liệu sao để kỷ luật của Giáo Hội không bị lạm dụng; vì thế, nhà chức trách này có nghĩa vụ và có quyền thi hành việc giám sát chiếu theo quy tắc của luật và của quy chế; các hiệp hội ấy còn được đặt dưới quyền lãnh đạo của nhà chức trách nói trên theo những quy định của các điều khoản sau đây.

§2. Các hiệp hội thuộc bất cứ hình thức nào đều được đặt dưới sự giám sát của Tòa Thánh; chỉ có các hiệp hội giáo phận cũng như các hiệp hội khác theo mức độ đang hoạt động trong giáo phận mới được đặt dưới quyền giám sát của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 306

Để được hưởng các quyền lợi và các đặc ân, các ân xá, và các ơn ích thiêng liêng khác đã được ban cho một hiệp hội, thì điều kiện cần và đủ là đương sự đã được nhận vào hiệp hội cách hữu hiệu và đã không bị sa thải khỏi hiệp hội cách hợp pháp, theo những quy định của luật và những quy chế riêng của hiệp.

Điều 307

§1. Việc nhận các thành viên phải được thực hiện chiếu theo quy tắc của luật và quy chế của mỗi hiệp hội.

§2. Một người có thể ghi danh gia nhập nhiều hiệp hội.

§3. Những thành viên của các hội dòng, có thể ghi danh gia nhập các hiệp hội chiếu theo quy tắc của luật riêng, với sự ưng thuận của Bề Trên mình.

Điều 308

Một khi đã gia nhập vào hiệp hội cách hợp lệ, không người nào bị sa thải khỏi hiệp hội, nếu không có một lý do chính đáng chiếu theo quy tắc của luật và quy chế.

Điều 309

Các hiệp hội được thiết lập hợp pháp, chiếu theo quy tắc của luật và quy chế, có quyền ban hành những quy tắc riêng liên quan đến chính hiệp hội, tổ chức những buổi họp, chỉ định những người điều hành, những viên chức, những nhân viên và những người quản trị tài sản.

Điều 310

Một hiệp hội tư chưa được cấp tư cách pháp nhân, thì không thể là chủ thể có nghĩa vụ và quyền lợi với tư cách đó; tuy nhiên, các Kitô hữu đã gia nhập hiệp hội có thể cùng nhau kết lập các nghĩa vụ, thủ đắc và chấp hữu các quyền và các tài sản như những đồng sở hữu và đồng chấp hữu; họ có thể hành sử các quyền lợi và nghĩa vụ ấy qua người thụ ủy hoặc người đại diện.

Điều 311

Các thành viên của các tu hội thánh hiến lãnh đạo hoặc trợ giúp những hiệp hội được liên kết với tu hội mình theo một hình thức nào đó, phải liệu sao cho những hiệp hội đó giúp các việc tông đồ hiện có trong giáo phận, nhất là hợp tác với các hiệp hội có mục đích làm việc tông đồ trong giáo phận, dưới sự hướng dẫn của Đấng Bản Quyền địa phương.

 

Chương 2: Các Hiệp Hội Công Của Kitô Hữu

Điều 312

§1. Nhà chức trách có thẩm quyền thành lập các hiệp hội công là:

10 Toà Thánh, đối với các hiệp hội toàn cầu và quốc tế;

20 Hội Đồng Giám Mục trong địa hạt của mình, đối với các hiệp hội quốc gia, tức là các hiệp hội được thành lập để hoạt động trong toàn quốc;

30 Giám Mục giáo phận trong địa hạt mình, đối với các hiệp hội thuộc giáo phận, chứ không phải vị Giám Quản giáo phận, đừng kể những hiệp hội mà quyền thành lập đã được đặc ân tòa Thánh dành cho những người khác.

§2. Để thành lập một hiệp hội hoặc một chi nhánh của hiệp hội trong giáo phận cách hữu hiệu, dù quyền thành lập do đặc ân Tòa Thánh cấp, cần phải có sự đồng ý bằng văn thư của Giám Mục giáo phận; tuy nhiên, sự đồng ý của Giám Mục giáo phận ban phép thiết lập một nhà của hội dòng cũng có giá trị để thiết lập một hiệp hội riêng cho hội dòng ở trong chính nhà đó hay ở nhà thờ thuộc về nhà đó.

Điều 313

Hiệp hội công, cũng như liên hiệp các hiệp hội công, trở thành pháp nhân do chính sắc lệnh thành lập của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội chiếu theo quy tắc của điều 312, và nhận lãnh sứ mạng, trong mức độ cần thiết, để theo đuổi những mục đích mà hiệp hội đã tự đề ra cho mình nhân danh Giáo Hội.

Điều 314

Những quy chế của bất cứ hiệp hội công nào, cũng như việc tu chính hoặc thay đổi, đều cần phải có sự phê chuẩn của nhà chức trách Giáo Hội có quyền thành lập hiệp hiệp hội ấy chiếu theo quy tắc của điều 312 §1.

Điều 315

Các hiệp hội công có thể tự mình thực hiện những dự án phù hợp với bản chất riêng và được điều hành chiếu theo quy tắc của những quy chế, nhưng dưới sự hướng dẫn tối cao của nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1.

Điều 316

§1. Người nào đã công khai chối bỏ đức tin Công giáo hoặc không còn hiệp thông với Giáo Hội, hoặc bị vạ tuyệt thông đã tuyên kết hay đã tuyên bố, thì không thể được nhận vào các hiệp hội công cách thành sự.

§2. Những người gia nhập cách hợp lệ mà rơi vào một trường hợp của §1, sau đã bị cảnh cáo, phải bị sa thải khỏi hiệp hội, vẫn giữ những quy chế và quyền thượng cầu lên nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1.

Điều 317

§1. Nếu quy chế không dự liệu cách khác, thì việc chuẩn y vị điều hành hiệp hội công do chính hiệp hội bầu lên, hoặc bổ nhiệm người đã được đề cử, hoặc chỉ định theo quyền riêng thuộc về nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1; chính nhà chức trách Giáo Hội ấy bổ nhiệm vị tuyên uý hoặc trợ uý, sau khi đã tham khảo ý kiến của các thành viên cấp cao của hiệp hội khi thấy thuận tiện.

§2. Quy tắc ở §1 cũng có giá trị đối với các hiệp hội do những thành viên của các hội dòng thành lập ngoài các nhà nhờ hay nhà riêng của hội dòng, nhờ đặc ân Tòa Thánh; còn các hiệp hội do những thành viên của các hội dòng thành lập tại các nhà thờ hay tại nhà riêng của hội dòng, thì việc bổ nhiệm hay chuẩn y vị điều hành và vị tuyên uý thuộc về Bề Trên hội dòng chiếu theo quy tắc của các quy chế.

§3. Trong những hiệp hội không thuộc giáo sĩ, các giáo dân có thể giữ nhiệm vụ điều hành; vị tuyên uý hoặc trợ uý không được đảm nhậm nhiệm vụ này, trừ khi quy chế đã dự liệu cách khác.

§4. Trong các hiệp hội công của Kitô hữu trực tiếp nhằm việc thi hành việc tông đồ, những người đang giữ nhiệm vụ lãnh đạo trong các đảng phái chính trị không được làm vị điều hành.

Điều 318

§1. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, nơi nào có lý do nghiêm trọng đòi hỏi nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1 có thể chỉ định một ủy viên để nhân danh mình tạm thời điều khiển hiệp hội.

§2. Người nào đã bổ nhiệm hoặc chuẩn y vị điều hành của một hiệp hội công thì có thể giải nhiệm vị này vì một lý do chính đáng, nhưng sau khi đã tham khảo chính vị điều hành cũng như những viên chức cấp cao của hiệp hội, chiếu theo quy tắc của các quy chế; người nào bổ nhiệm vị tuyên uý thì có thể sa thải vị này chiếu theo quy tắc của các điều 192-195.

Điều 319

§1. Trừ khi luật quy định cách khác, hiệp hội công nào được thành lập hợp pháp sẽ quản trị tài sản hiện có chiếu theo quy tắc của các quy chế dưới sự chỉ đạo tối cao của nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1, và hằng năm hiệp hội phải tường trình việc quản trị với nhà chức trách Giáo Hội.

§2. Hiệp hội cũng phải tường trình trung thực với nhà chức trách Giáo Hội ấy về việc sử dụng các của dâng cúng và bố thí đã nhận được.

Điều 320

§1. Chỉ có Tòa Thánh mới có thể giải thể các hiệp hội do mình thành lập.

§2. Vì những lý do nghiêm trọng, Hội Đồng Giám Mục có thể giải thể các hiệp hội do chính mình thành lập; Giám Mục giáo phận có thể giải thể các hiệp hội do chính ngài thành lập và cả những hiệp hội do những thành viên của các hội dòng thành lập nhờ một đặc ân Tông tòa với sự ưng thuận của Giám Mục giáo phận.

§3. Nhà chức trách có thẩm quyền không được giải thể một hiệp hội công, nếu chưa tham khảo vị điều hành và các viên chức cấp cao khác.

 

Chương 3: Các Hiệp Hội Tư Của Kitô Hữu

Điều 321

Các Kitô hữu điều hành và lãnh đạo các hiệp hội tư theo những quy định của quy chế.

Điều 322

§1. Một hiệp tư của Kitô hữu có thể thủ đắc tư cách pháp nhân do sắc lệnh chính thức của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội được nói đếnở điều 312.

§2. Không hiệp hội tư nào của Kitô hữu có thể thủ đắc tư cách pháp nhân, nếu quy chế của hiệp hội chưa được nhà chức trách Giáo Hội được nói đến ở điều 312 §1 phê chuẩn. Tuy nhiên, việc phê chuẩn quy chế không thay đổi tính cách tư của hiệp hội.

Điều 323

§1. Mặc dù các hiệp hội tư của Kitô hữu được quyền tự trị chiếu theo quy tắc của điều 321, nhưng vẫn được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách Giáo Hội chiếu theo quy tắc của điều 305, cũng như dưới sự lãnh đạo của quyền bính ấy.

§2. Tuy vẫn tôn trọng quyền trị của các hiệp hội tư, nhưng việc quan tâm thế nào để tránh sự phân tán sức lực và hướng hoạt động tông đồ của các hiệp hội vào ích lợi chung còn thuộc về nhà chức trách Giáo Hội.

Điều 324

§1. Hiệp hội tư của Kitô hữu được tự do chỉ định vì điều hành và các viên chức chiếu theo quy tắc của các quy chế.

§2. Nếu muốn, hiệp hội tư của Kitô hữu có thể tự do chọn một vị cố vấn thiêng liêng giữa các tư tế đang thi hành tác vụ trong giáo phận cách hợp lệ; tuy nhiên, vị này phải được đấng Bản Quyền địa phương chuẩn y.

Điều 325

§1. Hiệp Hội tư của Kitô hữu được tự do quản trị tài sản hiện có, theo những quy định của quy chế, miễn là vẫn tôn trọng quyền giám sát của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội về việc sử dụng tài sản vào những mục đích của hiệp hội.

§2. Hiệp hội tư được đặt dưới quyền Đấng Bản Quyền địa phương chiếu theo quy tắc của điều 1301 trong những gì liên quan tới việc quản trị và phân phối các tài sản được dâng tặng hay được trao cho hiệp hội nhằm những mục tiêu đạo đức.

Điều 326

§1. Hiệp hội tư của Kitô hữu chấm dứt chiếu theo quy tắc của các quy chế; hiệp hội cũng có thể bị nhà chức trách có thẩm quyền, nếu hoạt động của hội gây ra một sự thiệt hại nghiêm trọng cho học thuyết hay kỷ luật của Giáo Hội, hoặc sinh gương xấu cho các tín hữu.

§2. Việc sử dụng tài sản của một hiệp hội đã bị giải thể phải được xác định chiếu theo quy tắc của các quy chế, miễn là vẫn tôn trọng những quyền lợi đã được thủ đắc và ý muốn của những người dâng tặng.

 

Chương 4: Quy Tắc Riêng Cho Phép Hiệp Hội Giáo Dân

Điều 327

Giáo dân phải coi trọng các hiệp được thiết lập nhằm những mục đích thiêng liêng được nói đến ở điều 298, đặc biệt các hiệp hội có mục đích làm cho lĩnh vực trần thế được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, và nhờ đó phát triển sự liên kết khắng khít hơn giữa đức tin và đời sống.

Điều 328

Những vị điều hành hiệp hội giáo dân, kể cả các hiệp hội được thành lập do đặc ân Tông Tòa, phải liệu sao để hiệp hội của họ cộng tác với các hiệp hội Kitô hữu khác, ở đâu thấy hữu ích, hầu sẵn lòng giúp đỡ các công cuộc Kitô giáo khác, nhất là các công cuộc hiện có trong cùng địa hạt.

Điều 329

Những vị điều hành các hiệp hội giáo dân phải liệu sao cho các hội viên được đào tạo đúng mức để làm việc tông đồ riêng của giáo dân.

 

PHẦN II: CƠ CẤU PHẨM TRẬT CỦA GIÁO HỘI (Điều 330 – 572)

Thiên 1: Quyển Tối Thượng Của Giáo Hội

Chương 1: Đức Giáo Hoàng Và Giám Mục Đoàn

Điều 330

Cũng như do ý định của Thiên Chúa, thánh Phêrô và các Tông Đồ khác đã hình thành một hiệp đoàn thế nào, thì Đức Giáo Hoàng Rôma, Đấng kế vị thánh Phêrô, và các Giám Mục, những người kế vị các Tông Đồ, cũng liên kết với nhau như vậy.

 

Tiết 1: Đức Giáo Hoàng Rôma

Điều 331

Giám Mục của Giáo Hội Rôma là người giữ nhiệm vụ Chúa đã trao ban cách đặc biệt cho thánh Phêrô, thủ lãnh của các Tông Đồ và nhiệm vụ đó phải được truyền lại cho những người kế vị ngài, ngài là thủ lãnh của Giám Mục đoàn, là Đấng Đại Diện Đức Kitô và là Chủ Chăn của toàn thể Giáo Hội trên trần gian; vì thế, do nhiệm vụ mình, ngài có thường quyền tối cao, trọn vẹn, trực tiếp và phổ quát trong Giáo Hội, và ngài luôn luôn có thể tự do thi hành quyền ấy.

Điều 332

§1. Đức Giáo Hoàng Rôma nhận lãnh quyền trọn vẹn và tối cao trong Giáo Hội do việc bầu cử hợp pháp mà ngài đã chấp nhận cùng với sự tấn phong Giám Mục. Vì thế, vị nào đắc cử Giáo Hoàng mà đã có chức Giám Mục, thì lãnh nhận quyền ấy ngay chính lúc ngài ưng nhận. Nhưng nếu vị đắc cử không có chức Giám Mục, thì ngài phải được tấn phong Giám Mục ngay lập tức.

§2. Nếu xảy ra trường hợp Đức Giáo Hoàng Rôma từ nhiệm, việc từ nhiệm phải được tự do và phải được bày tỏ cách hợp thức thì mới hữu hiệu, nhưng không cần được bất cứ ai chấp nhận.

Điều 333

§1. Do nhiệm vụ của ngài, Đức Giáo Hoàng Rôma không những có quyền trên Giáo Hội phổ quát, mà còn có thường quyền tối cao trên tất cả các Giáo Hội địa phương và những hợp đoàn của các Giáo Hội ấy, quyền tối cao này đồng thời củng cố và bảo đảm quyền riêng, thông thường và trực tiếp của các Giám Mục trong các Giáo Hội địa phương được trao phó cho các ngài coi sóc.

§2. Khi chu toàn nhiệm vụ mục tử tối cao trong Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng luôn luôn hiệp thông với các Giám Mục khác cũng như với Giáo Hội phổ quát; tuy nhiên, ngài có quyền xác định cách thức thi hành nhiệm vụ này, hoặc đơn phương, hoặc với hiệp đoàn, tùy theo các nhu cầu của Giáo Hội.

§3. Không được kháng cáo và cũng không được thượng cầu chống lại một phán quyết hay một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Rôma.

Điều 334

Các Giám Mục hỗ trợ Đức Giáo Hoàng Rôma trong khi thi ngài thi hành nhiệm vụ, bằng cách cộng tác với ngài dưới những hình thức khác nhau, như Thượng Hội Đồng Giám Mục. Ngoài ra, ngài còn được sự trợ giúp của các Nghị Phụ Hồng Y cũng như của những nhân vật khác và của những tổ chức khác nhau, tùy theo những nhu cầu của thời đại; nhân danh ngài và dưới quyền ngài,, tất cả các nhân vật và các tổ chức này chu toàn nhiệm vụ đã được ủy thác cho họ để mưu cầu thiện ích cho tất cả Giáo Hội, theo những quy tắc do luật ấn định.

Điều 335

Khi Tòa Rôma khuyết vị hoặc hoàn toàn bị cản trở, thì không được thay đổi bất cứ điều gì trong việc lãnh đạo Giáo Hội phổ quát; nhưng phải tuân hành những luật lệ đặc biệt đã được ban hành cho những hoàn cảnh ấy.

 

Tiết 2: Giám Mục Đoàn

Điều 336

Giám Mục đoàn gồm đầu là Đức Giáo Hoàng và những chi thể là các Giám Mục do việc thánh hiến bằng bí tích và bởi sự hiệp thông phẩm trật với đầu và với các chi thể của hiệp đoàn, trong đó, đoàn Tông Đồ được duy trì mãi mãi, Giám Mục đoàn cũng hiệp nhất với vị thủ lãnh, và không bao giờ được thiếu vị thủ lãnh là chủ thể của quyền tối cao và trọn vẹn trong Giáo Hội phổ quát.

Điều 337

§1. Giám Mục đoàn thi hành quyền bính trên Giáo Hội phổ quát cách long trọng tại Công Đồng chung.

§2. Giám Mục đoàn thi hành chính quyền bính ấy qua hành động hiệp nhất của các Giám Mục tản mác khắp thế giới, một hành động như thế phải do Đức Giáo Hoàng yêu cầu hoặc được ngài tự do chấp nhận, nhờ đó trở nên một hành động thực sự mang tính hiệp đoàn.

§3. Tùy nhu cầu Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Rôma tuyển chọn và đề xướng những cách thức để Giám Mục đoàn thi hành nhiệm vụ của mình với tính hiệp đoàn đối với Giáo Hội phổ quát.

Điều 338

§1. Chỉ một mình Đức Giáo Hoàng Rôma triệu tập Công Đồng chung, đích thân nhờ những người khác chủ toạ, cũng như di chuyển, đình hoãn hoặc giải tán Công Đồng, và phê chuẩn các sắc lệnh của Công Đồng.

§2. Đức Giáo Hoàng Rôma cũng ấn định những vấn đề sẽ được bàn luận trong Công Đồng và thiết lập nội quy phải giữ; các Nghị Phụ công đồng có thể thêm những vấn đề khác vào những vấn đề đã được Đức Giáo Hoàng Rôma đề xướng, nhưng phải được chuẩn y của ngài.

Điều 339

§1. Tất cả các Giám Mục thành viên trong Giám Mục đoàn và chỉ các ngài mới có quyền và bổn phận tham dự Công Đồng chung với quyền biểu quyết.

§2. Một số người khác không có phẩm chức Giám Mục cũng có thể được Quyền Bính Tối Cao trong Giáo Hội mời tham dự Công Đồng chung, và chính quyền bính ấy phải chỉ định vai trò của họ trong Công Đồng.

Điều 340

Nếu xảy ra trường hợp Tông Tòa khuyết vị trong thời gian họp Công Đồng, thì đương nhiên Công Đồng sẽ bị gián đoạn cho tới khi vị tân Giáo Hoàng truyền lệnh tiếp tục hoặc giải tán Công Đồng.

Điều 341

§1. Các sắc lệnh của Cộng Đồng chung chỉ có hiệu lực bắt buộc khi đã được Đức Giáo Hoàng Rôma cùng với các Nghị Phụ Công Đồng phê chuẩn, và sau đó được ngài chuẩn y và truyền ban hành và truyền ban hành.

§2. Các sắc lệnh do Giáo Mục đoàn ban hành bằng một hành động mang tính hiệp đoàn, theo một hình thức khác được Giáo Hoàng Rôma đề xuất hoặc được ngài tự do chấp nhận, cũng cần có sự chuẩn y và công bố như trên mới có hiệu lực bắt buộc.

 

Chương 2: Thượng Hội Đồng Giám Mục

Điều 342

Thượng Hội Đồng Giám Mục là hội nghị các Giám Mục được tuyển chọn từ các miền khác nhau trên thế giới, nhóm họp định kỳ để cổ vũ sự hiệp nhất mật thiết giữa Đức Giáo Hoàng Rôma và các Giám Mục, để góp ý kiến giúp Đức Giáo Hoàng trong việc bảo toàn và thăng tiến đức tin và phong hoá, cũng như trong việc quy trì và củng cố kỷ luật Giáo Hội, và cũng để nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hoạt động của Giáo Hội trong thế giới.

Điều 343

Thượng Hội Đồng Giám Mục bàn thảo những vấn đề được đề ra và bày tỏ những nguyện vọng, nhưng không được giải quyết những vấn đề đó và cũng không được ban hành các sắc lệnh về các vấn đề đó; trừ khi được Đức Giáo Hoàng cho quyền biểu quyết trong những trường hợp nhất định, trong trường hợp này, ngài phê chuẩn các quyết định của Thượng Hội Đồng.

Điều 344

Thượng Hội Đồng Giám Mục phục tùng trực tiếp quyền bính của Đức Giáo Hoàng Rôma là vị:

10 triệu tập Thượng Hội Đồng mỗi khi thấy thuận tiện và chỉ định nơi hội họp;

20 phê chuẩn việc lựa chọn các thành viên được bầu chiếu theo quy tắc của luật riêng, chỉ định và bổ nhiệm các thành viên khác;

30 ấn định đề tài của những vấn đề sẽ được bàn luận vào thời điểm thích hợp chiếu theo quy tắc của luật riêng và trước khi Thượng Hội Đồng khai mạc;

40 hoạch định chương trình nghị sự;

50 đích thân hay nhờ những người khác chủ toạ Thượng Hội Đồng.

60 bế mạc, di chuyển, đình hoãn và giải tán Thượng Hội Đồng.

Điều 345

Thượng Hội Đồng Giám Mục có thể được họp trong một đại hội chung, hoặc thường lệ, hoặc ngoại lệ, để thảo luận về những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của Giáo Hội phổ quát, hoặc có thể được họp trong một đại hội đặc biệt, để thảo luận về những vấn đề liên quan trực tiếp đến một hoặc nhiều miền nhất định.

Điều 346

§1. Thượng Hội Đồng Giám Mục được họp trong đại hội chung thường lệ gồm những thành viên phần đông là Giám Mục được các Hội Đồng Giám Mục chọn cho từng đại hội, tùy những quy định do luật riêng của Thượng Hội Đồng ấn định; những thành viên khác được chỉ định do chính luật riêng đó; những thành viên khác nữa do Đức Giáo Hoàng trực tiếp chỉ định; thêm vào đó là một số thành viên của các hội dòng giáo sĩ được lựa chọn chiếu theo quy tắc của luật riêng ấy.

§2. Thượng Hội Đồng Giám Mục được họp trong đại hội chung ngoại lệ để bàn về những vấn đề đòi hỏi phải có một quyết định mau lẹ, gồm những thành viên phần đông là Giám Mục do luật riêng của Thượng Hội Đồng chỉ định chiếu theo chức vụ các ngài đang đảm nhiệm; những thành viên khác do Đức Giáo Hoàng trực tiếp chỉ định; thêm vào đó là một số thành viên của các hội dòng giáo sĩ được lựa chọn chiếu theo quy tắc của luật riêng ấy.

§3. Thượng Hội Đồng Giám Mục được họp trong đại hội đặc biệt gồm những thành viên được lựa chọn, chủ yếu trong những miền mà vì đó Thượng Hội Đồng được triệu tập, chiếu theo quy tắc của luật riêng điều hành Thượng Hội Đồng.

Điều 347

§1. Nhiệm vụ được trao cho các Giám Mục và các thành viên khác trong Thượng Hội Đồng chấm dứt khi Đức Giáo Hoàng tuyên bố bế mạc hội nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

§2. Nếu Tông Tòa khuyết vị sau khi đã triệu tập Thượng Hội Đồng hoặc đang khi họp, thì Hội Nghị của Thượng Hội Đồng đương nhiên bị đình hoãn, và nhiệm vụ được trao cho các thành viên của Thượng Hội Đồng cũng bị đình hoãn cho đến khi vị tân Giáo Hoàng ra sắc lệnh giải tán hoặc tiếp tục hội nghị.

Điều 348

§1. Thượng Hội Đồng Giám Mục có văn phòng tổng thư ký thường trực dưới sự điều hành của một tổng thư ký được Đức Giáo Hoàng Rôma bổ nhiệm, để giúp đỡ tổng thư ký có một hội đồng thư ký gồm các Giám Mục, trong đó, một số vị được chính Thượng Hội Đồng Giám Mục lựa chọn chiếu theo quy tắc của luật riêng, một số khác được Đức Giáo Hoàng Rôma bổ nhiệm; nhiệm vụ của tất cả những vị này chấm dứt khi hội nghị chung lần sau bắt đầu.

§1. Ngoài ra, còn đặt một hay nhiều thư ký đặc biệt do Đức Giáo Hoàng Rôma bổ nhiệm cho mỗi kỳ hội nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục; những vị này chỉ giữ nhiệm vụ đã được trao phó cho tới khi hội nghị của Thượng Hội Đồng kết thúc.

 

Chương 3: Các Hồng Y Giáo Hội Rôma

Điều 349

Các Hồng Y của Giáo Hội Rôma tạo thành một hiệp đoàn riêng, hiệp đoàn này lo liệu việc bầu cử Đức Giáo Hoàng Rôma chiếu theo quy tắc của luật riêng; các Hồng Y cũng trợ giúp Đức Giáo Hoàng bằng hành động mang tính hiêp đoàn, khi các ngài được triệu tập để cùng bàn luận những vấn đề quan trọng; hoặc với tính cách cá nhân bằng cách giúp Đức Giáo Hoàng Rôma qua những nhiệm vụ khác nhau mà các ngài đang đảm nhận, nhất là qua việc chăm lo hằng ngày cho Giáo Hội phổ quát.

Điều 350

§1. Hồng Y đoàn được chia thành ba đẳng cấp: đẳng Giám Mục, gồm các Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Rôma chỉ định cho một tước hiệu của một giáo phận ngoại thành Rôma cũng như các Thượng Phụ Đông Phương đã được nhập vào Hồng Y đoàn; đẳng linh mục và đẳng phó tế.

§2. Mỗi Hồng Y thuộc đẳng linh mục và đẳng phó tế được Đức Giáo Hoàng chỉ định cho một tước hiệu hoặc phó tế hiệu trong thành Rôma

§3. Các Thượng Phụ Đông Phương được nhập Hồng Y đoàn vẫn giữ nguyên tước hiệu của tòa thượng phụ.

§4. Hồng Y niên trưởng giữ tước hiệu giáo phận Ostia, đồng thời vẫn giữ nguyên tước hiệu của giáo phận ngài đã có từ trước.

§5. Tuy vẫn giữ nguyên quyền ưu tiên về thứ vị đẳng cấp và ngày tiến cử, do sự lựa chọn được thực hiện trong Cơ Mật Viện và được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn, nhưng các Hồng Y đẳng linh mục có thể chuyển qua tước hiệu khác; và các Hồng Y đẳng phó tế cũng có thể chuyển qua phó tế hiệu khác, và nếu các ngài đã ở trọn mười năm trong đẳng phó tế, thì có thể được chuyển qua đẳng linh mục.

§6. Hồng Y đẳng phó tế được chuyển qua đẳng linh mục do sự lựa chọn sẽ giữ thứ vị trên tất cả các Hồng Y đẳng linh mục nào gia nhập Hồng Y đoàn sau ngài.

Điều 351

§1. Để tiến cử làm Hồng Y, Đức Giáo Hoàng Rôma tự do chọn lựa những người thuộc nam giới, ít là phải có chức linh mục, trổi vượt về học thuyết, tác phong, đạo đức và khôn ngoan xử lý công việc; tuy nhiên, những vị chưa là Giám Mục, phải được thụ phong Giám Mục.

§2. Các Hồng Y được tấn phong do sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Rôma được công bố trước Hồng Y đoàn; kể từ lúc được công bố, các ngài buộc phải giữ các bổn phận và được hưởng mọi quyền lợi do luật ấn định.

§3. Vị nào được tiến cử Hồng Y và được Giáo Hoàng Rôma loan báo, nhưng không tiết lộ danh tính, thì trong thời gian ấy không buộc giữ bổn phận nào và không được hưởng quyền lợi nào của Hồng Y; tuy nhiên, sau khi Đức Giáo Hoàng Rôma đã công bố danh tính, vị ấy buộc phải giữ mọi bổn phận và được hưởng mọi quyền lợi; còn quyền ngôi thứ thì được từ ngày danh tính vị ấy không được tiết lộ.

Điều 352

§1. Hồng Y niên trưởng đứng đầu Hồng Y đoàn; khi bị ngăn trở, ngài sẽ được Hồng Y phó niên trưởng thay thế; Hồng Y niên trưởng hoặc phó niên trưởng không có một quyền lãnh đạo nào trên các Hồng Y khác, nhưng được coi là người đứng đầu trong số những người ngang quyền.

§2. Khi chức vụ Hồng Y niên trưởng khuyết vị, các Hồng Y có tước hiệu của một giáo phận ngoại thành Rôma, và chỉ có các vị này, dưới sự chủ tọa của Hồng Y phó niên trưởng, nếu ngài có mặt, hoặc của những vị cao niên nhất trong số các ngài, mới có quyền bầu một vị trong nhóm của mình làm niên trưởng Hồng Y đoàn; các ngài phải trình báo danh tính vị đó lên Đức Giáo Hoàng Rôma để ngài chuẩn nhận vị đắc cử.

§3. Hồng Y phó niên trưởng cũng được bầu theo thể thức được nói đến ở §2, dưới sự chủ tọa của Hồng Y niên trưởng; cũng chính Đức Giáo Hoàng Rôma chuẩn nhận việc bầu cử Hồng Y phó niên trưởng.

§4. Nếu Hồng Y niên trưởng và Hồng Y phó niên trưởng không có cư sở tại thành phố Rôma, thì các ngài phải thủ đắc một cư sở tại đó.

Điều 353

§1. Các Hồng Y giúp đỡ vị Chủ Chăn Tối Cao của Giáo Hội bằng một hành động mang tính hiệp đoàn, nhất là trong các Cơ Mật Viện, là nơi các ngài họp nhau theo lệnh dưới sự chủ toạ của Đức Giáo Hoàng Rôma; có những Cơ Mật Viện thường lệ hoặc ngoại lệ.

§2. Tất cả các Hồng Y, ít là những vị đang hiện diện tại Rôma, được triệu tập họp Cơ Mật Viện thường lệ để được tham khảo về một số công việc quan trọng nhưng thường hay xảy ra, hoặc để thực hiện một số hành vi đặc biệt trang trọng.

§3. Tất cả các Hồng Y được triệu tập Cơ Mật Viện ngoại lệ, được tổ chức mỗi khi Giáo Hội có các nhu cầu đặc biệt hoặc để học hỏi những vấn đề có tầm quan trọng.

§4. Chỉ có Cơ Mật Viện thường lệ, trong đó cử hành một số nghi thức trang trọng, mới có thể công khai, nghĩa là ngoài các Hồng Y, còn có sự tham dự của các giám chức, các đại diện của các quốc gia và các khách mời khác.

Điều 354

Khi đã được bảy mươi tuổi trọn, các Nghị Phụ Hồng Y đứng đầu các thánh bộ và các cơ quan thường trực khác của Giáo Triều Rôma và của thành Vatican được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức Giáo Hoàng Rôma, để ngài định liệu sau khi đã cân nhắc mọi hoàn cảnh.

Điều 355

§1. Hồng Y niên trưởng truyền chức Giám Mục cho vị đắc cử Giáo Hoàng Rôma, nếu vị này chưa lãnh chức Giám Mục; nếu Hồng Y niên trưởng bị ngăn trở, thì quyền ấy thuộc về Hồng Y phó niên trưởng, và nếu vị này cũng bị ngăn trở, thì quyền ấy thuộc quyền Hồng Y cao niên nhất thuộc đẳng Giám Mục.

§2. Hồng Y trưởng đẳng phó tế công bố cho dân chúng biết danh tính của vị tân Giáo Hoàng vừa đắc cử; ngoài ra, ngài thay mặt Đức Giáo Hoàng Rôma để trao dây pallium cho các Tổng Giám Mục hoặc gửi qua những người đại diện của các vị ấy.

Điều 356

Các Hồng Y có nghĩa vụ cộng tác đắc lực với Đức Giáo Hoàng Rôma; vì thế, các Hồng Y đảm nhận bất cứ giáo vụ nào trong Giáo Triều, mà không phải là Giám Mục giáo phận, thì buộc phải cư trú tại Rôma; các Hồng Y nào coi sóc giáo phận như các Giám Mục giáo phận, thì phải đến Rôma mỗi khi được Đức Giáo Hoàng Rôma triệu tập.

Điều 357

§1. Các Hồng Y đã được chỉ định tước hiệu một giáo phận ngoại thành hoặc một nhà thờ nội thành Rôma, thì sau khi đã nhận tước hiệu, phải cổ vũ lợi ích của những giáo phận và của những nhà thờ ấy bằng lời khuyên nhủ và bằng việc bảo trợ; tuy nhiên, các ngài không có quyền lãnh đạo nào ở các nơi ấy và cũng được can thiệp bằng bất cứ cách nào vào các vấn đề liên quan tới việc quản trị các tài sản, kỷ luật hoặc việc phục vụ của các nhà thờ ấy.

§2. Trong những gì liên quan đến bản thân, các Hồng Y ở ngoại thành Rôma và ở ngoài giáo phận riêng của mình được miễn khỏi quyền lãnh đạo của Giám Mục giáo phận nơi các ngài đang trú ngụ.

Điều 358

Vị Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Rôma trao cho nhiệm vụ đại diện ngài trong một dịp lễ trọng thể hoặc trong một hội nghị với tư cách là Đặc Sứ a latere, có nghĩa là như bản thân khác của ngài, và cũng như thế, vị Hồng Y được Đức Giáo Hoàng Rôma trao cho nhiệm vụ thi hành một công tác mục vụ với tư cách là đặc phái viên của ngài, thì chỉ có thẩm quyền trong những vấn đề đã được Đức Giáo Hoàng ủy thác.

Điều 359

Trong Giáo Hội, khi Tông Tòa khuyết vị, Hồng Y đoàn chỉ có quyền mà luật riêng đã ban cho.

 

Chương 4: Giáo Triều Rôma

Điều 360

Giáo Triều Rôma thường được Đức Giáo Hoàng dùng để giải quyết những vấn đề của Giáo Hội phổ quát, hoàn thành nhiệm vụ của mình nhân danh dưới quyền Đức Giáo Hoàng để mưu ích và phục vụ các Giáo Hội; Giáo Triều Rôma gồm có phủ Quốc Vụ Khanh hay Văn Phòng Thư Ký của Đức Giáo Hoàng, Hội Đồng Công Vụ Giáo Hội, các Bộ, các Tòa Án, và các cơ quan khác; cơ cấu và thẩm quyền của những tổ chức đó do luật riêng ấn định.

Điều 361

Trong Bộ Luật này, từ ngữ Tông Tòa hoặc Tòa Thánh được áp dụng không những cho Đức Giáo Hoàng Rôma, mà cho cả phủ Quốc Vụ Khanh, Hội Đồng Công Vụ Giáo Hội và những cơ quan khác của Giáo Triều Rôma, trừ khi bản chất sự việc hay mạch văn cho hiểu cách khác.

 

Chương 5: Các Đặc Sứ Của Đức Giáo Hoàng

Điều 362

Đức Giáo Hoàng có quyền bẩm sinh và độc lập để bổ nhiệm và gửi các Đặc Sứ của ngài tới các Giáo Hội địa phương tại các nước hay các miền khác nhau, hoặc đồng thời tới các quốc gia hay các chính phủ, cũng như để thuyên chuyển và triệu hồi các vị ấy, tuy vẫn tôn trọng những quy tắc của công pháp quốc tế liên quan tới việc gửi và triệu hồi những đặc sứ được ủy nhiệm tại các quốc gia.

Điều 363

§1. Các Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng Rôma được ủy thác nhiệm vụ làm đại diện thường trực cho ngài tại các Giáo Hội địa phương hay tại các quốc gia và các chính phủ mà các vị đã được sai đến.

§2. Những vị được chỉ định vào một phái đoàn giáo hoàng với tư cách Đại Biểu hay Quan Sát Viên tại các Ủy Ban quốc tế hoặc tại các cuộc Hội Thảo và Hội Nghị, cũng có tư cách thay mặt Tông Toà.

Điều 364

Nhiệm vụ chính yếu của Đặc Sứ giáo hoàng là làm cho mối dây hiệp nhất giữa Tông Tòa với các Giáo Hội địa phương được bền vững và hữu hiệu hơn. Vì thế, trong quyền hạn của mình, các Đặc Sứ giáo hoàng:

10 thông báo cho Tông Tòa biết tình hình của các Giáo Hội địa phương và tất cả những gì liên hệ tới đời sống của Giáo Hội và lợi ích của các linh hồn;

20 giúp đỡ các Giám Mục bằng hành động hay bằng ý kiến, nhưng vẫn tôn trọng việc thi hành quyền bính hợp lệ của các ngài;

30 cổ vũ những liên lạc thường xuyên với Hội Đồng Giám Mục bằng mọi hình thức hỗ trợ có thể;

40 đối với việc bổ nhiệm Giám Mục; gửi hoặc đề nghị danh tính các ứng viên cho Tông Toà, cũng như điều tra về những người được đề cử, theo các quy tắc do Tông Tòa đặt ra;

50 gắng sức cổ vũ những công việc liên quan đến công cuộc hòa bình, phát triển và hợp tác các dân tộc;

60 cộng tác với các Giám Mục để phát triển những liên lạc thích hợp giữa Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội khác hay với các cộng đoàn Giáo Hội khác, và với cả các tôn giáo ngoài Kitô giáo;

70 phối hợp với các Giám Mục để bênh vực những gì liên quan tới sứ mạng của Giáo Hội và của Tông Tòa trước mặt các vị lãnh đạo quốc gia;

80 sau cùng, thi hành mọi năng quyền và chu toàn những nhiệm vụ mà Tông Tòa đã ủy nhiệm.

Điều 365

§1. Đặc Sứ giáo hoàng được đồng thời ủy nhiệm tại các quốc gia theo các quy tắc của luật quốc tế còn có nhiệm vụ riêng là:

10 cổ vũ và duy trì các mối quan hệ giữa Tông Tòa với các chính quyền;

20 dàn xếp những vấn đề liên hệ với mối tương quan giữa Giáo Hội với Quốc Gia, và đặc biệt là lo việc soạn thảo và thực thi những thoả ước và các hiệp định khác tương tự;

§2. Khi xử lý những công việc được nói đến ở §1, tùy theo hoàn cảnh đòi hỏi, Đặc Sứ giáo hoàng phải tham khảo ý kiến và bàn bạc với các Giám Mục thuộc giáo miền và thông báo cho các ngài biết diễn tiến của những công việc ấy.

Điều 366

Vì tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Đặc Sứ:

10 trụ sở của Đặc Sứ giáo hoàng được miễn trừ khỏi quyền lãnh đạo của Đấng Bản Quyền địa phương, ngoại trừ việc cử hành hôn nhân;

20 sau khi đã thông báo cho Đấng Bản Quyền địa phương trong mức độ có thể, Đặc Sứ giáo hoàng có thể cử hành các nghi lễ phụng vụ, kể cả nghi lễ đại triều, trong tất cả các nhà thờ thuộc địa hạt đặc phái của ngài.

Điều 367

Nhiệm vụ của Đặc Sứ giáo hoàng không chấm dứt khi Tông Tòa khuyết vị, trừ khi ủy nhiệm thư giáo hoàng ấn định cách khác; tuy nhiên, nhiệm vụ ấy chấm dứt khi ủy nhiệm thư mãn hạn, khi lệnh triệu hồi đã được thông báo cho ngài và khi sự từ nhiệm đã được Đức Giáo Hoàng Rôma chấp thuận.

 

Thiên 2: Các Giáo Hội Địa Phương Và Các Hợp Đoàn Giáo Hội Địa Phương

Đề Mục 1: Các Giáo Hội Địa Phương Và Quyền Bính

Chương 1: Các Giáo Hội Địa Phương

Điều 368

Trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội địa phương hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất; các Giáo Hội địa phương ám chỉ trước hết là các giáo phận và, nếu không định rõ cách khác, tương đương với giáo phận là hạt giám chức tòng thổ và đan viện tòng thổ, hạt đại diện tông tòa và hạt phủ doãn tông tòa, cũng như hạt giám quản tông tòa được thiết lập cách cố định.

Điều 369

Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám Mục chăn dắt, với sự cộng tác của linh mục đoàn, nhờ sự gắn bó với chủ chăn của mình và được ngài tập hợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công giáo và tông truyền của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự.

Điều 370

Hạt giám chức tòng thổ hoặc đan viện tòng thổ là một phần dân Chúa được xác định trong một địa hạt, vì hoàn cảnh đặc biệt được trao phó cho một Giám Chức hoặc một Viện Phụ chăm sóc, vị này lãnh đạo phần dân này với tư cách là chủ chăn riêng, như một Giám Mục giáo phận.

Điều 371

§1. Hạt đại diện tông tòa hoặc hạt phủ doãn tông tòa là một phần dân Chúa chưa được thiết lập thành giáo phận vì hoàn cảnh riêng và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Đại Diện tông tòa hoặc một vị Phủ Doãn tông tòa, vị này nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

§2. Hạt giám quản tông tòa là một phần dân Chúa không được Đức Giáo Hoàng thiết lập thành giáo phận vì những lý do hết sức đặc biệt và nghiêm trọng, và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Giám Quản tông tòa để ngài nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

Điều 372

§1. Trên nguyên tắc, phần dân Chúa tạo thành một giáo phận hoặc một Giáo Hội địa phương khác phải được giới hạn trong một địa hạt nhất định bao gồm tất cả các tín hữu đang cư ngụ trong địa hạt ấy.

§2. Tuy nhiên, theo sự phán đoán của quyền bính tối cao trong Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục liên hệ, ở đâu xét thấy hữu ích, thì có thể thiết lập ở đó có nhiều Giáo Hội địa phương khác nhau vì lễ điển của tín hữu hoặc vì bất cứ lý do nào khác tương tự.

Điều 373

Chỉ một mình quyền bính tối cao thiết lập các Giáo Hội địa phương; một khi đã được thiết lập hợp lệ, các Giáo Hội địa phương này đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 374

§1. Tất cả các giáo phận hoặc tất cả các Giáo Hội địa phương khác phải được phân chia thành nhiều phần riêng biệt hoặc thành các giáo xứ.

§2. Để cổ vũ việc chăm sóc mục vụ bằng một hoạt động chung, nhiều giáo xứ gần nhau có thể hợp thành những nhóm riêng, chẳng hạn như các giáo hạt.

 

Chương 2: Các Giám Mục
Tiết 1: Các Giám Mục Nói Chung

Điều 375

§1. Do sự thết lập của Thiên Chúa, các Giám Mục kế vị các Tông Đồ nhờ Chúa Thánh Thần là Đấng đã được ban cho các ngài; các ngài được đặt làm Chủ Chăn trong Giáo Hội để làm những thầy dạy học thuyết, tư tế phụng tự thánh và thừa tác viên lãnh đạo.

§2. Do chính việc tấn phong Giám Mục, ngoài nhiệm vụ thánh hóa, các Giám Mục còn lãnh nhận các nhiệm vụ giảng dạy và lãnh đạo, tuy nhiên, do bản chất của chúng, các ngài chỉ có thể thi hành những nhiệm vụ này trong sự hiệp thông phẩm trật với thủ lãnh và với mọi thành viên của Giám Mục đoàn.

Điều 376

Các Giám Mục giáo phận là những vị được trao cho nhiệm vụ coi sóc một giáo phận; các vị khác được gọi là Giám Mục hiệu toà.

Điều 377

§1. Đức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục, hoặc phê chuẩn những vị đã đắc cử cách hợp pháp.

§2. Ít là ba năm một lần, các Giám Mục thuộc giáo tỉnh, hoặc ở đâu mà hoàn cảnh khuyến khích, các Hội Đồng Giám Mục phải thoả thuận với nhau và bí mật lập một danh sách các linh mục có đủ tư cách tiến chức Giám Mục, gồm cả những thành viên thuộc các tu hội thánh hiến, để gửi về Tông Toà, miễn là vẫn tôn trọng quyền của mỗi Giám Mục trong việc thông báo riêng cho Tông Tòa biết danh tính những linh mục được ngài xét là xứng đáng và có khả năng xứng hợp với nhiệm vụ Giám Mục.

§3. Trừ khi luật đã ấn định hợp lệ cách khác, mỗi khi phải bổ nhiệm một Giám Mục giáo phận hoặc một Giám Mục phó, thì đối với danh tính ba vị được đề nghị lên Tông Toà, Đặc Sứ giáo hoàng điều tra từng vị một và thông báo cho Tông Tòa biết ý kiến riêng của mình và những ý kiến của Tổng Giám Mục và các Giám Mục trong giáo tỉnh mà giáo phận ấy trực thuộc hay được sáp nhập vào, cũng như của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; ngoài ra, Đặc Sứ giáo hoàng phải hỏi ý kiến những thành viên của ban tư vấn và của hội kinh sĩ nhà thờ chính toà, và nếu xét thấy thiết thực, phải bàn hỏi riêng rẽ và cách kín đáo với một số thành viên thuộc hàng giáo sĩ dòng và triều, cũng như với những giáo dân có tiếng là khôn ngoan.

§4. Trừ khi luật đã dự liệu hợp lệ cách khác, Giám Mục giáo phận nào nhận thấy cần phải đặt một Giám Mục phụ tá cho giáo phận mình, thì phải đệ trình lên Tông Tòa một danh sách ít nhất là ba linh mục có đủ tư cách nhất để lãnh nhận giáo vụ này.

§5. Từ nay, các chính quyền dân sự không còn quyền hay đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, giới thiệu hoặc chỉ định các Giám Mục nữa.

Điều 378

§1. Để được coi là có khả năng xứng hợp tiến chức Giám Mục, đương sự cần phải;

10 trổi vượt về đức tin vững vàng, hạnh kiểm tốt, đạo đức, nhiệt thành với các linh hồn, thông thái, khôn ngoan và các nhân đức nhân bản, và có những tài năng khác giúp mình đủ sức chu toàn giáo vụ;

20 có thanh danh;

30 được ít nhất là ba mươi lăm tuổi;

40 là linh mục ít nhất là năm năm;

50 có học vị tiến sĩ, hoặc ít nhất là cử nhân Thánh Kinh, thần học hoặc giáo luật trong một học viện cao đẳng được Tông Tòa công nhận hoặc ít ra phải thực sự thông thạo về những môn đó.

§2. Sự phán quyết tối hậu về khả năng xứng đáng của ứng viên được tiến cử thuộc về Tông Toà.

Điều 379

Nếu không bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục phải được tấn phong trong vòng ba tháng kể từ ngày nhận được văn thư của Tòa Thánh, và trước khi nhận giáo vụ.

Điều 380

Trước khi nhận giáo vụ theo giáo luật, người được tiến cử phải tuyên xưng đức tin và phải tuyên thệ trung thành với Tông Tòa theo công thức do Tông Tòa phê chuẩn.

 

Tiết 2: Các Giám Mục Giáo Phận

Điều 381

§1. Giám Mục giáo phận có mọi quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp trong giáo phận được ủy thác cho ngài, để thi hành nhiệm vụ mục vụ, ngoại trừ những trường hợp mà luật hoặc một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng dành riêng cho Quyền Bính Tối Cao hoặc cho một quyền bính nào khác trong Giáo Hội.

§2. Những vị đứng đầu các cộng đồng tín hữu khác được nói đến ở điều 368, được luật đồng hóa với các Giám Mục giáo phận, trừ khi đã rõ cách khác theo bản tính sự việc hoặc theo những quy định của luật.

Điều 382

§1. Giám Mục được tiến cử không được xen vào việc thi hành giáo vụ đã được trao phó trước khi nhận giáo phận theo giáo luật; tuy nhiên, ngài có thể thi hành các giáo vụ ngài đã giữ trong giáo phận đó trước khi được tiến cử, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 409 §2.

§2. Trừ khi bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục giáo phận, nếu chưa được thụ phong Giám Mục, phải nhậm chức trong giáo phận theo giáo luật trong vòng bốn tháng, kể từ khi nhận được tông thư.

§3. Trong chính giáo phận mình, Giám Mục nhậm chức theo giáo luật kể từ lúc ngài đích thân hoặc nhờ đại diện trình tông thư cho ban tư vấn trước sự hiện diện của chưởng ấn tòa giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức; hoặc trong những giáo phận mới được thiết lập, ngài nhậm chức kể từ lúc ngài thông báo tông thư đó cho hàng giáo sĩ và giáo dân hiện diện trong nhà thờ chính toà; linh mục cao niên nhất trong số các linh mục hiện diện phải lập biên bản về việc nhậm chức.

§4. Việc nhậm chức theo giáo luật được khuyến khích thực hiện trong một nghi thức phụng vụ tại nhà thờ chính toà, trước sự hiện diện của hàng giáo sĩ và giáo dân.

Điều 383

§1. Trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn, Giám Mục giáo phận phải tỏ ra ân cần đối với mọi Kitô hữu đã được trao phó cho ngài chăm sóc, bất kỳ tuổi tác, địa vị, hoặc quốc tịch của họ, dù họ là người cư ngụ trong địa hạt của ngài, hoặc là người ở đó tạm thời; ngài phải biểu lộ lòng nhiệt thành tông đồ với cả những người không thể được chăm sóc đầy đủ về phương diện mục vụ thông thường vì hoàn cảnh sinh sống của họ, cũng như những người không còn sống đạo.

§2. Nếu trong giáo phận có những tín hữu thuộc lễ điển khác, ngài phải đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của họ nhờ các tư tế hay các cha sở thuộc lễ điển đó, hoặc nhờ một vị Đại Diện Giám Mục.

§3. Đối những anh em không còn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo, ngài phải cư xử với lòng nhân từ và bác ái bằng cách cổ vũ phong trào đại kết theo ý hướng của Giáo Hội.

§4. Ngài phải coi những người không được rửa tội như những người được Chúa trao phó cho mình, ngõ hầu đức ái của Chúa Kitô mà Giám Mục phải là chứng nhân trước mặt mọi người cũng được tỏ lộ cho họ.

Điều 384

Giám Mục giáo phận phải quan tâm đặc biệt đến các linh mục mà ngài phải lắng nghe như những phụ tá và cố vấn của mình: ngài phải bênh vực các quyền lợi của họ và phải liệu sao để họ chu toàn đầy đủ những nghĩa vụ hợp với bậc mình và có những phương tiện và những định chế cần thiết để thăng tiến đời sống thiêng liêng và trí tuệ; cũng vậy, ngài phải liệu sao để họ được trợ cấp xứng đáng và có bảo hiểm xã hội chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 385

Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ các ơn gọi cho các tác vụ khác nhau và cho đời thánh hiến, đặc biệt quan tâm đến các ơn gọi tư tế và thừa sai.

Điều 386

§1. Giám Mục giáo phận buộc phải năng đích thân giảng dạy để trình bày và giải thích cho các tín hữu những chân lý đức tin họ phải tin và phải áp dụng vào cuộc sống; ngài cũng phải liệu sao để những quy định giáo luật về tác vụ Lời Chúa, nhất là những quy định về bài giảng lễ và về việc huấn giáo được tuân hành chu đáo, đến mức toàn bộ học thuyết Kitô giáo được truyền đạt cho tất cả mọi người.

§2. Ngài phải cương quyết bảo vệ tính toàn vẹn và duy nhất của đức tin bằng những phương thế thích hợp nhất, nhưng phải công nhận sự tự do chính đáng trong việc nghiên cứu chân lý cách sâu rộng hơn.

Điều 387

Ý thức mình phải nêu gương thánh thiện trong đức ái, trong sự khiêm tốn và trong nếp sống giản dị, Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ sự thánh thiện của Kitô hữu, theo ơn gọi của mỗi người, và vì ngài là người phân phát chính các mầu nhiệm của Thiên Chúa, ngài phải phấn đấu để mọi Kitô hữu được ủy thác cho ngài săn sóc được tăng trưởng trong ân sủng nhờ việc cử hành các bí tích, và để họ nhận biết và sống mầu nhiệm Phục Sinh.

Điều 388

§1. Sau khi nhậm chức trong giáo phận, Giám Mục giáo phận phải dâng lễ cầu cho đoàn dân đã được ủy thác cho ngài mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác trong miền của ngài.

§2. Giám Mục phải đích thân cử hành và dâng lễ cầu cho đoàn dân trong những ngày đã được nói đến ở §1; nếu ngài bị ngăn trở chính đáng không dâng lễ được, thì ngài phải nhờ người khác dâng lễ trong những ngày đó, hoặc đích thân dâng lễ vào những ngày khác.

§3. Giám Mục nào, ngoài giáo phận riêng, còn kiêm nhiệm giáo phận khác, ngay cả với tước hiệu Giám Quản, thì chỉ buộc dâng một Thánh Lễ cho tất cả đoàn dân đã được ủy thác cho ngài.

§4. Giám Mục nào chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các §§1-3, hể bỏ sót bao nhiêu lễ, thì phải dâng đủ bấy nhiêu lễ cầu cho đoàn dân sớm hết sức có thể.

Điều 389

Giám Mục phải thường xuyên chủ sự Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa của mình hoặc tại một nhà thờ khác thuộc giáo phận ngài, nhất là trong những lễ buộc và những lễ trọng khác.

Điều 390

Giám Mục giáo phận có thể cử hành nghi lễ đại triều trong toàn giáo phận của ngài, nhưng ngoài giáo phận riêng thì không được, nếu không có sự đồng ý minh nhiên hoặc ít là được suy đoán cách hợp lý của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 391

§1. Giám Mục giáo phận lãnh đạo Giáo Hội địa phương đã được ủy thác cho mình với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chiếu theo quy tắc của luật.

§2. Giám Mục đích thân thi hành quyền lập pháp, ngài đích thân hoặc nhờ các Tổng Đại Diện hay các Đại Diện Giám Mục thi hành quyền hành pháp, chiếu theo quy tắc của luật; ngài đích thân hoặc nhờ vị Đại Diện tư pháp và các thẩm phán thi hành quyền tư pháp, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 392

§1. Vì phải bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội phổ quát, Giám Mục buộc phải cổ vũ kỷ luật chung của toàn thể Giáo Hội, và vì thế, ngài phải thúc bách việc tuân giữ tất cả mọi luật của Giáo Hội.

§2. Ngài phải liệu sao để cho kỷ luật của Giáo Hội không bị lạm dụng, nhất là trong những điều liên quan đến tác vụ Lời Chúa, đến việc cử hành các bí tích và các á bí tích, đến việc tôn thờ Thiên Chúa và việc tôn kính các thánh, cũng như đến việc quản trị tài sản.

Điều 393

Giám Mục giáo phận đại diện cho giáo phận trong mọi công việc pháp lý của giáo phận.

Điều 394

§1. Giám Mục phải cổ vũ những hình thức khác nhau của việc tông đồ trong giáo phận, và phải liệu sao cho mọi hoạt động tông đồ trong toàn giáo phận hoặc trong những địa hạt riêng của giáo phận được phối trí với nhau dưới sự điều khiển của ngài, tuy vẫn tôn trọng tính cách riêng của mọi hoạt động.

§2. Ngài phải nhắc nhở cho tín hữu biết họ có bổn phận làm việc tông đồ, tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, và phải khuyến khích họ tham gia và giúp đỡ những hoạt động tông đồ khác nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi.

Điều 395

§1. Giám Mục giáo phận buộc phải giữ luật đích thân cư trú trong giáo phận mình, dù ngài đã có Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá.

§2. Trừ khi đi viếng ad limina, đi dự các Công Đồng, Thượng Hội đồng Giám Mục, hay khi phải vắng mặt vì một giáo vụ được ủy nhiệm cách hợp pháp, Giám Mục giáo phận có thể vắng mặt khỏi giáo phận vì lý do chính đáng, nhưng không quá một tháng, hoặc liên tục hoặc cách quãng, miễn là phải liệu sao để sự vắng mặt của mình không gây thiệt hại nào cho giáo phận.

§3. Giám Mục giáo phận không được vắng mặt khỏi giáo phận trong ngày lễ Giáng Sinh, Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, lễ Hiện Xuống và lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và khẩn cấp.

§4. Nếu Giám Mục vắng mặt khỏi giáo phận cách bất hợp pháp quá sáu tháng, vị Trưởng Giáo tỉnh phải thông báo cho Tông Tòa biết sự vắng mặt này; nếu vị Trưởng Giáo tỉnh vắng mặt bất hợp pháp, thì Giám Mục cao niên nhất trong giáo tỉnh phải báo cáo.

Điều 396

§1. Hằng năm, Giám Mục buộc phải đi kinh lý toàn giáo phận hoặc một phần giáo phận, sao cho ít nhất trong vòng năm năm có thể kinh lý toàn giáo phận, hoặc đích thân, hoặc nếu ngài bị ngăn trở chính đáng thì ngài nhờ Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá, Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục, hay một linh mục khác.

§2. Giám Mục có quyền tùy ý chọn một số giáo sĩ để tháp tùng và giúp đỡ ngài trong cuộc kinh lý, mọi đặc ân và mọi tục lệ trái ngược đều bị bãi bỏ.

Điều 397

§1. Các nhân sự, các cơ sở Công Giáo, các sự vật và các nơi thánh nằm trong giáo phận phải thuộc quyền kinh lý thông thường của Giám Mục.

§2. Giám Mục chỉ có thể kinh lý các thành viên của các hội dòng thuộc luật giáo hoàng và các nhà của họ trong những trường hợp được luật dự trù cách minh nhiên.

Điều 398

Giám Mục phải gắng chu toàn việc kinh lý mục vụ cách chu đáo; ngài phải lưu tâm đừng trở nên gánh nặng cho ai vì những chi phí dư thừa.

Điều 399

§1. Cứ năm năm một lần, Giám Mục giáo phận phải đệ nạp lên Đức Giáo Hoàng bản phúc trình về tình trạng của giáo phận đã được ủy thác cho ngài, theo biểu mẫu và vào thời điểm do Tông Tòa ấn định.

§2. Nếu toàn bộ hoặc một phần của năm được ấn định để đệ nạp bản phúc trình trùng hợp với hai năm đầu kể từ khi khởi sự sự nhận lãnh đạo giáo phận, thì lần đó Giám Mục không phải soạn thảo và cũng không phải gửi bản phúc trình.

Điều 400

§1. Vào đúng năm đệ nạp bản phúc trình lên Đức Giáo Hoàng, nếu Tông Tòa không ấn định cách khác, Giám Mục giáo phận phải về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và phải yến kiến Đức Giáo Hoàng Rôma.

§2. Giám Mục phải tự mình chu toàn nghĩa vụ nói trên, trừ khi bị ngăn trở chính đáng; trong trường hợp này, ngài phải nhờ Giám Mục phó, nếu có, hoặc Giám Mục phụ tá, hay một tư tế có khả năng xứng hợp thuộc linh mục đoàn hiện đang cư ngụ trong giáo phận của ngài để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó.

§3. Vị Đại Diện tông tòa có thể nhờ một người đại diện để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó, ngay cả khi họ đang ở Rôma; vị Phủ Doãn tông tòa không có nghĩa vụ này.

Điều 401

§1. Giám Mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức Giáo Hoàng, và Đức Giáo Hoàng sẽ định liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.

§2. Giám Mục giáo phận được khẩn khoản yêu cầu đệ đơn từ nhiệm vì lý do sức khoẻ hay vì bất cứ lý do nghiêm trọng nào khác khiến ngài không đủ khả năng chu toàn giáo vụ của mình.

Điều 402

§1. Một khi đơn từ nhiệm đã được chấp thuận, Giám Mục sẽ giữ tước hiệu nguyên Giám Mục của giáo phận mình, và nếu muốn, ngài vẫn có thể cư trú ngay trong giáo phận đó, trừ khi Tông Tòa đã dự liệu cách khác trong một số trường hợp vì hoàn cảnh đặc biệt.

§2. Hội Đồng Giám Mục phải liệu sao để Giám Mục đã từ nhiệm được trợ cấp cách phù hợp và xứng đáng, tuy nhiên, nghĩa vụ này trước hết thuộc về giáo phận mà ngài đã phục vụ.

 

Tiết 3: Các Giám Mục Phó Và Giám Mục Phụ Tá

Điều 403

§1. Khi nhu cầu mục vụ của giáo phận đòi hỏi, phải đặt một hay nhiều Giám Mục phụ tá theo sự yêu cầu của Giám Mục giáo phận; Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị.

§2. Trong những hoàn cảnh nghiêm trọng hơn, ngay cả khi có tính cách cá nhân, có thể ban cho Giám Mục giáo phận một Giám Mục phụ tá với những năng quyền đặc biệt.

§3 Nếu xét thấy thuận lợi, Tòa Thánh có thể chiếu theo chức vụ đặt một Giám Mục phó với những năng quyền đặc biệt; Giám Mục phó có quyền lế vị.

Điều 404

§1. Giám Mục phó nhậm chức khi ngài đích thân hoặc nhờ một người đại diện trình tông thư bổ nhiệm cho Giám Mục giáo phận và ban tư vấn, trước sự hiện diện của chưởng ấn tòa giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức.

§2. Giám Mục phụ tá nhậm chức khi ngài trình tông thư bổ nhiệm cho Giám Mục giáo phận, trước sự hiện diện của vị chưởng ấn tòa giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức.

§3. Trong trường hợp Giám Mục giáo phận bị ngăn trở hoàn toàn, Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá chỉ cần trình tông thư bổ nhiệm cho ban tư vấn, trước sự hiện diện của vị chưởng ấn tòa giám mục.

Điều 405

§1. Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá có những bổn phận và quyền lợi được ấn định trong các điều khoản sau đây và được xác định trong văn thư bổ nhiệm.

§2. Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403 §2, giúp đỡ Giám Mục giáo phận lãnh đạo toàn giáo phận và thay thế ngài khi ngài vắng mặt hoặc bị ngăn trở.

Điều 406

§1. Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá, được nói đến ở điều 403 §2, phải được Giám Mục giáo phận đặt làm Tổng Đại Diện; hơn nữa, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại Diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt.

§2. Nếu tông thư không dự liệu cách khác, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của §1, Giám Mục giáo phận phải đặt vị phụ tá hoặc các phụ tá của ngài làm Tổng Đại Diện hoặc ít là Đại Diện Giám Mục, và các vị này chỉ lệ thuộc quyền ngài, hoặc quyền Giám Mục phó, hoặc quyền Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403 §2.

Điều 407

§1. Nhằm cổ vũ lợi ích hiện tại và tương lai của giáo phận một cách tối đa, Giám Mục giáo phận, Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403 §2, phải hội ý với nhau trong những vấn đề quan trọng hơn.

§2. Khi phải giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, nhất là những vấn đề có tính mục vụ, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên hội ý với các Giám Mục phụ tá trước những người khác.

§3. Vì được mời gọi chia sẽ trách nhiệm với Giám Mục giáo phận, nên Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá phải thi hành nhiệm vụ của mình thế nào để có sự hiệp nhất với ngài trong tinh thần cũng như trong hành động.

Điều 408

§1. Mỗi khi được Giám Mục giáo phận yêu cầu và nếu không bị ngăn trở chính đáng, Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá buộc phải cử hành các nghi lễ đại triều và các nghi lễ khác thuộc bổn phận của Giám Mục giáo phận.

§2. Giám Mục giáo phận không được thường xuyên ủy thác cho người khác những quyền lợi và những nhiệm vụ thuộc về Giám Mục mà Giám Mục phó hoặc Giám Mục phụ tá có thể thi hành.

Điều 409

§1. Khi tòa giám mục khuyết vị, Giám Mục phó tức khắc trở thành Giám Mục của giáo phận vì đó mà ngài đã được đặt lên, miễn là ngài đã nhậm chức hợp lệ.

§2. Trong lúc tòa giám mục khuyết vị, nếu nhà chức trách có thẩm quyền không ấn định cách khác, thì Giám Mục phụ tá chỉ duy trì tất cả những quyền hành và những năng quyền mà ngài đã có như vị Tổng Đại Diện hoặc vị Đại Diện Giám Mục, lúc tòa chưa khuyết vị, cho tới khi tân Giám Mục nhậm chức; và nếu không được chỉ định làm Giám Quản giáo phận, Giám Mục phụ tá phải thi hành quyền mà luật đã ban cho ngài, dưới quyền Giám Quản giáo phận là người lãnh đạo giáo phận.

Điều 410

Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá, cũng như Giám Mục giáo phận, buộc phải cư trú trong giáo phận, các ngài chỉ được rời giáo phận trong thời gian ngắn, trừ khi phải thi hành một nhiệm vụ ngoài giáo phận hoặc khi đi nghỉ, nhưng kỳ nghỉ không được quá một tháng.

Điều 411

Những quy định của điều 401 và 402 §2 về sự từ nhiệm cũng được áp dụng cho Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá.

 

Chương 3: Cản Tòa Và Khuyết Vị
Tiết 1: Cản Tòa

Điều 412

Tòa giám mục được coi là cản trở, nếu Giám Mục giáo phận không thể chu toàn nhiệm vụ mục vụ của mình trong giáo phận, đến nỗi ngài không thể giao thiệp với những nguời trong giáo phận, ngay cả bằng thư từ, vì bị giam cầm, bị quản thúc, bị lưu đày hoặc vì trở thành vô năng.

Điều 413

§1. Khi tòa giám mục bị cản trở, nếu Tòa Thánh không dự liệu cách khác, việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền Giám Mục phó, nếu có; nếu không có Giám Mục phó hoặc ngài bị ngăn trở, thì thuộc quyền một trong các Giám Mục phụ tá hoặc một Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục, hoặc một tư tế nào khác, theo thứ tự đã được ấn định trrong danh sách mà Giám Mục giáo phận phải lập ngay sau khi nhậm chức trong giáo phận; danh sách ấy phải được ngài thông báo cho vị Trưởng Giáo Tỉnh, phải được duyệt lại ít nhất là ba năm một lần và phải được vị chưởng ấn bí mật lưu giữ.

§2. Nếu không có Giám Mục phó hoặc nếu ngài bị ngăn trở, và nếu không có danh sách được nói đến ở §1, thì ban tư vấn chọn một tư tế để lãnh đạo giáo phận.

§3. Vị nào nhận việc lãnh đạo giáo phận chiếu theo quy tắc của §§1 và 2, thì vị ấy phải thông báo sớm hết sức cho Tòa Thánh biết tòa giám mục bị cản trở và mình đã nhận nhiệm vụ.

Điều 414

Bất cứ vị nào chiếu theo quy tắc của điều 413 được gọi để tạm thời đảm nhận trách nhiệm mục vụ của giáo phận chỉ trong thời gian cản tòa mà thôi, thì trong khi thi hành nhiệm vụ mục vụ của giáo phận, vị ấy buộc phải giữ các nghĩa vụ và có mọi quyền mà luật dành cho Giám Quản giáo phận.

Điều 415

Nếu Giám Mục giáo phận bị một hình phạt của Giáo Hội cấm thi hành nhiệm vụ, thì vị Trưởng Giáo Tỉnh, hoặc nếu không có vị Trưởng Giáo Tỉnh, hoặc chính ngài bị phạt, thì Giám Mục thâm niên nhất tính theo thời gian thăng chức phải lập tức trình lên Tòa Thánh để Tòa Thánh dự liệu.

 

Tiết 2: Khuyết Vị

Điều 416

Tòa giám mục khuyết vị khi Giám Mục giáo phận qua đời, khi sự từ nhiệm của ngài được Đức Giáo Hoàng chấp thuận, khi ngài được thuyên chuyển và khi lệnh bãi nhiệm được thông báo cho ngài.

Điều 417

Tất cả những hành vi mà vị Tổng Đại Diện hoặc vị Đại diện Giám Mục đã thực hiện có hiệu lực hoàn toàn cho tới khi các ngài biết được tin chắc chắn là Giám Mục giáo phận đã từ trần; cũng tương tự như thế, những hành vi mà Giám Mục giáo phận, Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục đã thực hiện điều có hiệu lực cho tới khi các ngài nhận được tin chắc chắn về các văn thư kể trên của Đức Giáo Hoàng.

Điều 418

§1. Trong vòng hai tháng kể từ khi nhận được tin chắc chắn về sự thuyên chuyển, Giám Mục phải đến giáo phận mà ngài được sai đến và nhậm chức theo giáo luật; và kể từ ngày ngài nhậm chức trong giáo phận mới, giáo phận cũ của ngài trở thành khuyết vị.

§2. Từ khi nhận được tin chắc chắn về sự thuyên chuyển cho tới khi nhậm chức theo giáo luật tại giáo phận mới, thì trong giáo phận cũ, Giám Mục được thuyên chuyển:

10 có quyền và có các nghĩa vụ tương đương như Giám Quản giáo phận; mọi quyền bính của Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục chấm dứt, miễn là vẫn giữ nguyên điều 409 §2

20 được hưởng trọn vẹn khoản thù lao dành cho giáo vụ.

Điều 419

Trong lúc tòa khuyết vị, việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền Giám Mục phụ tá cho tới lúc đặt Giám Quản giáo phận, và nếu có nhiều Giám Mục phụ tá, thì việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền vị nào thâm niên nhất tính theo thời gian thăng chức; nếu không có Giám Mục phụ tá, thì việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền ban tư vấn, trừ khi Tòa Thánh dự liệu cách khác. Vị nào đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo phận như vậy phải lập tức triệu tập Hội Đồng có thẩm quyền để chỉ định vị Giám Quản giáo phận.

Điều 420

Nếu tòa Thánh không ấn định cách khác, khi hạt đại diện tông tòa hoặc hạt phủ doãn tông tòa khuyết vị, việc lãnh đạo sẽ được đảm nhận do vị Quyền Đại Diện hoặc vị Quyền Phủ Doãn được vị Đại Diện hoặc vị Phủ Doãn bổ nhiệm chỉ vì mục đích ấy ngay sau khi nhậm chức.

Điều 421

§1. Trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được tin tòa giám mục khuyết vị, ban tư vấn phải bầu vị Giám Quản giáo phận, tức là người phải tạm thời lãnh đạo giáo phận, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 502 §3.

§2. Nếu trong thời gian quy định, vị Giám Quản giáo phận chưa được bầu cử hợp lệ vì bất cứ lý do nào, thì việc chỉ định Giám Quản giáo phận thuộc quyền vị Trưởng Giáo Tỉnh, và nếu chính tòa Trưởng Giáo Tỉnh cũng khuyết vị, hoặc nếu tòa Trưởng Giáo Tỉnh bị trống cùng một lúc với một tòa thuộc Giáo Tỉnh, thì việc chỉ định Giám Quản giáo phận thuộc quyền Giám Mục thâm niên nhất trong giáo tỉnh, tính theo thời gian thăng chức.

Điều 422

Giám Mục phụ tá, và nếu không có Giám Mục phụ tá thì ban tư vấn, phải thông báo sớm hết sức cho Tông Tòa biết tin Giám Mục từ trần; vị được bầu làm Giám Quản giáo phận phải thông báo sớm hết sức cho Tông Tòa biết mình đã được chọn.

Điều 423

§1. Chỉ được chỉ định một vị Giám Quản giáo phận mà thôi; mọi tục lệ trái ngược đều phải bị bãi bỏ, nếu không, việc bầu cử sẽ vô hiệu.

§2. Giám Quảm giáo phận không được kiêm nhiệm chức quản lý, vì thế, nếu quản lý của giáo phận được bầu làm Giám Quản, hội đồng kinh tế phải bầu một người khác làm quản lý tạm thời.

Điều 424

Phải bầu vị Giám Quản giáo phận chiếu theo quy tắc của các điều 165-178.

Điều 425

§1. Chỉ tư tế nào đã đủ ba mươi lăm tuổi và chưa bao giờ được chọn, được bổ nhiệm hay được đề cử cho chính tòa bị khuyết vị ấy mới có thể được chỉ định thành sự vào chức vụ Giám Quản giáo phận.

§2. Tư tế được chọn làm Giám Quản giáo phận phải là người trổi vượt về đạo đức và khôn ngoan.

§3. Nếu các điều kiện được quy định ở §1 không được tôn trọng, thì vị Trưởng Giáo Tỉnh, hoặc nếu tòa Trưởng Giáo Tỉnh khuyết vị, thì Giám Mục thâm niên nhất trong giáo tỉnh tính theo thời gian thăng chức, sau khi đã biết rõ sự thực, phải chỉ định Giám Quản cho lần đó; các hành vi của người đã được chọn trái ngược với những quy định ở §1 đương nhiên vô hiệu.

Điều 426

Trong lúc tòa khuyết vị và trước khi Giám Quản giáo phận được chỉ định, vị nào lãnh đạo giáo phận thì được hưởng quyền mà luật dành cho vị Tổng Đại Diện.

Điều 427

§1. Giám Quản Quản giáo phận buộc phải giữ các nghĩa vụ của Giám Mục giáo phận và ngài có quyền của Giám Mục giáo phận, ngoại trừ những gì bản chất sự việc hoặc chính luật đã loại trừ.

§2. Một khi đã chấp nhận việc đắc cử, Giám Quản giáo phận có quyền ngay mà không cần sự phê chuẩn của ai khác, nhưng phải giữ những nghĩa vụ được nói đến ở điều 833 §4.

Điều 428

§1. Trong lúc tòa khuyết vị, không được đổi mới bất cứ điều gì.

§2. Những người tạm thời lãnh đạo giáo phận không được làm bất cứ điều gì có thể gây thiệt hại cho giáo phận hoặc cho các quyền của Giám Mục; đặc biệt cấm các vị ấy và bất cứ ai khác không được tự mình hay nhờ người khác lấy hoặc hủy bất cứ tài liệu nào của tòa giám mục, hoặc sửa đổi những tài liệu ấy.

Điều 429

Giám Quản giáo phận buộc phải giữ nghĩa vụ cư trú trong giáo phận và phải dâng Thánh Lễ cầu cho đoàn dân chiếu theo quy tắc của điều 388.

Điều 430

§1. Nhiệm vụ Giáo Quản giáo phận chấm dứt khi tân Giám Mục nhậm chức trong giáo phận.

§2. Việc giải nhiệm Giáo Quản giáo phận dành riêng cho Tòa Thánh; nếu chính vị Giám Quản giáo phận từ nhiệm, thì đơn từ nhiệm phải làm đúng thể thức và phải được trình cho Hội Đồng có thẩm quyền bầu chọn, và sự từ nhiệm không cần phải được chấp thuận; trong những trường hợp Giám Quản giáo phận bị giải nhiệm, hoặc từ nhiệm, hoặc qua đời, thì phải bầu một Giám Quản giáo phận khác chiếu theo quy tắc của điều 421.

 

Đề Mục 2: Các Hợp Đoàn Giáo Hội Địa Phương

Chương 1: Các Giáo Tỉnh Và Các Giáo Miền

Điều 431

§1. Để cổ vũ hoạt động mục vụ chung giữa nhiều giáo phận gần nhau, tùy theo hoàn cảnh con người và địa phương, cũng như để thắt chặt mội quan hệ tương trợ giữa các Giám Mục giáo phận hơn nữa, các Giáo Hội địa phương gần nhau phải được kết hợp thành các giáo tỉnh được giới hạn trong một địa hạt nhất định.

§2. Trên nguyên tắc, từ nay sẽ không còn các giáo phận được miễn trừ; vì thế, mỗi giáo phận và các Giáo Hội địa phương khác ở trong địa hạt của một giáo tỉnh phải được sáp nhập vào giáo tỉnh đó.

§3. Chỉ có Quyền Bính Tối Cao của Giáo Hội mới có quyền thiết lập, bãi bỏ, hoặc thay đổi các giáo tỉnh, sau khi đã hội ý với các Giám Mục liên hệ.

Điều 432

§1. Công đồng giáo tỉnh và vị Trưởng Giáo Tỉnh có quyền trong giáo tỉnh chiếu theo quy tắc của luật.

§2. Giáo tỉnh đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 433

§1. Nếu thấy ích lợi, nhất là trong các quốc gia có rất nhiều Giáo Hội địa phương, các giáo tỉnh gần nhau có thể được Tông Tòa cho kết hợp thành các giáo miền, theo đề nghị của Hội Đồng Giám Mục.

§2. Giáo miền có thể được thiết lập thành pháp nhân.

Điều 434

Việc thắt chặt sự hợp tác và hoạt động mục vụ chung trong miền thuộc về Hội nghị các Giám Mục thuộc giáo miền; tuy nhiên, những quyền mà các điều trong Bộ Giáo Luật này ban cho Hội Đồng Giám Mục không thuộc thẩm quyền của hội nghị này, trừ một số quyền đã được Tòa Thánh ban cách đặc biệt.

 

Chương 2: Các Vị Trưởng Giáo Tỉnh

Điều 435

Đứng đầu giáo tỉnh là vị Trưởng Giáo Tỉnh, vị này là Tổng Giám Mục của giáo phận đã được trao cho ngài; giáo vụ này gắn liền với tòa giám mục đã được Đức Giáo Hoàng chỉ định hoặc phê chuẩn.

Điều 436

§1. Trong các giáo phận thuộc giáo tỉnh, vị Trưởng Giáo Tỉnh;

10 liệu sao để đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân giữ cách chu đáo, và nếu có những lạm dụng thì thông báo cho Đức Giáo Hoàng biết;

20 thực hiện việc kinh lý theo giáo luật, nếu Giám Mục thuộc giáo tỉnh đã lơ đễnh việc này, sự kiện này phải được Tông Tòa phê chuẩn trước;

30 bổ nhiệm vị Giám Quản giáo phận chiếu theo quy tắc của các điều 421 §2 và 425 §3.

§2 Khi hoàn cảnh đòi hỏi, Tông Tòa có thể trao cho vị Trưởng Giáo Tỉnh những nhiệm vụ và một quyền hạn đặc biệt do luật riêng xác định.

§3. Vị Trưởng Giáo Tỉnh không có một quyền lãnh đạo nào trong các giáo phận thuộc giáo tỉnh; tuy có thể cử hành các nghi lễ thánh trong tất cả mọi nhà thờ như Giám Mục trong giáo phận riêng của mình, sau khi đã thông báo cho Giám Mục giáo phận biết, nếu ngài cử hành trong nhà thờ chính tòa.

Điều 437

§1. Vị Trưởng Giáo tỉnh có nghĩa vụ phải đích thân hoặc nhờ người đại diện xin Đức Giáo Hoàng ban dây pallium trong vòng ba tháng kể từ ngày được tấn phong Giám Mục, hoặc nếu đã được tấn phong Giám Mục rồi, thì kể từ lúc được bổ nhiệm theo giáo luật; dây pallium biểu hiện quyền hành mà luật dành cho vị Trưởng Giáo Tỉnh trong giáo tỉnh của ngài, trong sự hiệp thông với Giáo Hội Rôma.

§2. Vị Trưởng Giáo Tỉnh, chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ, có thể mang dây pallium trong bất cứ nhà thờ nào thuộc giáo tỉnh mà ngài đứng đầu; nhưng ngoài giáo tỉnh, thì tuyệt đối không được mang dây ấy, cho dù có sự đồng ý của Giám Mục giáo phận.

§3. Nếu vị Trưởng Giáo Tỉnh được thuyên chuyển sang một tòa Trưởng Giáo Tỉnh khác thì cần phải xin một dây pallium mới.

Điều 438

Ngoại trừ ân hàm danh dự, tước hiệu Thượng Phụ và Giáo Chủ không bao hàm một quyền lãnh đạo nào trong Giáo Hội Latinh, trừ khi đã rõ cách khác đối với một vài vị, do một đặc ân của Tông Tòa hoặc do một tục lệ đã được công nhận.

 

Chương 3: Các Công Đồng Địa Phương

Điều 439

§1. Công đồng giáo miền là công đồng tập hợp tất cả các Giáo Hội địa phương thuộc cùng một Hội Đồng Giám Mục, phải được tổ chức mỗi khi Hội Đồng Giám Mục ấy xét thấy cần thiết hay hữu ích, với sự phê chuẩn của Tông Tòa.

§2. Quy tắc được ấn định ở §1 cũng được áp dụng cho việc tổ chức công đồng giáo tỉnh trong một giáo tỉnh trong một giáo tỉnh mà ranh giới trùng với địa hạt của quốc gia.

Điều 440

§1. Công đồng giáo tỉnh tập họp nhiều Giáo Hội địa phương thuộc cùng một giáo tỉnh, phải được tổ chức mỗi khi đa số các Giám Mục giáo phận trong giáo tỉnh xét thấy thuận lợi, miễn là vẫn giữ nguyên điều 439 §2.

§2. Không được triệu tập công đồng giáo tỉnh khi tòa của vị Trưởng Giáo Tỉnh khuyết vị.

Điều 441

Hội Đồng Giám Mục:

10 triệu tập công đồng giáo miền;

20 chọn địa điểm để tổ chức công đồng cho địa hạt của Hội Đồng Giám Mục;

30 bầu vị chủ tịch của công đồng giáo miền trong số các Giám Mục giáo phận; vị này phải được Tông Tòa phê chuẩn;

40 thiết lập chương trình nghị sự và xác định các vấn đề cần được thảo luận, ấn định ngày khai mạc và thời gian họp của công đồng giáo miền; chuyển dời, kéo dài và bế mạc công đồng giáo miền.

Điều 442

§1. Vị Trưởng Giáo Tỉnh, với sự đồng ý của đa số các Giám Mục thuộc giáo tỉnh:

10 triệu tập công đồng giáo tỉnh;

20 chọn địa điểm để tổ chức công đồng giáo tỉnh trong địa hạt của giáo tỉnh;

30 thiết lập chương trình nghị sự và xác định các vấn đề cần được thảo luận; ấn định ngày khai mạc và thời gian họp của công đồng giáo tỉnh; di chuyển, kéo dài và bế mạc công đồng giáo tỉnh.

§2. Vị Trưởng Giáo Tỉnh chủ tọa công đồng giáo tỉnh, và nếu ngài bị ngăn trở chính đáng, thì Giám Mục thuộc giáo tỉnh được các Giám Mục khác thuộc giáo tỉnh bầu lên có quyền đó.

Điều 443

§1. Những vị sau đây phải được triệu tập tham dự các công đồng địa phương với quyền biểu quyết:

10 các Giám Mục giáo phận;

20 các Giám Mục phó và phụ tá;

30 các Giám mục hiệu tòa khác đang đảm nhận trong địa hạt đó một nhiệm vụ đặc biệt do Tông Tòa hoặc Hội Đồng Giám Mục ủy nhiệm.

§2. Những Giám Mục hiệu tòa khác, kể cả những vị nguyên Giám Mục đang cư trú trong địa hạt, có thể đựợc mời tham dự các công đồng địa phương; những vị này cũng có quyền biểu quyết.

§3. Phải mời những vị sau đây tham dự các công đồng địa phương với quyền tư vấn mà thôi:

10 các Tổng Đại Diện và các Đại Diện Giám Mục thuộc tất cả mọi Giáo Hội địa phương trong địa hạt;

20 các Bề Trên cấp cao của các hội dòng và các tu đoàn tông đồ, tuy nhiên số người, cả nam lẫn nữ, phải do Hội Đồng Giám Mục hoặc các Giám Mục thuộc giáo tỉnh ấn định; những vị ấy được tất cả các Bề Trên cấp cao của các hội dòng và các tu đoàn có trụ trong địa hạt bầu lên;

30 các Viện Trưởng trường đại học giáo sĩ và trường đại học Công giáo, cũng như các Khoa Trưởng các phân khoa thần học và giáo luật có trụ sở trong địa hạt;

40 một số Giám Đốc các đại chủng viện, nhưng số lượng phải được ấn định như đã được nói đến ở 20, các vị này được các Giám Đốc chủng viện ở trong địa hạt bầu lên.

§4. Các linh mục và các Kitô hữu khác nữa cũng có thể được mời tham dự các công đồng địa phương với quyền tư vấn mà thôi; tuy nhiên, số người không vượt quá phân nữa những thành viên được nói đến ở §§1-3.

§5. Ngoài ra cũng phải mời các kinh sĩ nhà thờ chính tòa cũng như hội đồng linh mục và hội đồng mục vụ của mỗi Giáo Hội địa phương tham dự các công đồng giáo tỉnh, nhưng mỗi đơn vị chỉ được gửi hai thành viên do họ chỉ định cách hiệp đoàn; tuy nhiên, những người này chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

§6. Cũng có thể mời những người khác tham dự các công đồng địa phương với tư cách là thượng khách, nếu Hội Đồng Giám Mục xét là thích hợp đối với công đồng giáo miền, hoặc nếu vị Trưởng Giáo Tỉnh cùng với các Giám Mục thuộc giáo tỉnh xét thấy là thích hợp đối với công đồng giáo tỉnh.

Điều 444

§1. Tất cả những người được triệu tập tham dự các công đồng địa phương thì phải tham dự, trừ khi bị một ngăn trở chính đáng, nhưng họ phải báo cho vị chủ tọa công đồng biết điều đó.

§2. Những người được triệu tập tham dự các công đồng địa phương với quyền biểu quyết có thể cử một người đại diện đi dự, nếu họ bị một ngăn trở chính đáng; người đại diện này chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

Điều 445

Công đồng địa phương phải liệu sao để đáp ứng mọi nhu cầu mục vụ cho dân Chúa trong địa hạt của mình; công đồng địa phương có quyền lãnh đạo, đặc biệt là quyền lập pháp, tuy vẫn luôn luôn tuân giữ luật phổ quát của Giáo Hội, sao cho có thể quyết định những gì xét thấy là thích hợp để làm cho đức tin được tăng trưởng, để chỉ đạo hoạt động mục vụ chung, để điều chỉnh các phong tục, để cổ vũ việc tuân giữ và bảo vệ kỷ luật chung của Giáo Hội.

Điều 446

Một khi công đồng địa phương đã bế mạc, vị chủ tọa phải liệu sao để chuyển tất cả mọi văn kiện của công đồng về Tông Tòa; các sắc lệnh do công đồng biểu quyết chỉ được ban hành sau khi đã được Tông Tòa duyệt y; chính công đồng xác định thể thức ban hành các sắc lệnh và các thời hạn mà sắc lệnh được ban hành bắt đầu có hiệu lực bó buộc.

 

Chương 4: Các Hội Đồng Giám Mục

Điều 447

Hội Đồng Giám Mục, một định chế có tính cách thường trực, là đoàn thể các Giám Mục của một quốc gia hoặc một địa hạt nhất định, cùng nhau thi hành một số nhiệm vụ mục vụ cho các Kitô hữu thuộc địa hạt đó, nhằm cổ vũ lợi ích lớn hơn mà Giáo Hội cống hiến cho mọi người, nhất là qua các hình thức và các phương pháp làm việc tông đồ được thích nghi cho phù hợp với những hoàn cảnh của mỗi thời và mỗi nơi, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 448

§1. Hội đồng Giám Mục, theo quy tắc chung gồm các vị lãnh đạo của tất cả các Giáo Hội địa phương thuộc cùng một quốc gia, chiếu theo quy tắc của điều 450.

§2. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh con người hoặc sự việc đòi hỏi, theo sự thẩm định của Tông Tòa, sau khi đã bàn với các Giám Mục giáo phận liên hệ, một Hội Đồng Giám Mục có thể được thiết lập cho một địa hạt lớn hay nhỏ; như vậy, Hội Đồng hoặc chỉ gồm những Giám Mục của một số Giáo Hội địa phương được thiết lập trong một địa hạt nhất định, hoặc gồm các vị lãnh đạo của các Giáo Hội địa phương thuộc các quốc gia khác nhau; chính Tông Tòa ấn định các quy tắc riêng cho mỗi Hội Đồng Giám Mục.

Điều 449

§1. Chỉ có Quyền Bính Tối Cao của Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Giám Mục liên hệ, thành lập, bãi bỏ hoặc thay đổi các Hội đồng Giám Mục.

§2. Hội Đồng Giám Mục được thành lập cách hợp pháp đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 450

§1. Tất cả các Giám Mục giáo phận trong địa hạt và tất cả các vị được luật đồng hóa với các ngài, cũng như các Giám Mục phó, các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu tòa khác đang đảm nhận trong cùng địa hạt đó một nhiệm vụ đặc biệt do Tông Tòa hoặc do Hội Đồng Giám Mục ủy thác, là thành viên đương nhiên của Hội Đồng Giám Mục; các Đấng Bản Quyền thuộc một lễ điển khác cũng có thể được mời tham dự, nhưng các vị này chỉ có quyền tư vấn mà thôi, trừ khi quy chế Hội Đồng Giám Mục ấn định cách khác.

§2. Các Giám Mục hiệu tòa khác và các Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng, theo luật chung, không phải là thành viên của Hội Đồng Giám Mục.

Điều 451

Mỗi Hội Đồng Giám Mục phải soạn thảo quy chế riêng, và các quy chế này phải được Tông Tòa chuẩn y, trong đó, ngoài các vấn đề khác, phải dự kiến các phiên họp khoáng đại của hội đồng và phải dự trù thành lập ban thường vụ các Giám Mục và văn phòng tổng thư ký của hội đồng, cũng như các chức vụ và các ủy ban khác, để giúp theo đuổi mục đích cách hữu hiệu nhất, theo sự thẩm định của Hội Đồng.

Điều 452

§1. Mỗi Hội Đồng Giám Mục phải bầu vị chủ tịch Hội Đồng, phải xác định người nào sẽ đảm nhận chức vụ quyền chủ tịch trong trường hợp chủ tịch bị ngăn trở chính đáng, và phải chỉ định một tổng thư ký, chiếu theo quy tắc của các quy chế.

§2. Chủ tịch Hội Đồng, và khi vị này bị ngăn trở chính đáng, thì phó chủ tịch chủ tọa không những các phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục mà còn chủ tọa cả ban thường vụ nữa.

Điều 453

Các phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục phải được tổ chức ít nhất là mỗi năm một lần và mỗi khi các hoàn cảnh riêng đòi hỏi, theo những quy định của quy chế.

Điều 454

§1. Trong các phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục, các Giám Mục giáo phận cũng như các vị được luật đồng hóa với các ngài, và các Giám Mục phó đương nhiên có quyền biểu quyết.

§2. Các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu tòa khác thuộc Hội Đồng Giám Mục có quyền biểu quyết hoặc có quyền tư vấn tùy theo những quy định của quy chế hội đồng; tuy nhiên, phải nắm vững điều này là khi bàn về việc soạn thảo hoặc sửa đổi quy chế, thì chỉ có những vị được nói đến ở §1 mới có quyền biểu quyết.

Điều 455

§1. Hội Đồng Giám Mục chỉ có thể ban hành những sắc luật trong những vấn đề mà luật phổ quát đã quy định, hay khi một quyết định riêng của Tông Toà đã ấn định điều đó bằng Tự sắc, hoặc do lời thỉnh cầu của chính Hội Đồng.

§2. Để được ban hành hữu hiệu trong phiên họp khoáng đại, các sắc luật được nói đến ở §1 cần hội đủ ít nhất là hai phần ba số phiếu của các Giám Mục có quyền biểu quyết trong Hội Đồng; và các sắc luật chỉ có hiệu lực khi đã được chính thức ban hành, sau khi đã được Tông Tòa chuẩn y.

§3. Cách thức ban hành và thời gian các sắc luật bắt đầu có hiệu lực phải do chính Hội Đồng Giám Mục ấn định.

§4. Trong những trường hợp luật phổ quát cũng như ủy nhiệm riêng của Tông Tòa không cấp cho Hội Đồng Giám Mục quyền được nói đến ở §1, thì mỗi Giám Mục giáo phận vẫn giữ trọn thẩm quyền của mình; Hội Đồng hoặc chủ tịch hội đồng đều không thể hành động nhân danh tất cả các Giám Mục, nếu không được sự đồng ý của tất cả và của từng Giám Mục.

Điều 456

Một khi phiên họp khoáng đại của Hội đồng Giám Mục đã bế mạc, chủ tịch phải gửi về Tông Tòa bản phúc trình về các công việc cũng như các sắc lệnh của Hội Đồng, để tường trình cho Tông Tòa biết các công việc đó và để Tông Tòa chuẩn nhận các sắc luật, nếu có.

Điều 457

Ban thường vụ của các Giám Mục chuẩn bị những vấn đề sẽ được bàn thảo trong phiên họp khoáng đại của Hội Đồng và việc thi hành những quyết định đã được biểu quyết trong phiên họp khoáng đại; ban thường vụ cũng giải quyết những vấn đề khác đã được ủy thác chiếu theo quy tắc của các quy chế.

Điều 458

Văn phòng tổng thư ký:

10 soạn thảo bản phúc trình về các công việc và các sắc lệnh của phiên họp khoáng đại của Hội đồng cũng như các văn kiện của ban thường vụ các Giám Mục, và gửi cho tất cả các thành viên của Hội Đồng, soạn khảo các văn kiện khác đã được chủ tịch hội đồng hoặc ban thường vụ ủy thác.

20 trao đổi với các Hội Đồng Giám Mục kế cận nhau các văn kiện và các tài liệu mà Hội Đồng trong phiên họp khoáng đại hoặc ban thường vụ các Giám Mục đã ấn phải chuyển cho họ.

Điều 459

§1. Những quan hệ giữa các Hội Đồng Giám Mục, nhất là giữa các Hội Đồng Giám Mục kế cận với nhau phải được phát huy để cổ vũ và bảo đảm một lợi ích lớn lao hơn.

§2. Tuy nhiên, mỗi khi khởi xướng những hoạt động hoặc đề cập đến những vấn đề có tính cách quốc tế, các hội đồng phải tham khảo ý kiến của Tòa Thánh.

 

Đề Mục 3: Tổ Chức Nội Bộ Của Các Giáo Hội Địa Phương

Chương 1: Công Nghị Giáo Phận

Điều 460

Công nghị giáo phận là cuộc họp các đại biểu linh mục và các Kitô hữu khác của Giáo Hội địa phương nhằm mục đích giúp đỡ Giám Mục giáo phận trong việc mưu ích cho toàn thể cộng đồng giáo phận, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây.

Điều 461

§1. Công nghị giáo phận được tổ chức tại mỗi Giáo Hội địa phương mỗi khi các hoàn cảnh đòi hỏi, theo sự thẩm định của Giám Mục giáo phận, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

§2. Nếu một Giám Mục coi sóc nhiều giáo phận, hoặc nếu ngài coi sóc một giáo phận như là Giám Mục riêng của giáo phận đó, nhưng lại coi sóc một giáo phận khác như là Giám Quản, thì ngài có thể chỉ triệu tập một cộng nghị cho tất cả các giáo phận đã được ủy thác cho ngài.

Điều 462

§1. Chỉ có Giám Mục giáo phận mới triệu tập công nghị giáo phận, chứ không phải vị tạm thời lãnh đạo giáo phận.

§2. Giám Mục giáo phận chủ toạ công nghị giáo phận, tuy nhiên, ngài có thể ủy quyền cho Tổng Đại Diện hoặc Đại Diện Giám Mục chu toàn giáo vụ này trong từng phiên họp của công nghị.

Điều 463

§1. Những vị sau đây phải được triệu tập tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên và buộc phải tham dự công nghị giáo phận:

10 Giám Mục phó và các Giám Mục phụ tá;

20 các Tổng Đại Diện, các Đại Diện Giám Mục, và Đại Diện tư pháp;

30 các kinh sĩ của nhà thờ chính tòa;

40 các thành viên của hội đồng linh mục;

50 các giáo dân, ngay cả khi họ là thành viên của các tu hội thánh hiến, được hội đồng mục vụ lựa chọn theo thể thức và số người do Giám Mục giáo phận ấn định, hoặc nơi nào không có hội đồng ấy, thì theo tiêu chuẩn do Giám Mục giáo phận ấn định;

60 Giám đốc đại chủng viện của giáo phận;

70 các linh mục quản hạt;

80 ít là một linh mục trong mỗi giáo hạt, được tất cả những vị đang coi sóc các linh hồn noi đó chọn ra; ngoài ra, một linh mục khác được chọn để thay thế ngài, nếu ngài bị ngăn trở;

90 các Bề Trên của các hội dòng và các tu đoàn tông đồ có một nhà trong giáo phận; những vị này được lựa chọn theo thể thức và số người do Giám Mục giáo phận ấn định.

§2. Giám Mục giáo phận có thể mời những người khác, hoặc là giáo sĩ, hoặc là thành viên của các tu hội thánh hiến, hoặc là giáo dân, tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên.

§3. Nếu xét thấy thuận lợi, Giám Mục giáo phận có thể mời các thừa tác viên hoặc thành viên của các Giáo Hội hoặc của các cộng đoàn Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo tham dự công nghị giáo phận với tư cách là quan sát viên.

Điều 464

Một thành viên của công nghị nếu bị ngăn trở chính đáng, không có quyền cử một người đại diện tham dự nhân danh mình, nhưng phải thông báo cho Giám Mục biết ngăn trở đó.

Điều 465

Tất cả mọi vấn đề đã được đề nghị phải được đưa ra cho các thành viên tự do thảo luận trong các phiên họp của công nghị.

Điều 466

Trong công nghị giáo phận, Giám Mục giáo phận là nhà lập pháp duy nhất, các thành viên khác của công nghị chỉ có quyền tư vấn mà thôi; chỉ một mình ngài ký vào các bản tuyên ngôn và sắc lệnh của công nghị, chỉ có ngài mới có quyền ban hành các bản tuyên ngôn và các sắc lệnh đó.

Điều 467

Giám Mục giáo phận phải chuyển đạt cho vị Trưởng Giáo Tỉnh cũng như cho Hội Đồng Giám Mục văn bản của các tuyên ngôn và các sắc lệnh của công nghị.

Điều 468

§1. Giám Mục giáo phận, tùy theo sự thẩm định khôn ngoan của mình, đình hoãn và giải tán công nghị giáo phận.

§2. Khi tòa giám mục khuyết vị hoặc bị ngăn trở, công nghị đương nhiên bị đình hoãn chiếu theo luật cho đến khi Giám Mục giáo phận kế vị quyết định tiếp tục hoặc tuyên bố kết thúc công nghị.

 

Chương 2: Tòa Giám Mục Giáo Phận

Điều 469

Tòa giám mục giáo phận gồm những tổ chức và nhân viên giúp Giám Mục trong việc lãnh đạo toàn thể giáo phận, nhất là trong việc điều hành hoạt động mục vụ, trong việc quản trị giáo phận, cũng như trong việc thi hành quyền tư pháp.

Điều 470

Việc bổ nhiệm những người thi hành các giáo vụ tại tòa giám mục thuộc về Giám Mục giáo phận.

Điều 471

Tất cả những người nhận một giáo vụ trong tòa giám mục phải:

10 hứa trung thành chu toàn nhiệm vụ theo quy tắc do luật hoặc do Giám Mục ấn định;

20 giữ bí mật trong giới hạn và theo thể thức do luật hoặc do Giám Mục ấn định.

Điều 472

Đối với những vụ kiện và những nhân viên trong tòa giám mục thuộc về việc thi hành quyền tư pháp, thì phải tuân giữ những quy định của quyển VII về Tố tụng; còn đối với những vụ kiện và những nhân viên thuộc về việc quản trị giáo phận, thì phải tuân giữ những quy định của những điều khoản sau đây.

Điều 473

§1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để mọi việc thuộc về việc quản trị của toàn thể giáo phận được phối trí cách hợp lý và được tổ chức thế nào để hết sức đảm bảo lợi ích của phần dân Chúa đã được trao phó cho ngài.

§2. Chính Giám Mục giáo phận phối trí công tác mục vụ của các Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục; ở đâu thấy thích hợp, ngài có thể bổ nhiệm vị Điều Hành tòa giám mục, vị này phải là tư tế; dưới quyền Giám Mục, vị này phối trí mọi việc liên quan đến sự chỉ đạo trong công tác hành chính và liệu sao các nhân viên tòa giám mục thực hiện chu toàn giáo vụ đã được ủy thác.

§3. Trừ khi hoàn cảnh địa phương đòi hỏi cách khác, theo thẩm định của Giám Mục, phải bổ nhiệm Tổng Đại Diện, hoặc, nếu có nhiều Tổng Đại Diện, thì phải bổ nhiệm một trong các vị ấy làm vị Điều Hành tòa giám mục.

§4. Ở đâu xét thấy là nên, Giám Mục có thể thiết lập ban cố vấn Giám Mục, gồm các Tổng Đại Diện và các Đại Diện Giám Mục, để giúp cho công tác mục vụ được hữu hiệu hơn.

Điều 474

Để có hiệu lực pháp lý và cũng để được thành sự, các văn kiện của tòa giám mục phải đồng thời có chữ ký của Đấng Bản Quyền đã ban hành và của chưởng ấn tòa giám mục hay của công chứng viên; nhưng chưởng ấn phải cho vị Điều Hành tòa giám mục biết các văn kiện đó.

 

Tiết 1: Các Tổng Đại Diện Và Các Đại Diện Giám Mục

Điều 475

§1. Trong mỗi giáo phận, Giám Mục giáo phận phải đặt một Tổng Đại Diện với quyền thông thường, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây, để giúp ngài trong việc lãnh đạo toàn giáo phận.

§2. Theo quy tắc chung, phải đặt một Tổng Đại Diện mà thôi, trừ khi sự rộng lớn hay dân số của giáo phận hoặc những lý do mục vụ khuyên làm cách khác.

Điều 476

Mỗi khi việc lãnh đạo tốt đẹp giáo phận đòi hỏi, Giám Mục giáo phận cũng có thể đặt một hay nhiều Đại Diện Giám Mục; các vị này có quyền thông thường mà luật phổ quát dành cho Tổng Dại Diện, hoặc trong một phần nhất định của giáo phận, hoặc trong một số công việc nào đó, hoặc đối với các tín hữu thuộc một lễ điển nhất định, hoặc thuộc về một nhóm người nào đó, chiếu theo quy tắc của các điếu khoản sau đây.

Điều 477

§1. Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm và giải nhiệm Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 406; ngài phải bổ nhiệm Đại Diện Giám Mục, nếu không phải là Giám Mục phụ tá, trong một thời gian hữu hạn mà thôi và điều này phải được xác định trong chính văn thư bổ nhiệm.

§2. Khi Tổng Đại Diện vắng mặt hoặc bị ngăn trở chính đáng, Giám Mục giáo phận có thể bổ nhiệm một vị khác để thay thế; quy tắc này cũng được áp dụng cho Đại Diện Giám Mục.

Điều 478

§1. Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục phải là tư tế không dưới ba mươi tuổi, có học vị tiến sĩ hoặc cử nhân giáo luật hay thần học, hoặc ít là phải thực sự thông thạo các môn đó, trổi vượt về học thuyết lành mạnh, đức độ, khôn ngoan và kinh nghiệm trong công việc điều khiển công việc.

§2. Chức vụ Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục không thể kiêm nhiệm chức vụ kinh sĩ xá giải và cũng không thể trao cho người cùng huyết tộc với Giám Mục cho tới bậc thứ bốn.

Điều 479

§1. Tổng Đại Diện, chiếu theo chức vụ, trong toàn giáo phận có quyền hành pháp mà theo luật thuộc về Giám Mục giáo phận, tức là quyền thực hiện tất cả mọi công việc hành chính, trừ những công việc mà Giám Mục đã dành riêng cho mình hoặc những công việc mà luật đòi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của Giám Mục.

§2. Đại Diện Giám Mục đương nhiên cũng có quyền được nói đến ở §1, nhưng chỉ trong một phần nhất định của địa hạt, hoặc trong một số công việc, hoặc đối với các tín hữu thuộc một lễ điển nhất định, hoặc thuộc về một nhóm người vì họ mà ngài được đặt lên, trừ những vấn đề mà Giám Mục dành riêng cho mình hoặc cho Tổng Đại Diện, hoặc những vấn đề mà luật đòi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của Giám Mục.

§3. Các năng quyền thường xuyên mà Tông Tòa ban cho Giám Mục, cũng như quyền thi hành các phúc chiếu, cũng thuộc về Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, trong phạm vi thẩm quyền của mình, trừ khi luật minh nhiên quy định cách khác, hoặc khi việc thi hành được trao cho Giám Mục giáo phận vì phẩm cách cá nhân của ngài.

Điều 480

Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục phải tường trình cho Giám Mục giáo phận biết những công việc quan trọng phải làm cũng như đã làm, và không bao giờ được hành động trái với ý muốn và ý hướng của Giám Mục giáo phận.

Điều 481

§1. Quyền hành của Tổng Đại Diện và của Đại Diện Giám Mục chấm dứt khi sự ủy nhiệm mãn hạn, khi từ nhiệm, miễn là vẫn giữ các điều 406 và 409, khi sự giải nhiệm được Giám Mục giáo phận thông báo và khi tòa giám mục khuyết vị.

§2. Khi nhiệm vụ của Giám Mục giáo phận bị đình chỉ, thì quyền của Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục cũng bị đình chỉ, trừ khi các ngài có chức Giám Mục.

 

Tiết 2: Chưởng Ấn

Công Chứng Viên Và Văn Khố

Điều 482

§1. Tại mỗi tòa Giám Mục, phải đặt một chưởng ấn mà nhiệm vụ chính là soạn thảo, gửi và lưu trữ các văn thư trong văn khố của tòa giám mục, nếu luật địa phương không ấn định cách khác.

§2. Nếu xét thấy cần, có thể đặt một phụ tá cho chưởng ấn, với chức danh phó chưởng ấn.

§3. Chưởng ấn và phó chưởng ấn đương nhiên là công chứng viên và thư ký của tòa giám mục.

Điều 483

§1. Ngoài chưởng ấn, có thể đặt thêm những công chứng viên khác, chữ viết hoặc chữ ký của họ có giá trị chứng thực đối với tất cả các văn thư, hoặc đối với các văn thư tòa án mà thôi, hoặc đối với các án từ của một vụ kiện hay một công việc nhất định.

§2. Chưởng ấn và các công chứng viên phải là những người có thanh danh và không có gì đáng nghi ngờ; trong những vụ án liên quan đến thanh danh của một tư tế, công chứng viên phải là một tư tế.

Điều 484

Nhiệm vụ các công chứng viên là:

10 soạn thảo các văn thư và tài liệu liên quan tới sắc lệnh, các quy định, các nghĩa vụ hoặc các văn kiện khác cần đến sự can thiệp của họ;

20 lập biên bản cách trung thực về những việc đã tiến hành, ghi rõ nơi, ngày, tháng, năm và ký tên;

30 cung cấp các văn thư và tài liệu được rút ra từ sổ cái cho những người xin cách hợp lệ, miễn là những gì phải giữ, và chứng thực các bản sao là phù hợp với bản chính.

Điều 485

Giám Mục giáo phận có thể tự do giải nhiệm chưởng ấn và các công chứng viên khác; nhưng Giám Quản giáo phận không có quyền đó, nếu không có sự đồng ý của ban tư vấn.

Điều 486

§1. Tất cả mọi tài liệu liên quan đến giáo phận hay các giáo xứ phải được lưu giữ hết sức cẩn thận.

§2. Tại mỗi tòa giám mục, phải lập một văn khố giáo phận hoặc nơi lưu trữ văn thư của giáo phận tại một nơi an toàn, các tài liệu và các văn bản liên quan đến các công việc đạo đời của giáo phận được lưu giữ trong đó, được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và được khoá giữ cẩn thận.

§3. Phải lập một bản kê khai hay một danh mục các tài liệu có trong văn khố, với một bản tóm lược ngắn gọn của mỗi tài liệu.

Điều 487

§1. Văn khố phải được khoá, chỉ có Giám Mục và chưởng ấn có chìa khoá mà thôi; không ai được vào trong văn khố, nếu không có phép của Giám Mục, hoặc của vị Điều Hành tòa giám mục, cũng như của chưởng ấn.

§2. Những người liên hệ có quyền đích thân hoặc nhờ người đại diện nhận bản sao chính thức được viết tay hay được chụp của những tài liệu tự bản chất là công khai và liên quan đến tình trạng nhân của họ.

Điều 488

Không được phép lấy các tài liệu ra khỏi văn khố, ngoại trừ trong một thời gian ngắn và với sự đồng ý của Giám Mục hoặc của vị Điều Hành tòa giám mục cùng với chưởng ấn.

Điều 489

§1. Trong tòa giám mục cũng phải có một văn khố mật, hoặc ít ra trong văn khố chung phải có một tủ hoặc một hòm được khoá kỹ lưỡng và bất di bất dịch, trong đó được lưu trữ rất cẩn thận những tài liệu phải được giữ bí mật.

§2. Hằng năm, phải hủy bỏ những tài liệu về các vụ án hình sự liên quan đến phẩm hạnh của những can phạm đã chết, hoặc những tài lệu về các vụ án hình sự đã được kết thúc bằng một bản án xử phạt đã được mười năm; chỉ phải lưu lại một bản tóm tắt ngắn về sự kiện cùng với văn bản của bản án chung quyết.

Điều 490

§1. Chỉ một mình Giám Mục có chìa khoá văn khố mật mà thôi.

§2. Trong khi toà khuyết vị, không được mở văn khố mật hoặc tủ mật, trừ trường hợp thật sự cần thiết, do Giám Quản giáo phận đích thân mở.

§3. Không được lấy các tài liệu ra khỏi văn khố mật hoặc tủ mật.

Điều 491

§1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để các văn thư và tài liệu trong các văn khố của các nhà thờ chính toà, của các nhà thờ hiệp đoàn, của các nhà thờ giáo xứ và của các nhà thờ khác trong địa hạt mình cũng được bảo quản cẩn thận, và phải liệu sao để các bản kê khai hoặc các bản danh mục được lập thành hai bản, một bản phải được giữ tại văn khố riêng, bản khác phải được giữ tại văn khố giáo phận.

§2. Giám Mục cũng phải liệu sao để trong giáo phận có một văn khố lịch sử, trong đó các tài liệu có giá trị lịch sử được bảo quản cẩn thận và được xếp đặt có hệ thống

§3. Để tham khảo hoặc để mang ra khỏi văn khố các văn thư và các tài liệu được nói đến ở các §§1 và 2, phải tuân giữ các quy tắc được Giám Mục giáo phận thiết lập.

 

Tiết 2: Hội Đồng Kinh Và Quản Lý

Điều 492

§1. Trong mỗi giáo phận phải thiết lập một hội đồng kinh tế mà chủ tịch là chính Giám Mục giáo phận hoặc là người được ngài ủy nhiệm; hội đồng này gồm ít nhất là ba Kitô hữu thực sự thông thạo trong lãnh vự kinh tế cũng như trong luật dân sự và nổi tiếng là thanh liêm, do Giám Mục bổ nhiệm.

§2. Các thành viên của hội đồng kinh tế phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ là năm năm, nhưng khi mãn hạn, họ có thể được tái bổ nhiệm cho những nhiệm kỳ năm năm khác.

§3. Không được bổ nhiệm vào hội đồng kinh tế những người có họ với Giám Mục do huyết tộc hoặc do họ kết bạn tới bậc thứ tư.

Điều 493

Ngoài những nhiệm vụ được nói đến ở quyển V về Tài sản vật chất của Giáo Hội, nhiệm vụ của hội đồng kinh tế là hằng năm, theo chỉ thị của Giám Mục giáo phận, phải chuẩn bị ngân sách các khoản thu chi dự trù cho việc lãnh đạo chung của giáo phận trong năm tới, và cuối năm phải chứng thực sổ chi.

Điều 494

§1. Trong mỗi giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến với ban tư vấn và hội đồng kinh tế, Giám Mục phải bổ nhiệm một quản lý, vị này phải thực sự thông thạo trong lãnh vực kinh tế và nổi tiếng là thanh liêm.

§2. Quản lý phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ là năm năm, nhưng khi mãn hạn, có thể được tái bổ nhiệm cho những nhiệm kỳ năm năm khác; không được giải nhiệm quản lý trong thời hạn tại chức, nếu không có một lý do nghiêm trọng theo sự nhận định của Giám Mục, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tư vấn và của hội đồng kinh tế.

§3. Theo các chỉ thị do hội đồng kinh tế ấn định, quản lý quản trị tài sản của giáo phận dưới quyền Giám Mục và, từ nguồn vốn đã được thiết lập trong giáo phận, phải chi những khoản mà Giám Mục và những người khác được ngài ủy quyền đã ra lệnh cách hợp pháp.

§4. Cuối năm, quản lý phải tường trình cho hội đồng kinh tế về việc thu chi.

 

Chương 3: Hội Đồng Linh Mục Và Ban Tư Vấn

Điều 495

§1. Trong mỗi giáo phận phải thiết lập hội đồng linh mục, tức là đoàn thể tư tế, giống như nghị viện của Giám Mục, đại diện cho linh mục đoàn, hội đồng này giúp ngài lãnh đạo giáo phận chiếu theo quy tắc của luật, nhằm mục đích cổ vũ tối đa lợi ích mục vụ của phần dân Chúa được ủy thác cho ngài.

§2. Trong những hạt đại diện tông tòa và những hạt phủ doãn tông tòa, vị Đại Diện hoặc vị Phủ Doãn phải thiết lập một hội đồng gồm ít nhất là ba linh mục thừa sai mà ngài phải tham khảo ý kiến trong những công việc hết sức quan trọng, kể cả bằng thư từ.

Điều 496

Hội đồng linh mục phải có quy chế riêng được Giám Mục giáo phận phê chuẩn, nhưng phải lưu ý đến những quy tắc do Hội Đồng Giám Mục thiết lập.

Điều 497

Trong việc chỉ định những thành viên của hội đồng linh mục:

10 chừng một nửa số thành viên phải được chính các tư tế tự do lựa chọn chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây và của quy chế;

20 một số tư tế, chiếu theo quy tắc của các quy chế, phải là những thành viên đương nhiên, tức là thuộc hội đồng chiếu theo chức vụ đã được ủy thác cho các ngài;

30 một số thành viên khác được Giám Mục giáo phận trọn quyền bổ nhiệm.

Điều 498

§1. Có quyền bầu cử và ứng cử để thiết lập hội đồng linh mục:

10 tất cả các tư tế triều đã nhập tịch trong giáo phận.

20 các tư tế triều không nhập tịch giáo phận, cũng như các tư tế thành viên của một hội dòng hoặc của một tu đoàn tông đồ, cư ngụ trong giáo phận và đang thi hành một giáo vụ ở đó vì lợi ích của giáo phận.

§2. Trong mức độ mà các quy chế dự liệu, có thể ban quyền bầu cử và ứng cử cho những tư tế khác có cư sở hay bán cư sở trong giáo phận.

Điều 499

Quy chế phải xác định thể thức bầu các thành viên của hội đồng linh mục, làm sao cho trong mức độ có thể, các tư tế trong linh mục đoàn đều có đại diện, nhưng đặc biệt phải lưu ý tới các thừa tác vụ khác nhau và các vùng khác nhau của giáo phận.

Điều 500

§1. Giám Mục giáo phận có quyền triệu tập hội đồng linh mục, chủ tọa và xác định những vấn đề sẽ được thảo luận trong hội đồng, hoặc chấp nhận các đề nghị do các thành viên đề nghị.

§2. Hội đồng linh mục chỉ có quyền tư vấn mà thôi; Giám Mục giáo phận phải tham khảo ý kiến của hội đồng trong những việc rất quan trọng, nhưng chỉ cần sự đồng ý của hội đồng trong những trường hợp mà luật đã minh nhiên ấn định.

§3. Hội đồng linh mục không bao giờ có thể hành động mà không có Giám Mục giáo phận; chỉ có một mình ngài có trách nhiệm phổ biến những điều đã được quyết định chiếu theo quy tắc của §2.

Điều 501

§1. Các thành viên của hội đồng linh mục phải được chỉ dịnh cho một nhiệm kỳ do quy chế ấn định, nhưng phải làm sao để cho toàn bộ hoặc một phần của hội đồng được đổi mới trong vòng năm năm.

§2. Khi tòa giám mục khuyết vị, hội đồng linh mục chấm dứt và ban tư vấn đảm nhận các nhiệm vụ của hội đồng; trong vòng một năm kể từ khi nhậm chức, Giám Mục phải thiết lập lại hội đồng linh mục.

§3. Nếu hội đồng linh mục không chu toàn nhiệm vụ đã được ủy thác vì lợi ích của giáo phận hoặc lạm dụng nhiệm vụ cách nghiêm trọng, thì Giám Mục giáo phận có thể giải tán hội đồng, sau khi đã tham khảo ý kiến của vị Trưởng Giáo Tỉnh, hoặc nếu là vấn đề của tòa Trưởng Giáo Tỉnh, thì sau khi đã tham khảo ý kiến của Giám Mục thâm niên nhất thuộc giáo tỉnh, tính theo thời gian thăng chức, nhưng ngài phải thiết lập lại hội đồng trong vòng một năm.

Điều 502

§1. Trong số các thành viên của hội đồng linh mục, Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm một số tư tế, không dưới sáu người và không quá mười hai người, để thiết lập ban tư vấn trong một nhiệm kỳ năm năm, với những nhiệm vụ do luật ấn định; tuy nhiên, khi mãn nhiệm kỳ năm năm, ban tư vấn vẫn tiếp tục thi hành các nhiệm vụ riêng của mình cho tới khi thiết lập ban tư vấn mới.

§2. Giám Mục giáo phận là chủ tịch của ban tư vấn; nhưng khi tòa bị ngăn trở hoặc khuyết vị, thì vị chủ tịch là người tạm thời thay thế Giám Mục, hoặc nếu chưa đặt được người thay thế, thì là tư tế thâm niên nhất trong ban tư vấn, tính theo ngày chịu chức.

§3. Hội đồng Giám Mục có thể ấn định việc ủy thác các nhiệm vụ của ban tư vấn cho hội kinh sĩ nhà thờ chính tòa.

§4. Trong các hạt đại diện phủ doãn tông tòa, nhiệm vụ của ban tư vấn thuộc về hội đồng thừa sai được nói đến ở điều 495 §2, trừ khi luật đã ấn định cách khác.

 

Chương 4: Các Hội Kinh Sĩ

Điều 503

Hội kinh sĩ, hoặc ở nhà thờ chính tòa hoặc ở nhà thờ hiệp đoàn, là hội các tư tế, hội này cử hành những nghi lễ phụng vụ trọng thể hơn tại nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ hiệp đoàn; ngoài ra, hội kinh sĩ nhà thờ chính tòa còn phải chu toàn những nhiệm vụ mà luật hoặc Giám Mục giáo phận đã trao phó.

Điều 504

Việc thành lập, thay đổi hoặc giải tán hội kinh sĩ nhà thờ chính tòa được dành riêng cho Tông Tòa.

Điều 505

Mỗi hội kinh sĩ, dù thuộc nhà thờ chính tòa hay thuộc nhà thờ hiệp đoàn, phải có quy chế riêng được thiết lập do một văn thư chính thức của hội và được Giám Mục giáo phận phê chuẩn; không được thay đổi hoặc bãi bỏ quy chế đó, nếu không được sự chấp thuận của chính Giám Mục giáo phận.

Điều 506

§1. Miễn là phải luôn luôn tôn trọng các luật thành lập, các quy chế của hội kinh sĩ phải xác định cơ cấu và số kinh sĩ của hội, phải xác định những điều mà hội và mỗi kinh sĩ phải làm để chu toàn việc thờ phượng Thiên Chúa và thừa tác vụ, phải ấn các phiên họp để bàn thảo về các công việc của hội, và phải xác định những điều kiện cần thiết để các công việc được thành sự và hợp pháp, nhưng phải giữ nguyên những quy định của luật phổ quát.

§2. Trong các quy chế cũng phải xác định những khoản thù lao cố định và những khoản thù lao phải trả vào dịp thi hành một nhiệm vụ, cũng như những huy hiệu của các kinh sĩ, nhưng vẫn phải tuân giữ những quy tắc do Tòa Thánh ban hành.

Điều 507

§1. Phải đặt một vị trong số các kinh sĩ làm chủ tịch của hội; các giáo vụ khác phải được thiết lập chiếu theo quy tắc của các quy chế, nhưng vẫn phải lưu ý đến những tục lệ hiện hành trong vùng.

§2. Có thể trao các giáo vụ khác cho các giáo sĩ không thuộc về hội và các vị này phải giúp đỡ các kinh sĩ chiếu theo quy tắc của các quy chế.

Điều 508

§1. Chiếu theo chức vụ, kinh sĩ xá giải thuộc nhà thờ chính tòa cũng như thuộc nhà thờ hiệp đoàn có năng quyền thông thường để tha ở tòa bí tích các vạ tiền kết chưa tuyên bố và không dành riêng cho Tòa Thánh cho những người ngoài đang ở trong giáo phận lẫn những người thuộc giáo phận đang ở ngoài địa hạt giáo phận; ngài không thể thừa ủy năng quyền này cho những người khác.

§2. Ở đâu không có hội kinh sĩ, thì Giám Mục giáo phận phải đặt một tư tế để chu toàn nhiệm vụ đó.

Điều 509

§1. Sau khi tham khảo ý kiến của hội kinh sĩ, Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám quản giáo phận trao ban tất cả và mỗi chức vụ kinh sĩ tại nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ hiệp đoàn, mọi đặc ân trái ngược đều bị bãi bỏ; cũng như chính Giám Mục giáo phận phê chuẩn người đã được chính hội kinh sĩ bầu làm chủ tịch.

§2. Giám Mục giáo phận chỉ nên trao ban chức vụ kinh sĩ cho những tư tế trổi vượt về đạo lý, về đời sống thanh liêm, và đã thi hành thừa tác vụ một cách đáng khen.

Điều 510

§1. Không được liên kết các giáo xứ với hội kinh sĩ nữa; những giáo xứ nào đã liên kết với một hội kinh sĩ rồi, thì phải được Giám Mục giáo phận tách rời khỏi hội kinh sĩ.

§2. Trong một nhà thờ vừa thuộc giáo xứ vừa thuộc hội kinh sĩ, cha sở phải được chỉ định trong số những thành viên của hội hoặc ngoài hội; cha sở ấy buộc giữ tất cả mọi nghĩa vụ và được hưởng các quyền và các năng quyền dành cho cha sở chiếu theo quy tắc của luật.

§3. Giám Mục giáo phận ấn định các quy tắc rõ ràng để phối trí cách thích hợp các giáo vụ có tính cách mục vụ của cha sở và những nhiệm vụ riêng của hội, nhưng phải tránh đừng để cho cha sở trở thành một trở ngại cho những nhiệm vụ thuộc hội kinh sĩ và đừng để cho hội trở thành một trở ngại cho những nhiệm vụ thuộc giáo xứ; Giám Mục giáo phận phải dàn xếp những tranh chấp có thể xảy ra và phải liệu sao để trước hết đáp ứng cách thỏa đáng những nhu cầu mục vụ của các tín hữu.

§4. Các của dâng cúng cho một nhà thờ vừa thuộc giáo xứ vừa thuộc hội kinh sĩ được suy đoán là dâng cúng cho giáo xứ, trừ khi đã rõ cách khác.

 

Chương 5: Hội Đồng Mục Vụ

Điều 511

Theo mức độ và hoàn cảnh mục vụ khuyên, trong mỗi giáo phận nên thiết lập một hội đồng mục vụ; hội đồng này, dưới quyền Giám Mục, nghiên cứu và thẩm định những gì liên quan tới hoạt động mục vụ trong giáo phận, rồi đưa ra những kết luận thực tiễn.

Điều 512

§1. Hội đồng mục vụ gồm những Kitô hữu đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, hoặc là giáo sĩ, hoặc là thành viên của các tu hội thánh hiến, và nhất là giáo dân; tất cả đều được chỉ định theo thể thức do Giám Mục giáo phận ấn định.

§2. Các Kitô hữu được đề cử vào hội đồng mục vụ phải được tuyển chọn cách nào để họ thật sự đại diện cho toàn thể phần dân Chúa tạo thành giáo phận, xét theo các miền khác nhau trong giáo phận, xét theo hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp, và xét theo phần đóng góp hoặc riêng rẽ hoặc chung với người khác trong hoạt động tông đồ.

§3. Chỉ nên đề cử vào hội đồng mục vụ những Kitô hữu trổi vượt về đức tin vững vàng, về hạnh kiểm tốt và về sự khôn ngoan.

Điều 513

§1. Hội đồng mục vụ được thiết lập cho một nhiệm kỳ theo quy định của các quy chế được Giám Mục thiết lập.

§2. Khi tòa giám mục khuyết vị, hội đồng mục vụ chấm dứt.

Điều 514

§1. Việc triệu tập và chủ tọa hội đồng mục vụ, tùy theo các nhu cầu của việc tông đồ, thuộc về một mình Giám Mục giáo phận; việc công bố những gì đã được thảo luận trong hội đồng thuộc về một mình ngài; hội đồng mục vụ chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

§2. Hội đồng mục vụ phải được triệu tập ít là mỗi năm một lần.

 

Chương 6: Các Giáo Xứ, Các Cha Sở Và Cha Phó

Điều 515

§1. Giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận.

§2. Chỉ một mình Giám Mục giáo phận thành lập, bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ; ngài không nên thành lập, giải thể hoặc thay đổi các giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

§3. Một khi đã thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 516

§1. Trừ khi luật đã dự liệu cách khác, chuẩn giáo xứ được đồng hoá với giáo xứ; chuẩn giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định trong Giáo Hội địa phương được ủy thác cho một tư tế như là chủ chăn riêng của chuẩn giáo xứ ấy, nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt chưa được thiết lập thành giáo xứ.

§2. Ở đâu các cộng đoàn không thể được thiết lập thành giáo xứ hay chuẩn giáo xứ. Giám Mục giáo phận phải có trách nhiệm mục vụ đối với họ bằng thể thức khác.

Điều 517

§1. Ở đâu hoàn cảnh đòi hỏi, trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc có thể được ủy thác cách liên đới cho nhiều tư tế, với điều kiện là một vị trong các tư tế ấy phải là người điều hành việc thi hành trách nhiệm mục vụ; nghĩa là vị này phải chỉ đạo hoạt động chung và phải chịu trách nhiệm trước Giám Mục về hoạt động ấy.

§2. Nếu vì thiếu các tư tế, Giám Mục giáo phận xét thấy cần phải ủy thác cho một phó tế, hoặc cho một người không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.

Điều 518

Theo luật chung, giáo xứ phải có tính cách tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các Kitô hữu thuộc một địa hạt nhất định; tuy nhiên, ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân, xét theo lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các Kitô hữu trong một địa hạt, và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác.

Điều 519

Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ được trao phó cho ngài và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của cộng đoàn được ủy thác cho ngài, dưới quyền Giám Mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẻ thừa tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục hoặc các phó tế khác và với sự giúp đỡ của các giáo dân, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 520

§1. Cha sở không thể là một pháp nhân; tuy nhiên, Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám Quản giáo phận, với sự đồng ý của Bề Trên có thẩm quyền, có thể ủy thác một giáo xứ cho một hội dòng giáo sĩ hoặc cho một tu đoàn tông đồ giáo sĩ, kể cả bằng việc thành lập giáo xứ trong chính nguyện đường của hội dòng hay của tu đoàn, nhưng với điều kiện là chỉ có một linh mục là cha sở của giáo xứ, hoặc nếu trách nhiệm mục vụ được ủy thác cách liên đới cho nhiều linh mục, thì chỉ có một linh mục là người điều hành, như đã được nói đến ở điều 517 §1.

§2. Việc ủy thác một giáo xứ được nói đến ở §1 có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ trong một thời gian nhất định; trong cả hai trường hợp, việc ủy thác phải có hợp đồng bằng văn bản giữa Giám Mục giáo phận và Bề Trên có thẩm quyền của hội dòng hay của tu đoàn; trong bản hợp đồng đó, ngoài những điều khác, phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng công việc phải thực hiện, nhân sự lãnh trách nhiệm và những vấn đề tài chính.

Điều 521

§1. Để được bổ nhiệm thành sự làm cha sở, ứng viên phải có thánh chức linh mục.

§2. Ngoài ra, đương sự phải trổi vượt về đạo lý lành mạnh và hạnh kiểm đứng đắn, có lòng nhiệt thành với các linh hồn và những nhân đức khác, hơn nữa còn phải có những đức tính mà luật phổ quát hoặc luật địa phương đòi buộc để lãnh trách nhiệm mục vụ nơi giáo xứ.

§3. Để trao giáo vụ cha sở cho người nào, thì cần phải biết rõ khả năng của người ấy, theo thể thức do Giám Mục giáo phận ấn định, kể cả bằng việc khảo hạch.

Điều 522

Cha sở phải được hưởng sự ổn định, vì thế ngài phải được bổ nhiệm cho một thời gian vô hạn; Giám Mục giáo phận có thể bổ nhiệm cha sở cho một thời gian hữu hạn, nếu Hội Đồng Giám Mục đã chấp nhận điều đó qua một sắc lệnh.

Điều 523

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy của điều 682 §1, việc chỉ định giữ giáo vụ cha sở thuộc quyền Giám Mục giáo phận, qua việc tự ý trao ban; trừ khi có người nào được hưởng quyền đề cử hoặc bầu cử.

Điều 524

Sau khi đã cân nhắc mọi hoàn cảnh, Giám Mục giáo phận phải ủy thác một giáo xứ đang khuyết vị cho người mà ngài xét là có đủ khả năng xứng hợp để chu toàn trách nhiệm mục vụ ở đó, và phải tránh mọi thiên vị; để thẩm định về khả năng xứng hợp này, ngài phải tham khảo ý kiến của cha quản hạt, và phải điều tra thích đáng bằng cách tham khảo ý kiến, nếu có thể được, của một số linh mục cũng như của giáo dân.

Điều 525

Trong lúc tòa giám mục khuyết vị hoặc bị cản trở, thuộc về Giám Quản giáo phận hoặc vị tạm thời lãnh đạo giáo phận:

10 việc cắt đặt hoặc phê chuẩn các linh mục đã được đề cử hoặc bầu cử hợp lệ để coi một giáo xứ;

20 việc bổ nhiệm các cha sở, nếu tòa bị khuyết vị hay bị ngăn trở đã được một năm.

Điều 526

§1. Mỗi cha sở chỉ lãnh trách nhiệm chủ chăn một giáo xứ mà thôi; tuy nhiên, vì thiếu tư tế hoặc vì những hoàn cảnh khác, có thể ủy thác việc coi sóc nhiều giáo xứ gần nhau cho cùng một cha sở.

§2. Trong cùng một giáo xứ, chỉ có một cha sở mà thôi, hoặc một vị điều hành chiếu theo quy tắc của điều 517 §1; mọi tập tục trái ngược đều bị bãi bỏ và mọi đặc ân trái ngược đều bị thu hồi.

Điều 527

§1. Ai đã được tiến cử để thi hành trách nhiệm mục vụ cho một giáo xứ, thì nhận lãnh trách nhiệm đó và buộc phải thi hành kể từ khi nhậm chức.

§2. Đấng Bản quyền địa phương hoặc một tư tế được ngài ủy nhiệm dẫn cha sở đến nhậm chức, theo thể thức được luật địa phương dự liệu hoặc được tục lệ hợp pháp chấp nhận; tuy nhiên, khi có một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể miễn chuẩn thể thức ấy; trong trường hợp này, việc thông báo sự miễn chuẩn cho giáo xứ thay thế việc nhậm chức.

§3. Đấng Bản Quyền địa phương phải ấn định thời gian để cha sở nhậm chức, nếu thời gian hữu dụng qua đi mà không có ngăn trở chính đáng, ngài có thể tuyên bố giáo xứ khuyết vị.

Điều 528

§1. Cha sở buộc phải liệu sao để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho những người đang sinh sống trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo giảng dạy giáo dân về các chân lý đức tin, nhất là qua các bài giảng trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, cũng như qua việc đào tạo giáo lý; ngài phải ủng hộ những công việc cổ động tinh thần Phúc Âm, cả những việc liên quan đến công bình xã hội; ngài phải quan tâm cách riêng tới việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên; ngài phải cố gắng bằng mọi cách, với sự hợp tác của các Kitô hữu, để Tin Mừng cũng được loan báo cho những người không còn thực hành việc sống đạo nữa hoặc không tuyên xưng đức tin chân thật.

§2. Cha sở phải liệu sao để Thánh Thể trở thành trung tâm của việc tập họp các tín hữu trong giáo xứ; ngài phải cố gắng lo cho các Kitô hữu được nuôi dưỡng nhờ việc sốt sắng cử hành các bí tích, và nhất là thường xuyên đến gần bí tích Thánh Thể và bí tích sám hối; ngài cũng phải cố gắng hướng dẫn cho họ biết cầu nguyện ngay trong gia đình và biết ý thức tích cực tham gia vào việc phụng vụ thánh, mà ngài, là cha sở, phải điều hành trong giáo xứ của ngài, dưới quyền Giám Mục giáo phận, và ngài phải canh chừng đừng để xảy ra một sự lạm dụng nào.

Điều 529

§1. Để nhiệt thành chu toàn trách nhiệm chủ chăn, cha sở phải cố gắng tìm hiểu các tín hữu đã được trao cho ngài coi sóc; ngài cũng phải đi thăm các gia đình, chia sẽ những nỗi lo âu, nhất là những ưu tư và tang tóc của các tín hữu, bằng cách nâng đỡ họ trong Chúa và sửa dạy họ cách khôn khéo, nếu họ có sai sót cách nào đó; ngài phải giúp đỡ những người đau yếu, nhất là những người đang hấp hối với một lòng bác ái vô biên, bằng cách ân cần ban các bí tích tăng sức cho họ và phó dâng linh hồn họ cho Thiên Chúa; ngài phải đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, những người cô đơn, những người tha hương, cũng như những người đang gặp những khó khăn đặc biệt; ngài cũng phải ra sức nâng đỡ các bậc vợ chồng và các bậc cha mẹ trong việc chu toàn bổn phận riêng của họ và phải cổ vũ sự thăng tiến đời sống Kitô giáo trong gia đình.

§2. Cha sở phải nhận biết và cổ vũ phần đóng góp riêng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách cổ động các hội đoàn của họ nhằm các mục tiêu tôn giáo. Ngài phải cộng tác với Giám Mục của mình và với linh mục đoàn của giáo phận, và ngài cũng phải làm sao để các tín hữu biết quan tâm đến sự hiệp thông trong giáo xứ, để họ cảm thấy mình vừa là thành phần của giáo phận, vừa là thành phần của Giáo Hội phổ quát, và để họ biết tham gia và nâng đỡ những công cuộc nhằm mục đích cổ vũ sự hiệp thông đó.

Điều 530

Những nhiệm vụ đã được ủy thác đặc biệt cho cha sở là:

10 ban bí tich Rửa Tội;

20 ban bí tích Thêm Sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883, 30;

30 ban Của Ăn Đàng và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 1003 §§2 và 3; cũng như ban phép lành Tông Tòa;

40 chứng hôn và chúc hôn;

50 cử hành lễ nghi an táng;

60 làm phép giếng rửa tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;

70 cử hành Thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Điều 531

Cho dù người nào đã thực hiện một nhiệm vụ thuộc giáo xứ đi nữa, thì mọi của dâng cúng của các Kitô hữu mà người ấy đã nhận được trong dịp này đều được sung vào quỹ của giáo xứ, trừ khi điều này rõ ràng đi ngược với ý muốn của người dâng cúng đối với những của tự nguyện dâng cúng; Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, ấn định những quy định về việc sử dụng các của dâng cúng ấy cũng như về khoản thù lao cho các giáo sĩ thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 532

Cha sở đại diện giáo xứ trong mọi công việc có tính cách pháp lý, chiếu theo quy tắc của luật; ngài phải quan tâm đến việc quản trị tài sản của giáo xứ chiếu theo quy tắc của các điều 1281-1288.

Điều 533

§1. Cha sở buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ; tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn.

§2. Trừ khi có lý do nghiêm trọng, mỗi năm cha sở được phép vắng mặt khỏi giáo xứ để đi nghỉ, tối đa là một tháng, liên tục hoặc gián đoạn; những ngày cha sở vắng mặt để dự tĩnh tâm mỗi năm một lần không tính vào thời gian đi nghỉ; nhưng hể vắng mặt khỏi giáo xứ quá một tuần lễ, cha sở buộc phải báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết điều đó.

§3. Giám Mục giáo phận ấn định những quy tắc, để việc coi sóc giáo xứ được một linh mục có những năng quyền cần thiết đảm nhận, trong thời gian cha sở vắng mặt.

Điều 534

§1. Sau khi nhậm chức ở giáo xứ, cha sở có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho ngài vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận; nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng ý lễ như vậy được, ngài phải nhờ một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác.

§2. Cha sở nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày nói đến ở §1, để cầu cho tất cả đoàn dân đã được trao phó cho ngài.

§3. Cha sở nào không chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các §§1 và 2, nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, thì ngài phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho đoàn dân.

Điều 535

§1. Trong mỗi giáo xứ phải có những sổ sách của giáo xứ, tức là sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tử và các sổ khác theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục hoặc của Giám Mục giáo phận; cha sở phải liệu để những sổ sách ấy được ghi chép kỹ lưỡng và được giữ gìn cẩn thận.

§2. Trong sổ rửa tội cũng phải ghi chú việc chịu phép thêm sức và những gì thuộc về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, như hôn phối, trừ những quy định của điều 1133, việc nhận dưỡng tử, việc lãnh chức thánh, việc tuyên khấn vĩnh viễn trong một hội dòng, cũng như việc thay đổi lễ điển; tất cả những điều này luôn luôn phải được ghi lại trong chứng chỉ rửa tội.

§3. Mỗi giáo xứ phải có một con dấu riêng; các chứng chỉ về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, cũng như tất cả các văn thư có tầm quan trọng pháp lý đều phải được chính cha sở hoặc người thụ ủy ký tên và phải đóng dấu của giáo xứ.

§4. Mỗi giáo xứ phải có một tủ hay một văn khố để lưu trữ sổ sách của giáo xứ cùng với các thư từ của Giám Mục và các tài liệu khác cần được lưu giữ vì nhu cầu hoặc vì lợi ích; tất cả các giấy tờ này phải được Giám Mục giáo phận hoặc người thụ ủy kiểm tra trong dịp kinh lý hay vào một dịp thuận tiện khác; cha sở phải liệu sao đừng để các sở sách đó lọt vào tay người ngoài.

§5. Những sổ sách lâu đời của giáo xứ cũng phải được giữ gìn cẩn thận, theo những quy định của luật địa phương.

Điều 536

§1. Nếu Giám Mục giáo phận xét thấy thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, thì nên thiết lập trong mỗi giáo xứ một hội đồng mục vụ, do cha sở đứng đầu, trong hội đồng này, các Kitô hữu cùng với những người tham gia vào trách nhiệm mục vụ của giáo xứ, chiếu theo chúc vụ của họ, phải góp phần cổ vũ sinh hoạt mục vụ.

§2. Hội đồng mục vụ chỉ có quyền tư vấn và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận thiết lập.

Điều 537

Mỗi giáo xứ phải có một hội đồng kinh tế được điều hành không những theo luật phổ quát, mà còn theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong hội đồng ấy, các Kitô hữu được tuyển chọn theo các quy tắc này phải giúp cha sở trong việc quản trị tài sản của giáo xứ, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 532.

Điều 538

§1. Cha sở chấm dứt nhiệm vụ do Giám Mục giáo phận giải nhiệm hoặc do thuyên chuyển chiếu theo quy tắc của luật, do tự ý từ nhiệm với một lý do chính đáng, và để được hữu hiệu, đơn xin từ nhiệm phải được chính Giám Mục giáo phận chấp thuận, và sau hết do thời hạn đã mãn, nếu cha sở được đặt lên cho một thời hạn nhấy định chiếu theo những quy định của luật địa phương được nói đến ở điều 522.

§2. Việc giải nhiệm một cha sở là thành viên của một hội dòng hoặc đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ phải được thực hiện chiếu theo quy tắc của điều 682 §2.

§3. Khi đã được bảy mươi lăm tuổi trọn, cha sở được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Giám Mục giáo phận; sau khi đã xem xét mọi hoàn cảnh con người và địa phương, chính Giám Mục phải quyết định chấp nhận hoặc hoãn lại việc từ nhiệm; Giám Mục giáo phận phải cấp cho vị từ nhiệm một nơi ăn chốn ở xứng hợp, theo các quy tắc Hội Đồng Giám Mục ban hành.

Điều 539

Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị ngăn trở không thể thi hành trách nhiệm mục vụ trong giáo xứ được vì bị giam cầm, bị lưu đày hoặc bị sa thải, không có năng lực hoặc vì thiếu sức khỏe, hoặc vì một lý do nào khác, Giám Mục giáo phận phải chỉ định càng sớm càng tốt một giám quản giáo xứ, tức là một tư tế để thay thế cha sở chiếu theo quy tắc của điều 540.

Điều 540

§1. Giám quản giáo xứ cũng có các nghĩa vụ và cũng được hưởng các quyền lợi như cha sở, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định cách khác.

§2. Giám quản giáo xứ không được phép làm điều gì có thể gây thiệt hại cho các quyền của cha sở hoặc có thể làm tổn thất tài sản của giáo xứ.

§3. Sau khi đã hoàn tất nhiêm vụ, giám quản giáo xứ phải phúc trình với cha sở.

Điều 541

§1. Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị cản trở không thi hành trách nhiệm mục vụ được, thì việc tạm thời lãnh đạo giáo xứ phải do cha phó đảm nhận, trước khi vị giám quản giáo xứ được đặt lên; nếu có nhiều cha phó, thì phải do cha phó nào được bổ nhiệm trước hết, nếu không có cha phó, thì phải do cha sở nào do luật địa phương chỉ định.

§2. Ai đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo xứ chiếu theo quy tắc của §1, phải lập tức báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết tin giáo xứ khuyết vị.

Điều 542

Khi trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, chiếu theo quy tắc của điều 517 §1, thì những vị này:

10 phải có đủ những đức tính được nói đến ở điều 521;

20 phải được bổ nhiệm hoặc được cắt đặt chiếu theo những quy định của các điều 522 và 524.

30 chỉ phải đảm nhận trách nhiệm mục vụ kể từ khi nhậm chức; vị điều hành các tư tế phải nhậm chức chiếu theo quy tắc của điều 527 §2; còn các tư tế khác phải tuyên xưng đức tin cách hợp pháp thay cho việc nhậm chức.

Điều 543

§1. Nếu trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, thì mỗi vị trong các ngài, theo quy tắc do chính các ngài thiết lập, buộc phải chu toàn những công việc và những nhiệm vụ của cha sở, được nói đến ở các điều 528, 529 và 530; tất cả các tư tế này đều có năng quyền chứng hôn cũng như mọi quyền miễn chuẩn mà luật dành cho cha sở, nhưng các năng quyền và các quyền này phải được thi hành dưới sự hướng dẫn của vị điều hành.

§2. Tất cả các tư tế trong nhóm;

10 buộc phải giữ luật về cư trú;

20 phải thoả thuận với nhau để ấn định nội quy theo đó một vị trong nhóm phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân chiếu theo quy tắc của điều 534;

30 trong các công việc có tính cách pháp lý, chỉ một mình vị điều hành đại diện cho giáo xứ hoặc cho nhóm giáo xứ.

Điều 544

Khi một tư tế thuộc nhóm được nói đến ở điều 517 §1, hoặc vị điều hành của nhóm mãn nhiệm, cũng như khi một vị trong nhóm không có năng lực để thi hành trách nhiệm mục vụ nữa, thì giáo xứ hoặc các giáo xứ đã được ủy thác cho nhóm này không bị khuyết vị; tuy nhiên, Giám Mục giáo phận bổ nhiệm một vị điều hành khác; nhưng trước khi Giám Mục bổ nhiệm người khác, thì tư tế nào trong nhóm được bổ nhiệm trước hết phải chu toàn trách nhiệm đó.

Điều 545

§1. Mỗi khi xét thấy cần thiết hoặc thuận lợi cho việc chu toàn thích đáng trách nhiệm mục vụ trong một giáo xứ, có thể ban thêm cho cha sở một hay nhiều cha phó; với tư cách là những cộng tác viên của cha sở, chia sẻ mối bận tâm của ngài cùng ngài bàn bạc và nghiên cứu, các vị này phải đảm nhận thừa tác mục vụ dưới quyền ngài.

§2. Một cha phó có thể được đặt để phụ trách toàn bộ thừa tác mục vụ cho toàn thể giáo xứ, hoặc cho một phần nhất định của giáo xứ, hoặc cho một nhóm Kitô hữu nhất định của giáo xứ, hay để đảm nhận việc thi hành một thừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ một trật.

Điều 546

Để được bổ nhiệm làm cha phó cách hữu hiệu, đương sự phải có thánh chức linh mục.

Điều 547

Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha phó, nếu xét thấy thuận tiện, sau khi đã tham khảo ý kiến của cha sở hoặc của các cha sở của những người giáo xứ vì đó mà cha phó được đặt lên, cũng như của cha quản hạt, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 682 §1.

Điều 548

§1. Các nghĩa vụ và các quyền của cha phó chẳng những được ấn định trong những điều của chương này, trong quy chế của giáo phận và trong văn thư của Giám Mục giáo phận, mà còn được xác định cách đặc biệt bằng sự ủy nhiệm của cha sở.

§2. Trừ khi văn thư của Giám Mục giáo phận đã minh nhiên dự liệu cách khác, cha phó chiếu theo chức vụ buộc phải giúp đỡ cha sở trong toàn bộ thừa tác vụ của giáo xứ, ngoại trừ việc dâng ý lễ cầu cho đoàn dân, và nếu trường hợp xảy ra chiếu theo quy tắc của luật, phải thay thế cha sở.

§3. Cha phó phải tường trình đều đặn cho cha sở biết những chương trình mục vụ được hoạch định và đang tiến hành thế nào để cha sở và cha phó, hoặc các cha phó, có thể hợp lực với nhau để đảm nhận việc mục vụ giáo xứ mà các ngài cùng chịu trách nhiệm.

Điều 549

Trong lúc cha sở vắng mặt, trừ khi Giám Mục giáo phận đã dự liệu cách khác chiếu theo quy tắc của điều 533 §3, và trừ khi đã đặt một vị giám quản giáo xứ, thì phải giữ những quy định của điều 541 §1; trong trường hợp ấy, cha phó buộc phải giữ mọi nghĩa vụ của cha sở, trừ nghĩa vụ dâng ý lễ cầu cho đoàn dân.

Điều 550

§1. Cha phó buộc phải ở trong giáo xứ, hoặc nếu ngài được đặt làm cha phó cho nhiều giáo xứ một trật, thì ngài phải ở tại một trong các giáo xứ ấy; tuy nhiên, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép ngài ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho các linh mục, miễn là việc chu toàn trách nhiệm mục vụ không gây ra một thiệt hại nào.

§2. Ở đâu có thể, Đấng Bản Quyền địa phương phải cổ vũ một nếp sống chung nào đó giữa cha sở và các cha phó tại nhà xứ.

§3. Về thời gian đi nghỉ, cha phó được hưởng cùng một quyền như cha sở.

Điều 551

Về những của dâng cúng mà các Kitô hữu dành cho cha phó nhân dịp thi hành thừa tác mục vụ, thì phải tuân giữ những quy định của điều 531.

Điều 552

Cha phó có thể bị Giám Mục giáo phận hoặc Giám Quản giáo phận bãi nhiệm, vì một lý do chính đáng, miễn là phải tôn trọng những quy định của điều 682 §2.

 

Chương 7: Các Cha Quản Hạt

Điều 553

§1. Cha quản hạt, còn được gọi là cha hạt trưởng, hoặc linh mục trưởng hạt, hoặc một danh hiệu khác, là một tư tế được đặt làm đầu một giáo hạt.

§2. Nếu luật địa phương không ấn định cách khác, thì cha quản hạt do Giám Mục giáo phận bổ nhiệm, tùy theo sự phán đoán khôn ngoan của ngài, sau khi đã tham khảo ý kiến của các tư tế đang thi hành thừa tác vụ trong giáo hạt đó.

Điều 554

§1. Để bổ nhiệm vào giáo vụ của quản hạt, là giáo vụ không gắn liền với giáo vụ của cha sở của một giáo xứ nào nhất định, Giám Mục giáo phận phải chọn một tư tế mà ngài xét thấy là xứng hợp, sau khi đã cân nhắc mọi hoàn cảnh mỗi thời và mỗi nơi.

§2. Cha quản hạt được bổ nhiệm cho một thời gian nhất định do luật địa phương ấn định.

§3. Theo sự phán đoán khôn ngoan của mình, Giám Mục giáo phận có thể tự do bãi nhiệm cha quản hạt vì một lý do chính đáng.

Điều 555

§1. Ngoài những năng quyền mà luật địa phương đã ban cha ngài cách hợp lệ, cha quản hạt còn có những nghĩa vụ và những quyền:

10 cổ vũ và phối trí hoạt động mục vụ chung trong giáo hạt;

20 liệu sao cho các giáo sĩ trong giáo hạt sống xứng đáng với bậc mình và cẩn thận chu toàn giáo vụ của mình;

30 liệu sao cho các nghi lễ tôn giáo được cử hành đúng theo những quy định của phụng vụ thánh, cho việc trang hoàng và vẻ mỹ quan của các nhà thờ và các đồ vật thánh được tuân giữ cẩn thận, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ và lưu giữ Thánh Thể, cho các sổ sách của giáo xứ được ghi chép đúng cách và được giữ gìn hẳn hoi, cho tài sản của Giáo Hội được quản trị cách chu đáo, và sau cùng, cho nhà xứ được bảo trì cẩn thận.

§2. Trong giáo hạt đã được ủy thác cho ngài, vị quản hạt phải:

10 làm thế nào để các giáo sĩ, theo những quy định của luật địa phương, tham dự các khóa học, các khóa hội thảo về thần học hoặc các buổi thuyết trình, vào thời gian đã định, chiếu theo quy tắc của điều 279 §2;

20 liệu sao cho các linh mục trong hạt được nâng đỡ về mặt thiêng liêng, và phải đặc biệt quan tâm đến những vị đang lâm vào những hoàn cảnh khó khăn hoặc đang gặp nhiều vấn đề tế nhị.

§3. Cha quản hạt phải liệu sao cho các cha sở trong hạt mà ngài biết là đang đau bệnh nặng được trợ giúp đầy đủ về tinh thần cũng như vật chất, cho các vị ấy được an táng cách xứng đáng, nếu các vị qua đời; ngài cũng phải liệu sao cho các sổ sách, tài liệu, đồ vật thánh và các đồ vật khác thuộc về Giáo Hội không bị hư hại hay bị thất thoát, trong trường hợp các cha sở lâm bệnh hoặc qua đời.

§4. Cha quản hạt buộc phải thăm viếng các giáo xứ thuộc hạt của mình theo sự chỉ đạo được Giám Mục giáo phận ban hành.

 

Chương 8: Các Cha Quản Nhiệm Nhà Thờ Và Các Cha Tuyên Uý
Tiết 1: Các Cha Quản Nhiệm Nhà Thờ

Điều 556

Các cha quản nhiệm nhà thờ được hiểu ở đây là các tư tế được ủy thác việc coi sóc một nhà thờ không thuộc giáo xứ, không thuộc hội kinh sĩ, cũng không thuộc một cộng đoàn tu sĩ hay một tu đoàn tông đồ nào, trong đó cộng đoàn hay tu đoàn cử hành các nghi thức.

Điều 557

§1. Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha quản nhiệm nhà thờ, miễn là vẫn tôn trọng quyền bầu cử hoặc đề cử thuộc về người nào đó cách hợp pháp; trong trường hợp này, Giám Mục giáo phận chuẩn y hoặc đặt cha quản nhiệm.

§2. Ngay cả khi nhà thờ thuộc một hội đồng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, Giám Mục giáo phận đặt một cha quản nhiệm do Bề Trên đề cử.

§3. Cha quản nhiệm của một nhà thờ gắn liền với một chủng viện hoặc một trường học do các giáo sĩ điều hành là cha giám đốc chủng viện hoặc của trường học ấy, trừ khi Giám Mục giáo phận thiết lập cách khác.

Điều 558

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 262, cha quản nhiệm không được phép thi hành trong nhà thờ đã được ủy thác cho ngài những nhiệm vụ thuộc giáo xứ nói đến ở điều 530, 10-60, trừ khi được cha sở chấp thuận hoặc ủy quyền, nếu cần.

Điều 559

Trong nhà thờ đã được ủy thác cho ngài, cha quản nhiệm có thể thực hiện các cuộc cử hành phụng vụ, dù là trọng thể, miễn là vẫn giữ nguyên những luật hợp pháp về việc thành lập, và miễn là những cuộc cử hành đó, theo sự thẩm định của Đấng Bản Quyền địa phương, không gây phương hại cách nào cho thừa tác vụ của giáo xứ.

Điều 560

Ở đâu thấy thuận lợi, Đấng Bản Quyền địa phương có thể truyền cho cha quản nhiệm phải cử hành cho đoàn dân các nghi lễ nhất định, dù thuộc giáo xứ, trong nhà thờ của ngài, và phải mở cửa nhà thờ cho các nhóm Kitô hữu để họ thực hiện những cuộc cử hành phụng vụ.

Điều 561

Nếu không có phép của cha quản nhiệm hoặc của một Bề Trên hợp lệ khác, không ai được phéo cử hành Thánh Lễ, ban các bí tích, hoặc thực hiện các nghi lễ thánh khác trong nhà thờ; phép này phải được ban hoặc bị từ chối chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 562

Dưới Quyền Đấng Bản Quyền địa phương và theo các quy chế hợp pháp và những quyền thủ đắc, cha quản nhiệm nhà thờ buộc phải liệu sao cho các nghi lễ thánh được cử hành xứng đáng trong nhà thờ theo những quy tắc phụng vụ và những quy định của giáo luật, cho các nghĩa vụ mà nhà thờ buộc gánh chịu được chu toàn cách trung thành, cho tài sản được quản trị cách chu đáo, cho các đồ thánh và nơi thánh được bảo trì và được trang hoàng, và phải liệu sao đừng để xảy ra điều gì không xứng hợp với nơi thánh cũng như với sự kính trọng phải có đối với nhà Chúa, dù bằng cách nào.

Điều 563

Theo sự phán đoán khôn ngoan của mình, Đấng Bản Quyền địa phương có thể giải nhiệm cha quản nhiệm nhà thờ vì một lý do chính đáng, cho dù vị đó đã được những người khác bầu lên hoặc giới thiệu, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 682 §2.

 

Tiết 2: Các Cha Tuyên Uý

Điều 564

Cha tuyên uý là một tư tế được ủy thác cách cố định, ít là một phần, trách nhiệm mục vụ của một cộng đoàn hoặc của một nhóm Kitô hữu đặc biệt mà ngài phải thi hành chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và luật địa phương.

Điều 565

Trừ khi luật đã dự liệu cách khác hoặc người nào khác đã có những quyền đặc biệt hợp pháp, việc bổ nhiệm cha tuyên úy, cũng như việc đặt người đã được đề cử hoặc phê chuẩn người đã được đắc cử thuộc về Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 566

§1. Cha tuyên uý phải có tất cả mọi năng quyền mà việc thi hành trách nhiệm mục vụ đòi hỏi. Ngoài những năng quyền do luật địa phương ban hoặc do sự ủy nhiệm đặc biệt, cha tuyên uý chiếu theo chức vụ có năng quyền giải tội cho các tín hữu đã được trao phó cho ngài săn sóc, rao giảng Lời Chúa cho họ, ban Của Ăn Đàng và ban bí tích xức dầu bệnh nhân, cũng như bí tích thêm sức cho những người đang lâm cơn nguy tử.

§2. Tại các bệnh xá, nhà tù và trong các cuộc hành trình đường thủy, cha tuyên uý còn có năng quyền giải các vạ tiền kết không dành riêng và chưa tuyên bố, nhưng ngài chỉ có thể thi hành năng quyền ấy trong những nơi đó mà thôi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 976.

Điều 567

§1. Đấng bản quyền địa phương không nên xúc thiến việc bổ nhiệm cha tuyên uý cho một nhà của hội dòng giáo dân mà không tham khảo ý kiến của vị Bề Trên có quyền đề cử một tư tế nào đó, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn.

§2. Cha tuyên uý cử hành hoặc điều hành các nghi lễ phụng vụ, nhưng không được xen vào việc lãnh đạo nội bộ của hội dòng.

Điều 568

Trong mức độ có thể, phải đặt các cha tuyên uý cho những người không thể được hưởng nhờ thừa tác vụ thông thường của cha sở, vì hoàn cảnh sinh sống của họ, chẳng hạn như những người di cư, những người lưu vong, những người tị nạn, những người du mục, nhũng người đi biển.

Điều 869

Các cha tuyên uý quân đội được chi phối bởi những luật riêng.

Điều 570

Nếu một nhà thờ không thuộc giáo xứ gắn liền với trụ sở của một cộng đoàn hoặc của một nhóm người, thì cha tuyên uý phải là cha quản nhiệm của nhà thờ ấy, trừ khi việc coi sóc cộng đoàn hoặc nhà thờ đòi hỏi cách khác.

Điều 571

Trong khi thi hành trách nhiệm mục vụ, cha tuyên uý phải duy trì mối quan hệ cần thiết với cha sở.

Điều 572

Về việc bãi nhiệm cha tuyên uý, phải giữ những quy định của điều 563.

 

PHẦN III: Các Tu Hội Thánh Hiến Và Các Tu Đoàn Tông Đồ (Điều 573 – 746)

Thiên 1: Các Tu Hội Thánh Hiến

Đề Mục 1: Quy Tắc Chung Cho Tất Cả Các Tu Hội Thánh Hiến

Điều 573

§1. Đời sống thánh hiến qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm là một lối sống bền vững, nhờ đó, các tín hữu theo sát Đức Kitô hơn, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tự hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa mà họ yêu mến trên hết mọi sự, để một khi đã hiến thân cho việc tôn vinh Thiên Chúa, cho việc xây dựng Giáo Hội và cho phần rỗi thế giới, với một danh nghĩa mới mẻ và đặc biệt, họ đạt tới sự hoàn hảo của đức ái trong việc phụng sự Nước Chúa, và một khi đã trở nên dấu chỉ rực rỡ trong Giáo hội, họ tuyên báo vinh quang thiên quốc.

§2. Các Kitô hữu được tự do đảm nhận lối sống ấy trong các tu hội thánh hiến đã được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội thiết lập theo giáo luật, bằng những lời khấn hoặc bằng những mối ràng buộc thánh khác theo luật riêng của tu hội, họ tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục, và họ được kết hợp cách đặc biệt với Giáo Hội và với mầu nhiệm Giáo Hội nhờ đức ái mà các lời khuyên này dẫn tới.

Điều 574

§1. Bậc sống của những người tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm trong các tu hội như thế thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội, do đó phải được mọi người trong Giáo Hội khích lệ và cổ vũ.

§2. Một số Kitô hữu được Thiên Chúa đặc biệt mời gọi vào bậc sống ấy, để hưởng một hồng ân đặc biệt trong đời sống Giáo Hội và để góp phần vào sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội, theo mục tiêu và tinh thần của tu hội.

Điều 575

Các lời khuyên Phúc Âm, dựa trên giáo huấn và gương mẫu của Đức Kitô là Thầy, là một hồng ân thần linh mà Giáo Hội đã nhận lãnh nơi Chúa và luôn luôn gìn giữ nhờ ân sủng của Người.

Điều 576

Nhà chức trách có thẩm quyền Giáo hội giải thích các lời khuyên Phúc Âm, điều chỉnh việc thi hành bằng các luật lệ và thiết lập các hình thức sống các lời khuyên đó cách bền vững bằng việc phê chuẩn theo giáo luật; về phần mình, nhà chức trách cũng liệu sao cho các tu hội tăng trưởng và phát triển theo tinh thần của vị sáng lập và theo các truyền thống lành mạnh.

Điều 577

Trong Giáo Hội có rất nhiều tu hội thánh hiến, với những hồng ân khác nhau tùy theo ân sủng đã được ban cho tu hội; thật vậy, các tu hội theo sát Đức Kitô cầu nguyện, hoặc loan báo Nước Thiên Chúa, hoặc thi ân cho người ta, hoặc sống với người ta giữa trần gian, nhưng luôn luôn làm trọn ý của Chúa Cha.

Điều 578

Mọi người phải trung thành duy trì tư tưởng và chủ trương của các vị sáng lập liên quan đến bản chất, mục đích, tinh thần và đặc tính của tu hội mà nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội đã thừa nhận, cũng như liên quan đến những truyền thống lành mạnh của tu hội, tất cả những điều ấy tạo thành gia sản của tu hội.

Điều 579

Trong địa hạt của mình, các Giám Mục giáo phận có thể ban hành sắc lệnh chính thức để thành lập các tu hội thánh hiến, miễn là đã tham khảo ý kiến của Tông Tòa.

Điều 580

Việc liên kết một tu hội thánh hiến với một tu hội khác được dành cho nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội nhận liên kết, miễn là vẫn giữ nguyên quyền tự trị theo giáo luật của tu hội được liên kết.

Điều 581

Việc phân chia một tu hội thành nhiều phân chi, dù dưới bất kỳ danh xưng nào, thành lập các phân chi mới, hiệp nhất hay giới hạn phạm vi của các phân chi đã được thành lập trước thuộc về nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội, chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

Điều 582

Việc sáp nhập hay hiệp nhất các tu hội thánh hiến được dành riêng cho Tông Tòa mà thôi; việc thành lập liên hiệp hoặc liên minh cũng được dành riêng cho Tông Tòa.

Điều 583

Nếu không có phép của Tông Tòa, thì các tu hội thánh hiến không thể thay đổi được điều gì liên quan đến những điểm đã được Tông Tòa phê chuẩn.

Điều 584

Việc giải thể một tu hội thuộc về một mình Tông Tòa, và việc định đoạt tài sản vật chất của tu hội ấy cũng thuộc về Tông Tòa.

Điều 585

Việc giải thể phân chi này hay phân chi kia của chính tu hội thuộc nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội.

Điều 586

§1. Mỗi tu hội được thừa nhận có quyền tự trị chính đáng trong sinh hoạt, nhất là trong việc lãnh đạo, nhờ đó, tu hội có một kỷ luật riêng trong Giáo Hội và có thể bảo toàn nguyên vẹn gia sản của mình được nói đến ở điều 587.

§2. Việc duy trì và bảo vệ quyền tự trị ấy thuộc về các Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 587

§1. Để bảo vệ ơn gọi riêng và căn tính của mỗi tu hội cách trung thành hơn, ngoài những gì mà điều 578 đã ấn định phải duy trì, luật căn bản hay hiến pháp của bất cứ tu hội nào cũng phải có những quy tắc căn bản về việc lãnh đạo của tu hội và về kỷ luật của các thành viên, về việc thu nhận và đào tạo các thành viên, cũng như về đối tượng riêng của dây ràng buộc thánh.

§2. Bộ luật ấy phải được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội phê chuẩn và chỉ được thay đổi với sự đồng ý của nhà chức trách này.

§3. Trong bộ luật ấy, các yếu tố thiêng liêng và các yếu tố pháp lý phải được kết hợp hài hòa với nhau, nhưng không được tăng thêm các quy tắc khi không cần thiết.

§4. Các quy tắc khác do nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội ấn định phải được tập hợp cách thích đáng trong các bộ luật khác, nhưng các quy tắc này có thể được duyệt lại và được thích nghi cách xứng hợp tùy theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi.

Điều 588

§1. Bậc sống thánh hiến, tự bản chất, không thuộc hàng giáo sĩ, cũng chẳng thuộc vào hàng giáo dân.

§2. Tu hội giáo sĩ là tu hội được các giáo sĩ lãnh đạo, do mục đích và do ý định của vị sáng lập hoặc do một truyền thống chính đáng, đảm nhận việc thi hành chức thánh và được quyền bính Giáo Hội công nhận như vậy.

§3. Tu hội giáo dân là tu hội được nhà chức trách Giáo Hội công nhận như vậy, do bản chất, do đặc tính và do mục đích của mình, tu hội có một nhiệm vụ riêng được vị sáng lập hoặc được truyền thống chính đáng xác định, và nhiệm vụ này không bao hàm việc thi hành chức thánh.

Điều 589

Một tu hội thánh hiến được coi là thuộc luật giáo hoàng, nếu đã được Tông Tòa thành lập hay phê chuẩn bằng một sắc lệnh chính thức; nhưng một tu hội thánh hiến được coi là thuộc luật giáo phận, nếu đã được Giám Mục giáo phận thành lập mà không có sắc lệnh phê chuẩn của Tông Tòa.

Điều 590

§1. Các tu hội thánh hiến phục tùng cách riêng quyền bính tối cao của Giáo Hội, với tư cách là đã hiến thân phục vụ Thiên Chúa và toàn thể Giáo Hội cách đặc biệt.

§2. Mỗi thành viên buộc phải vâng phục Đức Giáo Hoàng như Bề Trên tối cao của mình, cũng do dây ràng buộc thánh của đức vâng phục.

Điều 591

Để đáp ứng tốt hơn những thiện ích của các tu hội và những nhu cầu của việc tông đồ, Đức Giáo Hoàng, do quyền tối thượng trên toàn Giáo Hội và vì lợi ích chung, có thể miễn cho các tu hội thánh hiến khỏi quyền lãnh đạo của các Đấng Bản Quyền địa phương và đặt họ dưới quyền một mình ngài hay dưới một quyền bính khác của Giáo Hội.

Điều 592

§1. Để cổ vũ sự hiệp thông giữa các tu hội với Tông Tòa cách đắc lực nhất, mỗi vị Điều Hành tổng quyền phải gửi về Tông Tòa một bản tường trình ngắn gọn về tình trạng và đời sống của tu hội, theo cách thức và vào thời gian do Tông Tòa ấn định.

§2. Các vị điều Hành của mỗi tu hội phải phổ biến các tài liệu của Tòa Thánh liên quan đến những thành viên đã được trao phó cho mình và phải liệu sao cho họ tuân giữ các văn kiện ấy.

Điều 593

Các tu hội thuộc luật giáo hoàng tùy thuộc trực tiếp và chỉ tùy thuộc quyền Tông Tòa trong việc lãnh đạo nội bộ và kỷ luật, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 586.

Điều 594

Một tu hội thuộc luật giáo phận được đặt dưới sự chăm sóc đặc biệt của Giám Mục giáo phận, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 586.

Điều 595

§1. Giám Mục của trụ sở chính phê chuẩn hiến pháp và chuẩn y các thay đổi được đưa vào hiến pháp cách hợp lệ, ngoài trừ những điều mà Tông Tòa đã can thiệp vào, ngài cũng giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến toàn thể tu hội và vượt quá quyền hạn của quyền bính nội bộ, nhưng sau khi đã tham khảo ý kiến của các Giám mục giáo phận khác nữa, nếu tu hội mở rộng trong nhiều giáo phận.

§2. Giám Mục giáo phận có thể miễn chuẩn hiến pháp trong những trường hợp đặc biệt.

Điều 596

§1. Các Bề Trên và các công nghị của tu hội có quyền trên các thành viên do luật phổ quát và hiến pháp quy định.

§2. Nhưng trong các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, các Bề Trên còn có quyền lãnh đạo của Giáo Hội ở tòa ngoài cũng như ở tòa trong.

§3. Phải áp dụng những quy định của các điều 131, 133, 137-144 cho quyền được nói đến ở §1.

Điều 597

§1. Mọi người Công giáo có ý muốn ngay lành, hội đủ các đức tính do luật phổ quát và luật riêng đòi hỏi và không vướng mắc một ngăn trở nào, đều có thể được nhận vào một tu hội thánh hiến.

§2. Không ai có thể được nhận vào mà không được chuẩn bị thích đáng.

Điều 598

§1. Mỗi tu hội, xét theo đặc tính và mục đích riêng, phải quy định trong hiến pháp cách thức tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục trong lối sống của mình.

§2. Tất cả các thành viên không những phải trung thành tuân giữ toàn vẹn các lời khuyên Phúc Âm, mà còn phải điều chỉnh đời sống mình cho hợp với luật riêng của tu hội và như thế họ phải vươn tới sự trọn lành của bậc mình.

Điều 599

Lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh được đảm nhận vì Nước Trời là dấu chỉ của thế giới sẽ đến, là nguồn sinh lực phong phú hơn trong một con tim không chia sẻ, và bao hàm nghĩa vụ tiết dục hoàn toàn trong bậc độc thân.

Điều 600

Lời khuyên Phúc Âm về đức khó nghèo theo gương Đức Kitô là Đấng từ chỗ giàu sang đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, ngoài một nếp sống nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần, cần cù và đạm bạc, thanh thoát với của cải thế gian, còn bao hàm sự lệ thuộc và sự hạn chế trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chiếu theo quy tắc luật riêng của mỗi tu hội.

Điều 601

Lời khuyên Phúc Âm về đức vâng phục, được đảm nhận trong tinh thần đức tin và đức ái để theo bước Đức Kitô là Đấng đã vâng phục cho đến chết, đòi buộc ý chí một sự phục tùng các Bề Trên hợp pháp, khi các ngài đại diện Thiên Chúa ban lệnh hợp theo hiến pháp riêng.

Điều 602

Đời sống huynh đệ, thích hợp với mỗi tu hội, nhờ đó tất cả các thành viên được hiệp nhất với nhau trong Đức Kitô như trong một gia đình riêng, phải được xác định thế nào để trở nên một sự tương trợ lẫn nhau cho tất cả các thành viên trong việc chu toàn ơn gọi của mình. Như vậy, nhờ sự hiệp thông huynh đệ được bén rễ và được xây dựng trên Đức ái, các thành viên phải trở nên một mẫu gương của sự hòa giải đại đồng cho Đức Kitô.

Điều 603

§1. Ngoài các tu hội thánh hiến, Giáo Hội còn nhìn nhận nếp sống ẩn tu hay độc tu, qua đó các Kitô hữu hiến dâng đời mình để ngợi khen Thiên Chúa và mưu cầu phần rỗi cho thế giới bằng việc sống cách biệt với thế gian hơn, trong sự thinh lặng đơn độc, trong việc chuyên cần cầu nguyện và trong sự sám hối.

§2. Vị ẩn tu được luật nhìn nhận như là người dâng mình cho Thiên Chúa trong đời thánh hiến, nếu họ công khai tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm, bằng một lời khấn hoặc một dây ràng buộc khác trong tay Giám Mục giáo phận và nếu họ tuân giữ chương trình sống riêng của mình dưới sự hướng dẫn của ngài.

Điều 604

§1. Ngoài những hình thức của đời thánh hiến này còn có bậc các trinh nữ là những người nói lên sự quyết tâm lành thánh theo sát Đức Kitô, họ được Giám Mục giáo phận cung hiến cho Thiên Chúa theo nghi thức phụng vụ được phê chuẩn, họ đính hôn cách huyền nhiệm với Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và hiến thân phục vụ Giáo Hội.

§2. Các trinh nữ có thể liên kết với nhau để giữ sự quyết tâm của mình cách trung thành hơn và để giúp nhau chu toàn việc phục vụ Giáo Hội thích hợp với bậc mình.

Điều 605

Việc phê chuẩn các hình thức mới của đời thánh hiến được dành riêng cho Tông Tòa. Tuy nhiên, các Giám Mục giáo phận phải nỗ lực phân định các hồng ân mới của đời thánh hiến do Chúa Thánh Thần trao phó cho Giáo Hội, phải giúp đỡ những vị khởi xướng biểu lộ quyết tâm của họ tốt chừng nào hay chừng nấy và phải bảo vệ họ bằng những quy chế thích hợp, nhất là phải áp dụng các quy tắc tổng quát được chứa đựng trong phần này.

Điều 606

Điều gì đã được ấn định về các tu hội thánh hiến và các thành viên của họ đều có giá trị như nhau cho cả hai phái nam nữ, trừ khi đã thấy rõ cách khác do văn mạch hay do bản chất sự việc.

 

Đề Mục 2: Các Hội Dòng

Điều 607

§1. Xét như là sự thánh hiến toàn thân, đời sống tu trì biểu lộ trong Giáo Hội hôn ước kỳ diệu được Thiên Chúa thiết lập như dấu chỉ của thế giới mai sau. Như vậy, người tu sĩ hiến dâng trọn vẹn thân mình như một hy lễ được dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó tất cả cuộc sống họ trở nên một việc liên lỉ thờ phượng Thiên Chúa trong đức ái.

§2. Hội dòng là một xã hội, trong đó các thành viên tuyên giữ các lời khấn công vĩnh viễn hay tạm thời, nhưng họ phải tuyên khấn lại khi mãn hạn, tùy theo luật riêng, và chung sống đời huynh đệ.

§3. Việc các tu sĩ phải làm chứng công khai cho Đức Kitô và cho Giáo Hội bao hàm sự xa cách thế gian là điều hợp với đặc tính và mục tiêu của mỗi tu hội.

 

Chương 1: Các Nhà Dòng, Việc Thành Lập Và Giải Thể Các Nhà Dòng

Điều 608

Cộng đoàn tu sĩ phải ở trong một nhà được chính thức thành lập, dưới quyền Bề Trên được chỉ định chiếu theo quy tắc của luật; mỗi nhà phải có ít là một nguyện đường là nơi cử hành Thánh Lễ và lưu giữ Thánh Thể, để thật sự là trung tâm của cộng đoàn.

Điều 609

§1. Nhũng nhà của một hội dòng được nhà chức trách có thẩm quyền thành lập theo hiến pháp, với sự đồng ý bằng văn bản của Giám Mục giáo phận.

§2. Để thành lập một nữ đan viện, còn phải có phép Tông Toà.

Điều 610

§1. Việc thành lập các nhà đòi phải lưu ý đến ích lợi của Giáo hội và của tu hội, và phải bảo đảm những gì cần thiết để các thành viên có thể sống đời tu xứng hợp, theo những mục đích riêng cũng như theo tinh thần của tu hội.

§2. Không nên thành lập một nhà nào, nếu không thể dự liệu cách khôn ngoan rằng các nhu cầu của các thành viên sẽ được đáp ứng cách thích đáng.

Điều 611

Việc Giám Mục giáo phận chấp thuận cho tu hội thành lập một nhà dòng bao hàm quyền:

10 sống một đời sống phù hợp với các đặc tính và mục đích riêng của tu hội;

20 thực hiện các công việc riêng của tu hội chiếu theo quy tắc của luật, miễn là vẫn tôn trọng các điều kiện đã được đặt ra trong việc chấp thuận;

30 có một nhà thờ, đối với các tu hội giáo sĩ, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1215 §3, và thi hành thừa tác vụ thánh chức, miễn là vẫn giữ những luật phải giữ.

Điều 612

Để một nhà dòng được chuyển sang làm những việc tông đồ khác với những việc vì đó mà nhà dòng đã được thiết lập, thì cần phải có sự chấp thuận của Giám Mục giáo phận; nhưng sự chấp thuận này không cần thiết, nếu đó là một sự thay đổi chỉ liên quan đến việc lãnh đạo nội bộ và kỷ luật, miễn là vẫn giữ nguyên các luật tặng lập.

Điều 613

§1. Một nhà dòng của các kinh sĩ dòng và đan sĩ dưới sự lãnh đạo và coi sóc của vị Điều Hành riêng có quyền tự trị, trừ khi hiến pháp quy định cách khác.

§2. Chiếu theo luật, vị Điều Hành của một nhà tự trị là Bề Trên cấp cao.

Điều 614

Các nữ đan viện đã được liên kết với một tu hội nam thì vẫn duy trì cách sống và việc lãnh đạo riêng theo hiến pháp. Các quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương cần được xác định thế nào để việc liên kết có thể đem lại lợi ích thiêng liêng.

Điều 615

Đan viện tự trị nào không có Bề Trên cấp cao nào khác ngoài vị Điều Hành riêng, và cũng không được liên kết với một tu hội khác của nam tu sĩ, đến nỗi Bề Trên của chính tu hội này có một quyền thật sự được xác định trong hiến pháp, thì được ủy thác cho Giám Mục giáo phận trông coi cách đặc biệt chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 616

§1. Một nhà dòng được chính thức thành lập có thể bị vị Điều Hành giải thể chiếu theo quy tắc của hiến pháp, sau khi đã tham khảo ý kiến của Giám Mục giáo phận. Còn tài sản của nhà dòng bị giải thể thì phải được luật riêng của tu hội định liệu, miễn là vẫn tôn trọng ý muốn của các người sáng lập hay của các người dâng cúng, cũng như các quyền lợi đã được thủ đắc cách hợp pháp.

§2. Việc giải thể ngôi nhà duy nhất của một tu hội thuộc về Tòa Thánh, và trong trường hợp này, việc định đoạt tài sản cũng thuộc về Tòa Thánh.

§3. Việc giải thể một đan viện tự trị được được nói đến ở điều 613 thuộc về tổng công nghị, trừ khi hiến pháp quy định cách khác.

§4. Việc giải thể một nữ đan viện tự trị thuộc về Tòa Thánh, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của hiến pháp trong những gì liên quan đến tài sản.

 

Chương 2: Việc Lãnh Đạo Hội Dòng
Tiết 1: Các Bề Trên Và Ban Cố Vấn

Điều 617

Các Bề Trên phải chu toàn trách nhiệm của mình và phải thi hành quyền của mình chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và luật riêng.

Điều 618

Các Bề Trên phải thi hành quyền đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội trong tinh thần phục vụ. Vì vậy, ngoan ngoãn theo ý muốn của Thiên Chúa trong khi thi hành trách nhiệm, các Bề Trên phải lãnh đạo các người thuộc quyền như con cái của Thiên Chúa, và để khuyến khích họ tự nguyện vâng phục trong sự tôn trọng nhân vị, các Bề Trên phải sẵn sàng lắng nghe họ và phải cổ vũ họ cộng tác vì lợi ích của tu hội và của Giáo Hội, nhưng vẫn giữ nguyên quyền quyết định của mình cũng như quyền truyền dạy điều gì phải làm.

Điều 619

Các Bề Trên phải tận lực thi hành nhiệm vụ của mình, và trong sự hiệp nhất với các thành viên được trao phó cho mình, các ngài phải tìm cách xây dựng một cộng đoàn huynh đệ trong Đức Kitô, nơi đó Thiên Chúa được tìm kiếm và được yêu mến trên hết mọi sự. Vì vậy chính các Bề Trên phải thường xuyên nuôi dưỡng các thành viên bằng lương thực Lời Chúa và phải dẫn đưa họ tới việc cử hành phụng vụ. Các Bề Trên phải nêu gương cho họ trong việc thực hành các nhân đức, trong việc tuân giữ các luật lệ và các truyền thống của tu hội mình; các Bề Trên phải chu cấp xứng đáng các nhu cầu cá nhân của họ, phải ân cần chăm lo và viếng thăm những người đau yếu, phải sửa dạy những người vô kỷ luật, phải an ủi những người nhút nhát, và phải nhẫn nại với hết mọi người.

Điều 620

Những vị Bề Trên cấp cao là những người lãnh đạo toàn thể tu hội, hoặc một tỉnh dòng, hoặc một phần tương đương với tỉnh dòng, hoặc một nhà tự trị, cũng như những người đại diện của các vị ấy. Viện Phụ tổng quyền và Bề Trên của hội dòng đan tu cũng là những vị Bề Trên cấp cao, nhưng những vị này lại không có mọi quyền mà luật phổ quát dành cho các Bề Trên cấp cao.

Điều 621

Tỉnh dòng là liên hiệp nhiều nhà thành một phần trực tiếp của cùng một tu hội, dưới quyền cùng một Bề Trên, và được nhà chức trách hợp pháp thiết lập theo giáo luật.

Điều 622

Vị Điều Hành tổng quyền có quyền trên mọi tỉnh dòng, các nhà và các thành viên của tu hội và phải thi hành quyền ấy theo luật riêng; các Bề Trên khác có quyền này trong giới hạn nhiệm vụ của mình.

Điều 623

Để được bổ nhiệm hay được bầu vào chức vụ Bề Trên cách hữu hiệu, các thành viên của hội dòng, sau khi tuyên khấn trọn đời hay vĩnh viễn, buộc phải có một thời gian xứng hợp do luật riêng ấn định, hoặc nếu là Bề Trên cấp cao, thì do hiến pháp.

Điều 624

§1. Các Bề Trên phải được đặt lên cho một thời gian nhất định và xứng hợp tùy theo bản chất và nhu cầu của tu hội, trừ khi hiến pháp quy định cách khác về vị Điều Hành tổng quyền và các Bề Trên nhà tự trị.

§2. Luật riêng phải liệu sao có những quy tắc thích hợp để các Bề Trên được đặt lên cho một thời gian nhất định đừng ở trong chức vụ lãnh đạo quá lâu mà không cách quãng.

§3. Tuy nhiên, trong thời gian tại chức, các vị có thể bị giải nhiệm hoặc được thuyên chuyển sang một chức vụ khác vì những lý do được quy định trong luật riêng.

Điều 625

§1. Vị Điều Hành tổng quyền của một tu hội phải được chỉ định bằng việc bầu cử đúng giáo luật chiếu theo các quy tắc của hiến pháp.

§2. Giám Mục tại nơi có trụ sở chính chủ tọa cuộc bầu cử Bề Trên đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, và cuộc bầu cử vị Điều Hành tổng quyền của tu hội thuộc luật giáo phận.

§3. Các Bề Trên phải được đặt lên chiếu theo quy tắc của hiến pháp, nhưng nếu các vị được bầu, thì các vị phải được sự chuẩn y của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền; nếu các vị được Bề Trên bổ nhiệm, thì trước đó phải có sự tham khảo ý kiến cách thích đáng.

Điều 626

Các Bề Trên khi trao chức vụ, và các thành viên khi bầu cử, phải giữ các quy tắc của luật phổ quát và của luật riêng. Các Bề Trên và các thành viên phải tránh mọi lạm dụng và thiên vị, và trong khi chỉ hướng về Thiên Chúa và nhằm lợi ích của tu hội, họ phải bổ nhiệm hoặc bầu những người mà trước mặt Chúa họ phải xét là thực sự xứng đáng và có khả năng. Ngoài ra, trong các cuộc bầu cử, họ phải tránh việc vận động phiếu cách trực tiếp hay gián tiếp, cho chính mình hay cho người khác.

Điều 627

§1. Chiếu theo quy tắc của hiến pháp, các Bề Trên phải có hội đồng riêng và phải nhờ đến hội đồng ấy khi thi hành nhiệm vụ.

§2. Ngoài những trường hợp do luật phổ quát quy định, luật riêng phải xác định những trường hợp nào buộc phải có sự chấp thuận hay buộc phải hỏi ý kiến để hành vi được hữu hiệu chiếu theo quy tắc của điều 127.

Điều 628

§1. Các Bề Trên đã được luật riêng của tu hội chỉ định vào nhiệm vụ này phải đi thăm các nhà và các thành viên đã được trao phó cho mình, vào thời gian đã được ấn định, theo các quy tắc của luật riêng ấy.

§2. Giám Mục giáo phận có quyền và có bổn phận phải kinh lý, ngay cả trong phương diện kỷ luật tu trì;

10 các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615;

20 từng nhà của tu hội thuộc luật giáo phận ở trong địa hạt của ngài.

§3. Các thành viên phải tỏ lòng tin tưởng đối với vị kinh lý và buộc phải trả lời theo sự thật và trong đức ái, khi ngài hỏi họ cách chính đáng; không ai được phép làm bất cứ cách nào khác để các thành viên tránh né nghĩa vụ này, hoặc để gây cản trở cho mục đích của việc kinh lý bằng cách khác.

Điều 629

Các Bề Trên phải ở tại nhà mình và không được vắng nhà, trừ trường hợp chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 630

§1. Các Bề Trên phải nhìn nhận sự tự do chính đáng của các thành viên trong những gì liên quan đến bí tích Sám Hối và việc linh hướng, miễn là vẫn giữ nguyên kỷ luật của tu hội.

§2. Các Bề Trên, chiếu theo quy tắc của luật riêng, phải liệu sao cho các cha giải tội có khả năng luôn sẵn sàng để các thành viên có thể thường xuyên xưng tội với các ngài.

§3. Trong các nữ đan viện, trong các nhà đào tạo, và trong các cộng đoàn đông người thuộc hàng giáo dân, phải có các cha giải tội thường lệ được Đấng Bản Quyền địa phương chuẩn nhận, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn, tuy nhiên, họ không buộc phải xưng tội với các vị ấy.

§4. Các Bề Trên đừng giải tội cho những người thuộc quyền mình, trừ khi những người này tự ý yêu cầu điều này.

§5. Các thành viên phải đến với các Bề Trên của mình với lòng tin tưởng, họ có thể tự do và tự ý cởi mở tâm hồn với các ngài. Tuy nhiên, các Bề Trên không được xúi giục họ giãi bày lương tâm bằng bất cứ cách nào.

 

Tiết 2: Các công nghị

Điều 631

§1. Có quyền tối cao trong tu hội chiếu theo quy tắc của hiến pháp, tổng công nghị phải được thành lập thế nào để đại diện cho toàn thể tu hội và có thể trở nên dấu chỉ thực sự của sự hiệp nhất trong đức ái. Tổng công nghị có sứ mạng chính là bảo vệ gia sản của tu hội đã được nói đến ở điều 578, cổ vũ việc canh tân và thích nghi hợp với gia sản ấy, bầu cử vị Điều Hành tổng quyền, giải quyết các vấn đề quan trọng cũng như ban hành các quy tắc buộc mọi người phải tuân theo.

§2. Thành phần và quyền hạn của tổng công nghị phải được quy định trong hiến pháp; luật riêng còn phải xác định nội quy phải giữ trong khi họp tổng công nghị, nhất là trong những gì liên quan đến việc bầu cử và chương trình nghị sự.

§3. Theo các quy tắc được xác định trong luật riêng, không những các tỉnh dòng và các cộng đoàn địa phương, mà bất kỳ thành viên nào của hội dòng cũng đều được tự do gửi các nguyện vọng và các đề nghị của mình lên tổng công nghị.

Điều 632

Luật riêng phải cẩn thận xác định những gì liên quan đến những công nghị khác của tu hội hoặc những cuộc hội nghị tương tự khác, tức là phải xác định bản chất, quyền bính, thành phần, cách tiến hành và thời gian họp của các cuộc họp đó.

Điều 633

§1. Các cơ quan tham dự hoặc tham khảo phải trung thành chu toàn trách nhiệm đã được trao phó cho mình chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và của luật riêng, và phải theo cách thức riêng của mình để bày tỏ sự quan tâm và sự tham gia của tất cả các thành viên đối với lợi ích của toàn thể tu hội hay của cộng đoàn.

§2. Phải thận trọng khôn ngoan trong việc thành lập và sử dụng các phương cách tham dự hay tham khảo, và việc tiến hành của các phương cách ấy phải phù hợp với đặc tính và mục đích của tu hội.

 

Tiết 3: Tài Sản Vật Chật Và Việc Quản Trị Tài Sản

Điều 634

§1. Các tu hội, các tỉnh dòng và các nhà, với tư cách là các pháp nhân theo luật, có khả năng thủ đắc, chấp hữu, quản trị và chuyển nhượng tài sản, trừ khi khả năng ấy đã bị hiến pháp loại trừ hay hạn chế.

§2. Tuy nhiên, các tu hội, các tỉnh dòng và các nhà phải tránh mọi hình thức xa hoa, trục lợi quá đáng và tích lũy tài sản.

Điều 635

§1. Tài sản vật của các hội dòng, với tư cách là tài sản Giáo Hội, được chi phối bởi những quy định của quyển V về Tài sản vật chất của Giáo Hội, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

§2. Tuy nhiên, mỗi tu hội phải ấn định các quy tắc thích hợp về việc sử dụng và quản trị tài sản, để cổ vũ, bảo vệ và biểu lộ sự nghèo khó riêng của mình.

Điều 636

§1. Trong mỗi tu hội cũng như mỗi tỉnh dòng do một Bề Trên cấp cao lãnh đạo, phải có một người quản lý khác với Bề Trên cấp cao được đặt lên chiếu theo quy tắc của luật riêng, người này phải quản trị tài sản dưới sự hướng dẫn của Bề Trên liên hệ. Ngay cả trong các cộng đoàn địa phương, trong mức độ có thể, cũng phải đặt một người quản lý khác với Bề Trên địa phương.

§2. Vào thời kỳ và theo cách thức do luật riêng ấn định, các quản lý và các người quản trị khác phải tường trình cho nhà chức trách có thẩm quyền về việc quản trị.

Điều 637

Các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 phải tường trình cho Đấng Bản Quyền địa phương mỗi năm một lần về việc quản trị; ngoài ra, Đấng Bản Quyền địa phương có quyền biết việc kế toán của một nhà dòng thuộc luật giáo phận.

Điều 638

§1. Trong khuôn khổ của luật phổ quát, việc xác định những hành vi nào vượt quá giới hạn và thể thức quản trị thông thường và việc ấn định những điều cần thiết để thực hiện thành sự một hành vi quản trị ngoại thường thuộc về luật riêng.

§2. Ngoài các Bề Trên, các viên chức được luật riêng chỉ định vào việc quản trị cũng có thể thực hiện thành sự các việc chi tiêu và các hành vi pháp lý thuộc việc quản trị thông thường, trong giới hạn trách nhiệm của mình.

§3. Để được hữu hiệu, việc chuyển nhượng và bất cứ việc gì khiến cho tình trạng di sản của pháp nhân bị thiệt thòi, phải có phép bằng văn bản của Bề Trên có thẩm quyền, với sự chấp thuận của hội đồng của ngài. Ngoài ra, còn buộc phải có phép của Tòa Thánh, nếu là một việc chi tiêu vượt quá số tiền được Tông Tòa ấn định cho mỗi miền, hoặc nếu là tài sản được dâng cho Giáo Hội do lời khấn, hoặc là các đồ vật quý giá vì giá trị nghệ thuật hay lịch sử.

§4. Đối với các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 và đối với các tu hội thuộc luật giáo phận, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 639

§1. Nếu một pháp nhân mắc nợ và mắc các nghĩa vụ, ngay cả khi có phép của Bề Trên, thì chính pháp nhân ấy buộc phải chịu trách nhiệm về các món nợ và các nghĩa vụ đó.

§2. Nếu một thành viên được phép Bề Trên ký hợp đồng liên quan đến tài sản riêng tư của mình, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm về hợp đồng đó; nhưng nếu đương sự được Bề Trên ủy quyền để giải quyết một công việc của tu hội, thì tu hội phải chịu trách nhiệm về việc đó.

§3. Nếu một tu sĩ đã ký hợp đồng mà không có phép của các Bề Trên, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm, chứ không phải pháp nhân.

§4. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên tắc là luôn luôn có thể khởi tố người đã thủ lợi từ hợp đồng đã được ký kết.

§5. Các Bề Trên dòng phải thận trọng đừng cho phép vay nợ, trừ khi biết chắc rằng có thể trả tiền lãi nhờ hoa lợi thông thường và có thể hoàn lại tiền vốn bằng cách trả góp một cách chính đáng trong một thời gian không quá lâu.

Điều 640

Các tu hội, tùy hoàn cảnh địa phương, phải cố gắng làm chứng cho đức bác ái và đức nghèo khó cách tập thể và phải đóng góp tài sản mình để đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội cũng như việc cứu trợ những người nghèo, tùy phương tiện của mình.

 

Chương 3: Việc Thâu Nhận Ứng Sinh Và Đào Tạo Các Tu Sĩ
Tiết 1: Việc Thâu Nhận Vào Tập Viện

Điều 641

Việc thâu nhận ứng sinh vào tập viện thuộc về các Bề Trên cấp cao chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 642

Các Bề Trên phải cẩn thận liệu sao để chỉ thâu nhận những ứng sinh không những đủ độ tuổi đòi buộc, mà còn có sức khỏe, tính tình thích hợp và đầy đủ các đức tính của sự trưởng thành, để đảm nhận nếp sống riêng của tu hội; nếu cần, phải nhờ đến những người giám định để xác minh sức khỏe, tính tình và sự trưởng thành, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 220.

Điều 643

§1. Việc thâu nhận những người sau đây vào tập viện sẽ vô hiệu:

10 người chưa đủ mười bảy tuổi trọn;

20 người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực;

30 người đang còn liên kết với tu hội thánh hiến bằng mối ràng buộc thánh hay đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 684;

40 người vào tu hội do ảnh hưởng của bạo lực, sợ hãy nghiêm trọng hay man trá, hoặc người Bề Trên nhận vào dưới một ảnh hưởng tương tự như thế;

50 người giấu giếm việc mình đã gia nhập tu hội thánh hiến hay một tu đoàn tông đồ.

§2. Luật riêng có thể thiết lập các ngăn trở khác liên quan cả đến sự hữu hiệu của việc thâu nhận, hoặc đặt thêm các điều kiện khác trong việc thu nhận.

Điều 644

Các Bề Trên không được thâu nhận các giáo sĩ triều vào tập viện mà không tham khảo Đấng Bản Quyền riêng của những người này và cũng không được thâu nhận những người mắc những món nợ không thể chi trả.

Điều 645

§1. Trước khi được thâu nhận vào tập viện, các ứng sinh phải xuất trình chứng thư rửa tội và chứng thư thêm sức, cũng như giấy chứng nhận tình trạng thong dong.

§2. Nếu là việc thâu nhận các giáo sĩ hoặc các ứng sinh đã từng được nhận vào một tu hội thánh hiến khác, một tu đoàn tông đồ hay một chủng viện, thì tùy theo trường hợp buộc phải có thêm một chúng thư của Đấng Bản Quyền địa phương hoặc của Bề Trên cấp cao của tu hội hay của tu đoàn, hoặc của giám đốc chủng viện.

§3. Luật riêng có thể đòi hỏi những chứng từ khác về khả năng mà ứng sinh buộc phải có, cũng như về việc không mắc ngăn trở.

§4. Nếu thấy cần, các Bề Trên còn có thể yêu cầu những thông tin khác nữa, với điều kiện phải giữ bí mật.

 

Tiết 2: Tập Viện Và Việc Đào Tạo Tập Sinh

Điều 646

Tập viện, nơi khởi đầu đời sống tu hội, được tổ chức thế nào để các tập sinh có một nhận thức tốt nhất về ơn gọi thần linh, cũng là ơn gọi riêng của tu hội, để họ thử nghiệm nếp sống của tu hội, để họ làm cho lòng trí mình được thấm nhuần tinh thần của hội dòng, cũng như để họ chứng minh ý định và khả năng của mình.

Điều 647

§1. Việc thiết lập, di chuyển và giải thể tập viện phải được thực hiện do sắc lệnh bằng văn thư của vị Điều Hành tổng quyền của tu hội, với sự chấp thuận của ban cố vấn của vị này.

§2. Để được hữu hiệu, việc tập tu phải được thực hiện trong một nhà được chỉ định hợp pháp cho mục đích ấy. Trong những trường hợp đặc biệt và ngoại lệ, vị Điều Hành tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn của ngài, có thể cho phép một ứng sinh thực hiện việc tập tu tại một nhà khác của tu hội, dưới sự hướng dẫn của một tu sĩ có kinh nghiệm trong nhiệm vụ giáo tập.

§3. Bề Trên cấp cao có thể cho phép một nhóm tập sinh lưu trú một thời gian tại một nhà khác của tu hội do chính ngài chỉ định.

Điều 648

§1. Để được hữu hiệu, việc tu tập phải kéo dài mười hai tháng trong chính cộng đoàn tập viện, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 647 §3.

§2. Để hoàn tất việc đào tạo các tập sinh, ngoài thời gian được nói đến ở §1, có thể ấn định thêm một hay nhiều thời gian sinh hoạt tông đồ ở ngoài cộng đoàn tập viện.

§3. Việc tập tu không được kéo dài quá hai năm.

Điều 649

§1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 647 §3 và 648 §2, sự vắng mặt khỏi tập viện quá ba tháng, dù liên tục hay cách quảng, sẽ vô hiệu hóa việc tập tu. Sự vắng mặt quá mười lăm ngày phải được bù lại.

§2. Với phép của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền, việc khấn lần đầu có thể thực hiện trước kỳ hạn, nhưng không được sớm hơn mười lăm ngày.

Điều 650

§1. Mục đích của năm tập đòi các tập sinh phải được đào tạo dưới sự hướng dẫn của vị giáo tập, theo một chương trình đào tạo do luật riêng quy định.

§2. Việc lãnh đạo các tập sinh dành riêng cho một mình vị giáo tập duy nhất dưới quyền các Bề Trên cấp cao.

Điều 651

§1. Vị giáo tập phải là thành viên của tu hội, đã tuyên khấn trọn đòi và được chỉ định hợp pháp.

§2. Nếu cần, có thể đặt thêm các phụ tá cho vị giáo tập, những người này phải tùy thuộc vị giáo tập trong việc hướng dẫn việc tập tu và trong chương trình đào tạo.

§3. Phải cắt đặt những thành viên đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và không vướng mắc những trách nhiệm khác vào việc đào tạo tập sinh, để có thể chu toàn phận sự một cách hiệu quả và bền vững.

Điều 652

§1. Vị giáo tập và các cộng tác viên nhận định và trắc nghiệm ơn gọi của các tập sinh và đào tạo họ từng bước để họ sống đời trọn lành thích hợp với tu hội.

§2. Các tập sinh phải được hướng dẫn để phát huy các nhân đức nhân bản và các nhân đức Kitô giáo; họ phải được đưa vào một con đường trọn lành nhất nhờ lời cầu nguyện và từ bỏ mình; họ phải được đào tạo về cách chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ, cách đọc và suy gẫm Thánh Kinh; họ phải được chuẩn bị để cử hành việc tôn thờ Thiên Chúa trong phụng vụ thánh; họ phải học hỏi cách sống đời thánh hiến cho Thiên Chúa và cho nhân loại trong Đức Kitô bằng các lời khuyên Phúc Âm; họ phải được giáo huấn về đặc tính và tinh thần, mục đích và kỷ luật, lịch sử và đời sống của tu hội; họ phải được thấm nhuần lòng yêu mến Giáo Hội cũng như các vị Chủ Chăn có chức thánh của Giáo Hội.

§3. Ý thức trách nhiệm riêng của mình, các tập sinh phải tích cực cộng tác với vị giáo tập để trung thành đáp lại ơn gọi của Chúa.

§4. Các thành viên của tu hội phải hết lòng cộng tác, theo cách của mình, vào việc đào tạo các tập sinh, bằng gương sáng đời sống và bằng lời cầu nguyện.

§5. Thời gian của việc tập tu, được nói đến ở điều 648 §1, phải được dùng vào việc đào tạo thực sự, vì vậy, các tập sinh không phải bận rộn với việc học hành và các công tác không trực tiếp góp phần vào việc đào tạo ấy.

Điều 653

§1. Tập sinh có thể tự do rời bỏ tu hội và nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội có thể sa thải tập sinh.

§2. Khi việc tập tu kết thúc, tập sinh phải được nhận cho khấn tạm, nếu được xét là có khả năng xứng hợp; nếu không thì phải bị sa thải. Nếu có hồ nghi về khả năng xứng hợp của tập sinh, Bề Trên cấp cao có thể kéo dài thời gian thử luyện chiếu theo quy tắc của luật riêng, nhưng không được quá sáu tháng.

 

Tiết 3: Việc Tuyên Khấn

Điều 654

Do việc khấn dòng, các thành viên cam kết tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm bằng lời khấn công, họ được thánh hiến cho Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội và được gia nhập vào tu hội, với những quyền lợi và những bổn phận do luật quy định.

Điều 655

Việc khấn tạm phải được tuyên khấn cho một thời gian do luật riêng ấn định, thời gian ấy không được dưới ba năm và không được quá sáu năm.

Điều 656

Để được hữu hiệu, việc khấn tạm đòi buộc:

10 người sắp tuyên khấn tối thiểu phải được mười tám tuổi trọn;

20 việc tập tu đã được thực hiện hữu hiệu;

30 việc nhận cho khấn phải được tự do thực hiện do Bề Trên có thẩm quyền với sự biểu quyết của ban cố vấn chiếu theo quy tắc của luật;

40 lời tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên và không do bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hoặc man trá;

50 việc nhận lời khấn phải được thực hiện do chính Bề Trên hợp pháp, hoặc nhờ một người khác.

Điều 657

§1. Khi mãn thời gian giữ lời khấn, tu sĩ nào tự ý xin khấn và được xét là có khả năng xứng hợp, thì phải được nhận cho tái khấn hoặc cho khấn trọn đời, nếu không thì phải ra khỏi hội dòng.

§2. Tuy nhiên, nếu thấy thuận tiện, Bề Trên có thẩm quyền có thể kéo dài thời gian khấn tạm, tùy theo luật riêng, nhưng tổng số thời gian mà thành viên ấy bị ràng buộc bởi lời khấn tạm không được quá chín năm.

§3. Vì một lý do chính đáng, việc khấn trọn đời có thể được thực hiện trước kỳ hạn, nhưng không được sớm hơn ba tháng.

Điều 658

Ngoài những điều kiện đã được nói đến ở điều 656, 30, 40, 50, và những điều kiện khác được luật riêng thêm vào, để lời khấn trọn đời được hữu hiệu, khấn sinh buộc:

10 tối thiểu phải đủ hai mươi mốt tuổi trọn;

20 phải khấn tạm trước thời gian đó ít là ba năm, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 657 §3.

 

Tiết 4: Việc Đào Tạo Các Tu Sĩ

Điều 659

§1. Trong mỗi tu hội, sau khi tuyên khấn lần đầu, tất cả mọi thành viên phải được tiếp tục đào tạo, để sống nếp sống riêng của tu hội cách trọn vẹn hơn và thực hiện sứ mạng của tu hội cách phù hợp hơn.

§2. Bởi vậy, luật riêng phải quy định chương trình và thời gian đào tạo ấy, xét theo các nhu cầu của Giáo Hội, các hoàn cảnh của con người và của thời cuộc, cũng như mục đích và đặc tính của tu hội đòi hỏi.

§3. Việc đào tạo các thành viên chuẩn bị lãnh chức thánh được chi phối do luật phổ quát và chương trình học vấn riêng của tu hội.

Điều 660

§1. Việc đào tạo phải có hệ thống, thích ứng với khả năng của các thành viên, phải có các phương diện thiêng liêng và tông đồ, lý thuyết và thực hành cùng một lúc, và nếu thuận tiện, phải gồm cả việc thi lấy các bằng cấp thích hợp, đạo cũng như đời.

§2. Trong thời gian đào tạo này, không được trao cho các thành viên một giáo vụ hay một công việc nào gây cản trở cho việc đào tạo.

Điều 661

Suốt đời các tu sĩ phải chăm chú tiếp tục việc đào tạo về các phương diện thiêng liêng, lý thuyết và thực hành, và các Bề Trên phải cung cấp cho họ các phương tiện và thời giờ cần thiết cho việc đào tạo.

 

Chương 4: Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Các Tu Hội Và Các Thành Viên

Điều 662

Các tu sĩ phải coi việc đi theo Đức Kitô do Phúc Âm đề ra và được trình bày trong hiến pháp của tu hội là luật tối thượng của đời sống.

Điều 663

§1. Chiêm ngắm các thực tại của Thiên Chúa và kết hợp liên lỉ với ngài trong cầu nguyện phải là bổn phận hàng đầu và chính yếu của mọi tu sĩ.

§2. Hàng ngày, các thành viên phải tham dự hiến lễ tạ ơn, nếu có thể, phải rước Mình Máu Chúa Kitô và phải tôn thờ chính Chúa hiện diện trong bí tích.

§3. Họ phải chuyên cần đọc Thánh Kinh và thực hành tâm nguyện, họ phải cử hành cách xứng đáng các giờ kinh phụng vụ, theo những quy định của luật riêng, miễn là vẫn giữ nguyên nghĩa vụ của các giáo sĩ được nói đến ở điều 276 §2, 30, và phải thực hành các việc đạo đức khác.

§4. Họ phải đặc biệt tôn kính Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, là mẫu gương và là Đấng bảo trợ đời thánh hiến, nhất là bằng việc lần chuỗi Mân Côi.

§5. Họ phải trung thành tuân giữ thời gian tĩnh tâm hằng năm.

Điều 664

Các tu sĩ phải kiên trì hướng tâm hồn lên Chúa, phải xét mình hằng ngày và phải năng lãnh nhận bí tích Sám Hối.

Điều 665

§1. Các tu sĩ phải ở tại nhà dòng của mình, giữ đời sống chung và không được vắng nhà nếu không có phép Bề Trên. Tuy nhiên, nếu là vấn đề vắng mặt lâu ngày, thì Bề Trên cấp cao, với sự chấp nhận của ban cố vấn, và vì một lý do chính đáng, có thể cho phép một thành viên ở ngoài một nhà của tu hội, nhưng không được quá một năm, trừ khi vì lý do chữa bệnh, vì lý do học hành hoặc phải làm việc tông đồ nhân danh tu hội.

§2. Khi một thành viên vắng khỏi nhà dòng cách bất hợp pháp với ý định tránh khỏi quyền Bề Trên, thì chính các Bề Trên phải ân cần tìm kiếm họ, phải giúp họ trở về và bền đỗ trong ơn gọi của mình.

Điều 666

Trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, phải giữ sự phán đoán cần thiết và phải tránh những gì có hại cho cho ơn gọi riêng và nguy hiểm cho đức khiết tịnh của một người đã được thánh hiến.

Điều 667

§1. Trong tất cả các nhà, phải giữ nội vi thích hợp với đặc tính và sứ mạng của tu hội theo những quy định của luật riêng, một phần của nhà dòng luôn luôn được dành riêng cho các thành viên mà thôi.

§2. Kỷ luật của nội vi phải được tuân giữ nghiêm nhặt hơn trong các đan viện chuyên sống đời chiêm niệm.

§3. Các nữ đan viện hoàn toàn chuyên sống đời chiêm niệm phải tuân giữ nội vi giáo hoàng, nghĩa là theo các quy tắc do Tông Tòa ban hành. Các nữ đan viện khác phải tuân giữ nội vi thích hợp với đặc tính riêng đã được quy định trong hiến pháp.

§4. Giám Mục giáo phận có năng quyền vào trong nội vi của các nữ đan viện ở trong giáo phận mình vì một lý do chính đáng, và có năng quyền ban phép, vì một lý do nghiêm trọng và với sự đồng ý của Bề Trện, cho những người khác vào trong một nội vi và cho các nữ tu ra khỏi nội vi trong một thời gian thực sự cần thiết.

Điều 668

§1. Trước khi khấn lần đầu, các thành viên phải nhượng quyền quản trị tài sản riêng cho người mình muốn và họ phải được tự do định đoạt về việc sử dụng tài sản cũng như các hoa lợi của tài sản, trừ khi hiến pháp quy định cách khác. Ít là trước khi khấn trọn đời, các thành viên phải lập một chúc thư có giá trị đối với cả luật dân sự.

§2. Để thay đổi các việc định đoạt ấy vì một lý do chính đáng, cũng như để làm một hành vi nào đó liên quan đến tài sản vật chất, họ cần phải được phép của Bề Trên có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của luật riêng.

§3. Tất cả những gì tu sĩ thủ đắc do công lao của mình hoặc nhân danh tu hội thì đều thuộc về tu hội. Những tài sản tu sĩ nhận được bằng bất cứ cách nào dưới danh nghĩa cấp dưỡng, trợ cấp, hoặc bảo hiểm thì đều thuộc về tu hội, trừ khi luật riêng ấn định cách khác.

§4. Thành viên nào phải từ bỏ hoàn toàn các tài sản của mình do bản chất của tu hội, thì phải thể hiện sự từ bỏ ấy trước khi khấn trọn đời, theo một thể thức có giá trị, trong mức độ có thể, đối với cả luật dân sự, và sự từ bỏ đó có hiệu lực kể từ ngày khấn. Tu sĩ đã khấn trọn đòi, chiếu theo quy tắc của luật riêng, muốn từ bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của mình, cũng phải làm như thế với phép của vị Điều Hành tổng quyền.

§5. Tu sĩ nào phải từ bỏ hoàn toàn những tài sản của mình, do bản chất của tu hội, thì mất khả năng thủ đắc và chấp hữu, vì vậy, các hành vi nghịch với lời khấn nghèo khó do tu sĩ ấy thực hiện sẽ vô hiệu. Những tài sản tu sĩ ấy có được sau hành vi từ bỏ của mình đều thuộc về tu hội chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 669

§1. Các tu sĩ phải mặc tu phục của tu hội mình được may chiếu theo quy tắc của luật riêng, để làm dấu chỉ của sự thánh hiến và làm chứng cho đức nghèo khó.

§2. Các tu sĩ thuộc hàng giáo sĩ của một tu hội không có tu phục riêng phải mặc tu phục của giáo sĩ chiếu theo quy tắc của điều 284.

Điều 670

Tu hội phải cung cấp cho các thành viên tất cả những gì cần thiết chiếu theo quy tắc của hiến pháp để họ đạt được mục đích ơn gọi của họ.

Điều 671

Các tu sĩ không được nhận lãnh các trách nhiệm và các giáo vụ ở ngoài tu hội của mình, khi không có phép của Bề Trên hợp pháp.

Điều 672

Các tu sĩ bị ràng buộc bởi những quy định của các điều 277, 285, 286, 287 và 289, ngoài ra, các tu sĩ thuộc hàng giáo sĩ còn phải tuân giữ những quy định của điều 279 §2; trong các tu hội giáo dân thuộc luật giáo hoàng, Bề Trên cấp cao có thể ban phép được nói đến ở điều 285 §4.

 

Chương 5: Việc Tông Đồ Của Các Tu Hội

Điều 673

Việc tông đồ của một tu sĩ trước tiên hệ tại ở chứng tá đời sống thánh hiến của họ mà họ có bổn phận phải gìn giữ bằng lời cầu nguyện và bằng việc sám hối.

Điều 674

Các tu hội chuyên chiêm niệm luôn luôn có một chỗ đứng nổi bật trong nhiệm thể Đức Kitô: thật vậy, họ dâng lên Thiên Chúa một hy lễ ngợi khen tuyệt vời, làm vẻ vang dân Chúa bằng những hoa trái thánh thiện, họ khích lệ dân Chúa bằng gương sáng, và làm cho dân Chúa phát triển nhờ thành quả của việc tông đồ âm thầm. Vì vậy, dù những nhu cầu của hoạt động tông đồ thật cấp bách, thì cũng không thể kêu gọi những thành viên của các tu hội ấy cộng tác vào các thừa tác mục vụ khác nhau.

Điều 675

§1. Trong những tu hội chuyên hoạt động tông đồ, việc tông đồ thuộc về chính bản tính của những hội dòng ấy. Vì vậy, toàn thể đời sống của các thành viên phải được thấm nhuần tinh thần tông đồ và tinh thần tu trì phải thúc đẩy toàn thể hoạt động tông đồ.

§2. Hoạt động tông đồ luôn luôn phải bắt nguồn từ việc kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, đồng thời phải củng cố và hun đúc việc kết hợp ấy.

§3. Hoạt động tông đồ phải được thi hành nhân danh và thừa lệnh của Giáo Hội, cũng như phải được thực hiện trong sự thông hiệp với Giáo Hội.

Điều 676

Các tu hội giáo dân, dù nam hay nữ, đều tham gia vào trách nhiệm mục vụ của Giáo Hội bằng những công tác từ thiện về mặt thiêng hay thể xác, và đều phục vụ nhân loại dưới nhiều hình thức khác nhau; vì vậy, họ phải kiên trì một cách trung thành trong ơn gọi của mình.

Điều 677

§1. Các Bề Trên và các thành viên phải trung thành giữ sứ mạng và các hoạt động riêng của tu hội; tuy nhiên, xét theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi, họ phải khôn ngoan thích nghi những hoạt động này bằng cách sử dụng các phương tiện tân tiến và thích hợp.

§2. Nếu những tu hội nào có các hiệp hội Kitô hữu được kết nạp, thì những tu hội đó phải ân cần giúp đỡ họ cách đặc biệt, để họ được thấm nhuần tinh thần đích thực của gia đình tu hội.

Điều 678

§1. Trong những gì liên quan đến việc coi sóc các linh hồn, việc cử hành công khai thờ phượng Thiên Chúa và các việc tông đồ khác, các tu sĩ phải tùy thuộc quyền của các Giám Mục, mà họ có bổn phận phải tận tình suy phục và kính trọng.

§2. Khi làm việc tông đồ ở ngoài, các tu sĩ còn phải tùy thuộc quyền các Bề Trên của mình và phải trung thành với kỷ luật của tu hội; chính các Giám Mục phải nhớ thúc bách họ giữ nghĩa vụ ấy, khi hoàn cảnh đòi hỏi.

§3. Trong khi tổ chức việc tông đồ của các tu sĩ, các Giám Mục giáo phận và các Bề Trên dòng phải đồng lòng với nhau trong hành động.

Điều 679

Vì lý do rất nghiêm trọng thúc bách, Giám Mục giáo phận có thể cấm một thành viên của một hội dòng không được ở trong giáo phận của ngài, nếu Bề Trên cấp cao của tu sĩ ấy đã xao lãng không liệu việc đó, sau khi đã được thông báo, nhưng phải trình sự việc lên Tòa Thánh ngay.

Điều 680

Giữa các tu hội với nhau cũng như giữa các tu hội với hàng giáo sĩ triều, phải cổ vũ một sự cộng tác có tổ chức cũng như một sự phối trí mọi việc và mọi hoạt động tông đồ, dưới sự chỉ đạo của Giám Mục giáo phận, miễn là vẫn phải tôn trọng đặc tính và mục đích của mỗi hội dòng và các luật tặng lập.

Điều 681

§1. Những công việc do Giám Mục giáo phận đã trao cho các tu sĩ, thì tùy thuộc quyền bính và sự chỉ đạo của Giám Mục ấy, miễn là vẫn tôn trọng quyền của các Bề Trên dòng chiếu theo quy tắc của điều 678 §§2 và 3.

§2. Trong những trường hợp ấy, Giám Mục giáo phận và Bề Trên có thẩm quyền của tu hội phải lập một văn bản hợp đồng, trong đó, ngoài những điều khác, phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng công việc phải thực hiện, nhân sự lãnh trách nhiệm và những vấn đề tài chính.

Điều 682

§1. Nếu là việc trao một giáo vụ trong giáo phận cho một tu sĩ, thì chính Giám Mục giáo phận phải bổ nhiệm tu sĩ nào được Bề Trên có thẩm quyền đề cử hay ít là có sự chấp thuận của Bề Trên này.

§2. Tu sĩ có thể bị giải nhiệm khỏi giáo vụ đã được trao cho mình, hoặc do quyết định đơn phương của nhà chức trách đã trao giáo vụ, sau khi đã thông báo cho Bề Trên dòng biết, hoặc do quyết định đơn phương của Bề Trên, sau khi đã thông báo cho người đã trao giáo vụ biết; không cần có sự chấp thuận của phía bên kia.

Điều 683

§1. Trong thời gian kinh lý mục vụ và ngay cả trong trường hợp cần thiết, Giám Mục giáo phận có thể đích thân hay nhờ người khác kinh lý các nhà thờ và các nhà nguyện mà các Kitô hữu thường hay lui tới, các trường học và các công trình tôn giáo hay bác ái khác về mặt tinh thần hay vật chất, đã được trao cho các tu sĩ; nhưng việc kinh lý ấy không liên quan đến các trường học được mở riêng cho các học viên của tu hội.

§2. Nếu tình cờ Giám Mục giáo phận phát hiện ra những lạm dụng và sau khi đã khuyến cáo các Bề Trên dòng, nhưng vô hiệu, thì ngài có thể dùng quyền riêng của mình để đích thân định liệu.

 

Chương 6: Các Thành Viên Rời Bỏ Tu Hội
Tiết 1: Việc Chuyển Sang Tu Hội Khác

Điều 684

§1. Một thành viên đã khấn trọn đời không thể chuyển từ hội dòng mình sang một hội dòng khác, trừ có phép của vị Điều Hành tổng quyền của mỗi tu hội, và được sự chấp thuận của ban cố vấn của mỗi vị.

§2. Sau khi đã mãn thời gian thử luyện ít là ba năm, thành viên có thể được nhận cho khấn trọn đời trong tu hội mới. Tuy nhiên, nếu đương sự từ chối việc tuyên khấn này, hoặc không được các Bề Trên có thẩm quyền chấp nhận cho khấn, thì đương sự phải trở về tu hội đầu tiên, trừ khi đã được đặc ân hồi tục.

§3. Để một tu sĩ có thể chuyển từ một đan viện tự trị này sang một đan viện tự trị khác của cùng tu hội, hoặc của liên minh hoặc của cùng liên hiệp, điều kiện cần và đủ là sự chấp thuận của Bề Trên cấp cao của mỗi đan viện, cũng như sự chấp thuận của công nghị đan viện tiếp nhận, miễn là vẫn giữ nguyên những điều kiện khác do luật riêng quy định; không đòi buộc phải khấn lại.

§4. Luật riêng phải xác định thời gian và cách thức thử luyện trước khi một thành viên được tuyên khấn trong tu hội mới.

§5. Để chuyển sang một tu hội đời hay một tu đoàn tông đồ, cũng như để chuyển từ một tu hội đời hay một tu đoàn tông đồ sang một hội dòng, thì phải có phép của Tòa Thánh và phải tuân theo các chỉ thị của Tòa Thánh.

Điều 685

§1. Cho đến khi tuyên khấn trong tu hội mới, tuy vẫn phải giữ các lời khấn, các quyền lợi và các nghĩa vụ mà thành viên có trong tu hội đầu tiên đều bị đình chỉ, tuy nhiên, kể từ lúc bắt đầu thử luyện, đương sự buộc phải tuân giữ luật riêng của tu hội mới.

§2. Do việc tuyên khấn trong tu hội mới, thành viên ấy được gia nhập vào tu hội này, trong khi đó các lời khấn, các quyền lợi và các nghĩa vụ trước kia đều chấm dứt.

 

Tiết 2: Việc Rời Bỏ Tu Hội

Điều 686

§1. Khi có lý do nghiêm trọng, vị Điều Hành tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn, có thể ban đặc ân sống ngoài nội vi nhưng không quá ba năm cho một tu sĩ đã khấn trọn đời, và nếu là giáo sĩ, thì phải có sự chấp thuận trước của Đấng Bản Quyền địa phương tại nơi đương sự phải ở. Việc gia hạn đặc ân hoặc ban một đặc ân quá ba năm được dành riêng cho Tòa Thánh, hoặc do Giám Mục giáo phận, nếu điều đó liên quan đến các tu hội thộc luật giáo phận.

§2. Việc ban đặc ân sống ngoài nội vi cho các nữ đan sĩ thuộc về một mình Tông Tòa.

§3. Theo lời thỉnh cầu của vị Điều Hành tổng quyền với sự chấp thuận của ban có vấn, Tòa Thánh có thể áp đặt một thành viên của một tu hội thuộc luật giáo hoàng, hoặc Giám Mục giáo phận có thể áp đặt một thành viên của một tu hội thuộc luật giáo phận phải sống ngoài nội vi, vì những lý do nghiêm trọng, nhưng phải giữ sự hợp tình hợp lý và đức bác ái.

Điều 687

Thành viên sống ngoài nội vi được miễn giữ những nghĩa vụ không tương hợp với tình trạng sống mới của mình, nhưng vẫn tùy thuộc quyền của các Bề Trên cũng như của Đấng Bản Quyền địa phương và vẫn được các ngài săn sóc, nhất là khi đương sự là giáo sĩ. Thành viên ấy có thể mặc tu phục của tu hội, trừ khi đặc ân đã ấn định cách khác. Tuy nhiên, đương sự mất quyền bầu cử và ứng cử.

Điều 688

§1. Thành viên nào muốn rời bỏ tu hội khi mãn hạn giữ lời khấn, thì đều có thể rời bỏ tu hội.

§2. Trong thời gian giữ lời khấn tạm, thành viên nào xin rời bỏ tu hội vì một lý do quan trọng, vị Điều Hành tổng quyền có thể ban đặc ân hồi tục trong một tu hội thuộc luật giáo hoàng, với sự chấp thuận của ban cố vấn; nhưng trong các tu hội thuộc luật giáo phận và trong các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, để đặc ân hồi tục được hữu hiệu, thì phải có sự phê chuẩn của Giám Mục tại nơi có nhà đã được chỉ định cho đương sự ở.

Điều 689

§1. Khi mãn hạn giữ lời khấn tạm, nếu có những lý do chính đáng, một thành viên có thể bị Bề Trên cấp cao có thẩm quyền loại bỏ không cho khấn tiếp, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn.

§2. Một bệnh thể lý hay một bệnh tâm thần đã mắc phải kể cả sau khi tuyên khấn, theo ý của các giám định viên, khiến cho thành viên được nói đến ở §1 không có khả năng sống trong tu hội, tạo thành một lý do khiến cho đương sự không được nhận để khấn lại hoặc khấn trọn đời, trừ khi đương sự mắc phải bệnh ấy là do sự chểnh mảng của tu hội hoặc do công việc làm trong tu hội.

§3. Nế xảy ra việc một tu sĩ mất trí trong thời gian giữ lời khấn tạm, cho dù không đủ điều kiện để khấn lại, đương sự không thể bị sa thải khỏi tu hội.

Điều 690

§1. Người nào đã rời bỏ tu hội cách hợp pháp, sau khi đã mãn việc tập tu hoặc sau khi hết hạn giữ lời khấn, thì có thể được vị Điều Hành tổng quyền nhận lại với sự chấp thuận của ban cố vấn mà không buộc phải bắt đầu lại thời kỳ tập tu; nhưng chính vị Điều Hành xác định việc thử luyện thích hợp trước khi cho khấn tạm, cũng như thời gian phải giữ các lời khấn trước khi cho khấn trọn đời, chiếu theo quy tắc của các điều 655 và 657.

§2. Bề Trên một đan việc tự trị có cùng năng quyền như vậy, với sự chấp thuận của ban cố vấn.

Điều 691

§1. Một người đã khấn trọn đời không được xin đặc ân rời bỏ tu hội, nếu không có những lý do rất nghiêm trọng phải cân nhắc trước mặt Chúa; đương sự phải đệ đơn lên vị Điều Hành tổng quyền của tu hội, để ngài chuyển lên đấng có thẩm quyền, kèm theo ý kiến riêng của ngài và của ban cố vấn.

§2. Trong các tu hội thuộc luật giáo hoàng, đặc ân hồi tục được dành riêng cho Tông Tòa; nhưng trong các tu hội thuộc luật giáo phận tại nơi có nhà được chỉ định cho đương sự ở cùng có thể ban đặc ân này.

Điều 692

Đặc ân hồi hồi tục, một khi đã được ban và được thông báo cách chính thức cho thành viên biết, đương nhiên bao hàm sự miễn chuẩn các lời khấn, cũng như mọi nghĩa vụ phát xuất từ việc tuyên khấn, trừ khi chính thành viên ấy từ chối đặc ân, ngay khi được thông báo.

Điều 693

Nếu thành viên là một giáo sĩ, thì đặc ân chỉ được ban sau khi thành viên ấy đã tìm được Giám Mục nhận cho nhập tịch vào giáo phận của ngài, hoặc ít là nhận để thử luyện. Nếu được nhận để thử luyện, thì thành viên đương nhiên được nhập tịch vào giáo phận sau năm năm, trừ khi đương sự đã bị Giám Mục từ chối.

 

Tiết 3: Việc Sa Thải Các Thành Viên

Điều 694

§1. Phải được kể là đương nhiên bị sa thải khỏi tu hội thành viên nào:

10 đã hiển nhiên chối bỏ đức tin Công Giáo;

20 đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự;

§2. Trong các trường hợp ấy, Bề Trên cấp cao cùng với ban cố vấn phải tuyên bố sự kiện không chút trì hoãn, sau khi đã thu nhập các bằng chứng của việc kết hôn, để thực hiện việc sa thải về mặt pháp lý.

Điều 695

§1. Một thành viên phải bị sa thải vì các tội phạm được nói đến ở các điều 1397, 1398 và 1395, trừ khi đối với những tội phạm được nói đến ở điều 1395 §2, Bề Trên xét thấy là việc sa thải không hoàn toàn cần thiết và có thể giúp cho đương sự sửa mình, việc bồi thường theo đức công bằng cũng như việc sửa chữa gương xấu có thể được giải quyết đầy đủ bằng cách khác.

§2. Trong các trường hợp như thế, sau khi đã thu thập các bằng chứng về sự kiện và về việc quy trách nhiệm, Bề Trên cấp cao thông báo cho đương sự sắp bị sa thải biết lời tố cáo và các bằng chứng, và cho đương sự năng quyền tự biện hộ. Tất cả các văn kiện được Bề Trên cấp cao và công chứng viên ký tên, cùng với các câu trả lời do đương sự viết và ký, phải được chuyển lên vị Điều Hành tổng quyền.

Điều 696

§1. Một thành viên cũng có thể bị sa thải vì những lý do khác, miễn là những lý do ấy nghiêm trọng, bên ngoài, có thể quy trách nhiệm và được chứng minh theo pháp lý, chẳng hạn như: như thường xuyên chểnh mảng các nghĩa vụ đời thánh hiến; nhiều lần tái phạm các lời khấn; ngoan cố không tuân giữ những quy định hợp pháp của Bề Trên trong vấn đề quan trọng; sinh gương xấu trầm trọng do cách xử sự sai lỗi của thành viên; ngoan cố ủng hộ hay truyền bá các học thuyết đã bị huấn quyền Giáo Hội kết án; công khai tán đồng các ý thức hệ nhiễm thuyết duy vật hay vô thần; sự vắng mặt bất hợp pháp được nói đến ở điều 665 §2 được kéo dài đến sáu tháng; và các lý do nghiêm trọng khác tương tự như thế mà luật riêng của tu hội phải ấn định.

§2. Các lý do dù kém nghiêm trọng hơn được luật riêng xác định cũng đủ để sa thải một tu sĩ khấn tạm.

Điều 697

Trong những trường hợp được nói đến ở điều 696, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn, nếu xét rằng phải bắt đầu thủ tục sa thải, thì Bề Trên cấp cao phải:

10 thu thập và bổ túc các bằng chứng;

20 gửi cho thành viên một lời cảnh cáo bằng văn bản hoặc trước mặt hai nhân chứng với lời ngăm đe rõ ràng sẽ bị sa thải, nếu không có lòng hối cải, bằng cách thông báo cho thành viên biết rõ nguyên nhân sa thải và cho thành viên năng quyền tự biện hộ; nếu lời cảnh cáo vô hiệu, thì ngài phải tiến hành cảnh cáo lần thứ hai, sau một thời hạn ít nhất là mười lăm ngày;

30 nếu lời cảnh cáo này cũng vô hiệu, và nếu Bề Trên cấp cao, cùng với ban cố vấn, nhận thấy là đương sự không thể sửa mình được và những lời biện hộ của đương sự không đủ, thì sau thời hạn mười lăm ngày đã trôi qua vô ích kể từ lần cảnh cáo cuối cùng, ngài phải chuyển lên vị Điều Hành tổng quyền tất cả các văn bản do chính ngài và công chứng viên ký tên, cùng với những câu trả lời của thành viên do chính thành viên ký tên.

Điều 698

Trong tất cả các trường hợp được nói đến ở điều 695 và 696, phải luôn luôn tôn trọng quyền của thành viên được liên lạc với vị Điều Hành tổng quyền và trực tiếp trình bày với ngài những lời tự biện hộ.

Điều 699

§1. Vị điều Hành tổng quyền cùng với ban cố vấn phải gồm ít nhất là bốn thành viên mới thành sự, cùng tiến hành cách hiệp đoàn để cân nhắc cẩn thận các bằng chứng, các lý luận và các lời biện hộ; nếu việc sa thải đã được quyết định sau một cuộc bỏ phiếu kín, thì vị Điều Hành tổng quyền phải ban hành sắc lệnh sa thải, và để được hữu hiệu, sắc lệnh phải trình bày ít là cách sơ lược các lý do theo luật và theo sự kiện.

§2. Trong những đan viện tự trị được nói đến ở điều 615, việc ra sắc lệnh sa thải thuộc về Giám Mục giáo phận và Bề Trên phải trình lên Giám Mục các văn bản đã được ban cố vấn của mình xác minh.

Điều 700

Sắc lệnh sa thải không có hiệu lực, nếu đã không có sự chuẩn y của Tòa Thánh, là nơi mà sắc lệnh và tất cả các văn bản phải được chuyển lên; nếu là một tu hội thuộc luật giáo phận, việc chuẩn y thuộc về Giám Mục giáo phận tại nơi có nhà được chỉ định cho tu sĩ ở. Tuy nhiên, để được hữu hiệu, sắc lệnh phải nói rõ là thành viên bị sa thải có quyền kháng cáo lên nhà chức trách có thẩm quyền trong vòng mười ngày kể từ lúc nhận được thông báo. Việc kháng cáo này có hiệu quả đình hoãn.

Điều 701

Do việc sa thải hợp pháp, các lời khấn cũng như các quyền lợi và các nghĩa vụ phát sinh từ việc tuyên khấn đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu thành viên là giáo sĩ, thì không thể thi hành chức thánh cho đến khi tìm được một Giám Mục nhận vào giáo phận của ngài sau một thời gian thử luyện xứng hợp, chiếu theo quy tắc của điều 693, hoặc ít là cho phép thi hành chức thánh.

Điều 702

§1. Những thành viên đã ra khỏi hội dòng cách hợp pháp hoặc đã bị sa thải khỏi hội dòng cách hợp pháp, thì không được đòi hỏi hội dòng điều gì về bất cứ công việc nào đã làm trong đó.

§2. Tuy nhiên, tu hội phải giữ sự hợp tình hợp lý và đức bác ái của Phúc Âm đối với các thành viên đã rời khỏi tu hội.

Điều 703

Trong khi trường hợp sinh gương xấu nặng bên ngoài hoặc sắp xảy ra một thiệt hại nặng cho tu hội, thì Bề Trên cấp cao, hoặc nếu chờ đợi sẽ có nguy hại, thì Bề Trên địa phương, với sự chấp thuận của ban cố vấn, có thể sa thải một thành viên ra khỏi nhà dòng ngay tức khắc. Nếu cần, Bề Trên cấp cao phải lo tiến hành thủ tục sa thải chiếu theo quy tắc của luật hoặc phải đệ trình sự việc lên Tòa Thánh.

Điều 704

Trong bản tường trình phải gửi về Tông Tòa được nói đến ở điều 592 §1, phải kể ra các thành viên đã rời bỏ tu hội bất cứ vì lý do nào.

 

Chương 7: Tu Sĩ Được Thăng Chức Giám Mục

Điều 705

Một tu sĩ được thăng chức Giám Mục vẫn còn là thành viên của tu hội mình, nhưng do lời khấn vâng phục, tu sĩ ấy chỉ phải tùy thuộc một mình Đức Giáo Hoàng Rôma mà thôi, và không buộc phải giữ những nghĩa vụ mà chính tu sĩ ấy, do sự khôn ngoan của mình, xét thấy là không tương hợp với địa vị của mình.

Điều 706

Tu sĩ được nói đến trên đây:

10 nếu đã mất quyền sở hữu tài sản do lời khấn, thì sẽ có quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và quyền quản trị tài sản nhận được; tuy nhiên, một Giám Mục giáo phận và những vị được nói đến ở điều 381 §2, thủ đắc quyền sở hữu cho Giáo Hội địa phương; những vị khác thủ đắc quyền này cho tu hội hay cho Tòa Thánh, tùy tu hội có khả năng để chấp hữu hay không;

20 nếu đã không mất quyền sở hữu tài sản do lời khấn, thì sẽ nhận lại quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và quyền quản trị tài sản đã có trước đây; còn các tài sản có sau đó, thì được toàn quyền thủ đắc cho mình;

30 tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, đương sự phải định đoạt các tài sản đã nhận được không phải vì danh nghĩa cá nhân theo ý muốn của người dâng cúng.

Điều 707

§1. Một nguyên Giám Mục dòng có thể ở nơi mình chọn, kể cả ở ngoài một nhà của tu hội, trừ khi Tòa Thánh đã dự liệu cách khác.

§2. Về việc cấp dưỡng thích hợp và xứng đáng cho vị ấy, trong trường hợp ngài đã phục vụ một giáo phận, thì phải tuân giữ điều 402 §2, trừ khi tu hội của ngài muốn đảm nhận việc cấp dưỡng ấy, nếu không, Tông Tòa phải lo liệu cách khác.

 

Chương 8: Hội Đồng Các Bề Trên Cấp Cao

Điều 708

Các Bề Trên cấp cao có thể hợp lại một cách hữu ích trong các hội đồng hay hội nghị, hầu hợp lực cộng tác với nhau để thực hiện mục đích của mỗi tu hội cách hoàn toàn hơn, miễn là vẫn luôn tôn trọng quyền tự trị, đặc tính và tinh thần riêng của các tu hội, hoặc để giải quyết các công việc chung, hoặc để phối trí và cộng tác cách thích hợp với các Hội Đồng Giám Mục cũng như với mỗi Giám Mục.

Điều 709

Các Hội Đồng Bề Trên cấp cao phải có quy chế riêng do Tòa Thánh phê chuẩn, có thể được một mình Tòa Thánh thiết lập thành những pháp nhân, và ở dưới quyền chỉ đạo tối cao của Tòa Thánh.

 

Đề Mục 3: Các Tu Hội Đời

Điều 710

Tu hội đời là một tu hội thánh hiến, trong đó các Kitô hữu sống giữa thế giới cố gắng vươn tới sự hoàn hảo của đức ái và góp phần vào việc thánh hóa thế giới một cách đặc biệt từ bên trong.

Điều 711

Sự thánh hiến của một thành viên thuộc tu hội đời không làm thay đổi địa vị của họ giữa dân Chúa, xét theo giáo luật, dù là giáo dân hay giáo sĩ, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của luật liên quan đến các tu hội thánh hiến.

Điều 712

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 598-601, hiến pháp phải ấn định các mối ràng buộc thánh, nhờ đó các lời khuyên Phúc Âm trong tu hội được đảm nhận, và phải quy định các nghĩa vụ phát sinh từ các mối ràng buộc ấy, nhưng vẫn luôn tôn trọng tính cách thế tục riêng trong lối sống của tu hội.

Điều 713

§1. Các thành viên của các tu hội này diễn tả và thể hiện sự thánh hiến của mình trong hoạt động tông đồ, và tựa như men, họ cố gắng làm cho mọi sự được thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, để củng cố và phát triển Thân Mình Đức Kitô.

§2. Các thành viên giáo dân tham gia vào nhiệm vụ rao truyền Phúc Âm của Giáo Hội, giữa thế giới và từ thế giới, bằng chứng tá của đời sống Kitô giáo và của lòng trung thành với sự thánh hiến của họ, hoặc bằng sự giúp đỡ của họ để quy hướng các thực tại trần thế theo ý Thiên Chúa và để làm cho sức mạnh của Phúc Âm thấm nhập vào thế giời. Họ cũng cộng tác vào việc phục vụ cộng đoàn Giáo Hội theo lối sống thế tục riêng của họ.

§3. Các thành viên giáo sĩ, bằng những chứng tá của đời thánh hiến, nhất là trong linh mục đoàn, giúp đỡ các đồng nghiệp vì đức ái tông đồ đặc biệt, và trong dân Chúa, họ ra sức thánh hóa thế giới bằng thừa tác vụ thánh của mình.

Điều 714

Các thành viên phải sống trong những điều kiện bình thường của thế giới, hoặc một mình, hoặc mỗi người trong gia đình mình, hoặc sống như anh chị em trong một nhóm, chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

Điều 715

§1. Các thành viên giáo sĩ đã nhập tịch vào một giáo phận thì lệ thuộc Giám Mục giáo phận, trừ những gì liên quan đến đời sống thánh hiến trong tu hội mình.

§2. Đối với các thành viên giáo sĩ đã nhập tịch vào một tu hội chiếu theo quy tắc của điều 266 §3, nếu họ được chỉ định vào các công việc riêng của tu hội hoặc vào việc lãnh đạo tu hội, thì họ lệ thuộc vào Giám Mục giống như các tu sĩ.

Điều 716

§1. Tất cả các thành viên phải tích cực tham gia vào đời sống của tu hội theo luật riêng.

§2. Các thành viên trong cùng tu hội phải hiệp thông với nhau và phải ân cần giữ tinh thần hiệp nhất cũng như tình huynh đệ chân thật.

Điều 717

§1. Hiến pháp phải thiết lập thể thức lãnh đạo riêng và phải xác định thời gian mà các vị Điều Hành phải thi hành giáo vụ của mình, cũng như thể thức chỉ định các vị ấy.

§2. Không ai có thể được chỉ định làm vị Điều Hành tổng quyền, nếu không được gia nhập vào tu hội một cách dứt khoát.

§3. Những vị có trách nhiệm lãnh đạo tu hội liệu sao để giữ tinh thần hiệp nhất và để cổ vũ các thành viên tích cực tham gia.

Điều 718

Việc quản trị tài sản của tu hội phải diễn tả và khuyến khích sự nghèo khó của Phúc Âm, việc quản trị này được chi phối bởi các quy tắc của quyển V về Tài sản vật chất của Giáo Hội, cũng như bởi luật riêng của tu hội. Cũng vậy, luật riêng phải quy định các nghĩa vụ của tu hội đối với các thành viên làm việc cho tu hội, nhất là các nghĩa vụ kinh tế.

Điều 719

Để trung thành đáp lại ơn gọi của mình và để hoạt động tông đồ của mình được phát xuất từ sự kết hợp với Đức Kitô, các thành viên phải chuyên cần cầu nguyện, phải chăm chỉ đọc Thánh Kinh theo cách thích hợp, phải tĩnh tâm hằng năm, và phải chu toàn các việc thiêng liêng khác theo luật riêng.

§2. Việc cử hành Thánh Lễ hằng ngày, nếu có thể, phải là nguồn mạch và là sức mạnh của toàn thể cuộc đời thánh hiến của họ.

§3. Họ phải được tự do và phải thường xuyên lãnh nhận bí tích Sám Hối.

§4. Họ phải được tự do trong việc linh hướng cần thiết, và nếu muốn, họ phải xin những lời khuyên bảo trong lĩnh vực này, kể cả nơi các vị Điều Hành của họ.

Điều 720

Việc thâu nhận vào tu hội để thử luyện hay để cam kết giữ các mối ràng buộc thánh, hoặc tạm thời, hoặc trọn đời, hoặc vĩnh viễn, thuộc về các vị Điều Hành cấp cao cùng với ban cố vấn chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

Điều 721

§1. Thâu nhận những người sau đây để bắt đầu thử luyện sẽ vô hiệu:

10 người chưa đến tuổi trưởng thành;

20 người đang bị một mối dây thánh ràng buộc trong một tu hội thánh hiến hoặc đã gia nhập vào một tu đoàn tông đồ;

30 người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực.

§2. Hiến pháp có thể ấn định các ngăn trở cho việc thâu nhận, kể cả cho việc thành sự, hoặc đặt thêm các điều kiện khác cho việc thâu nhận.

§3. Ngoài ra, người được thâu nhận phải có sự trưởng thành cần thiết để theo đuổi nếp sống riêng của tu hội.

Điều 722

§1. Giai đoạn thử luyện ban đầu phải được tổ chức thế nào để cho các ứng sinh biết rõ ơn thiên triệu của mình, cũng là ơn gọi phù hợp với tu hội, và được đào tạo theo tinh thần và theo lối sống của tu hội.

§2. Các ứng sinh phải được đào tạo thích đáng để sống theo các lời khuyên Phúc Âm và hướng toàn thể cuộc đời mình vào việc tông đồ, bằng cách sử dụng những hình thức rao truyền Phúc Âm thích hợp hơn với mục đích, tinh thần và đặc tính của tu hội.

§3. Hiến pháp phải quy định những thể thức và thời gian thử luyện trước khi cam kết giữ những ràng buộc đầu tiên trong tu hội, thời gian ấy không được dưới hai năm.

Điều 723

§1. Khi thời gian thử luyện ban đầu đã mãn, ứng sinh nào được xét là có khả năng xứng hợp thì phải đảm nhận ba lời khuyên Phúc Âm được đóng ấn bằng một mối ràng buộc thánh, hoặc phải rời bỏ tu hội.

§2. Sự gia nhập lần đầu ấy phải là tạm thời chiếu theo quy tắc của hiến pháp và không dưới năm năm.

§3. Khi thời gian gia nhập đã mãn, thành viên nào được xét là có khả năng xứng hợp thì phải được nhận cho gia nhập trọn đời hoặc dứt khoát, bằng cách phải luôn luôn lập lại những mối ràng buộc tạm thời.

§4. Việc gia nhập dứt khoát tương đương với việc gia nhập trọn đời đối với một số hiệu quả pháp lý phải được ấn định trong hiến pháp.

Điều 724

§1. Sau khi đã đảm nhận các mối ràng buộc thánh đầu tiên, việc đào tạo phải được tiếp tục không ngừng chiếu theo hiến pháp.

§2. Các thành viên phải được đào tạo cùng một trật về các phương diện đạo đức và nhân bản; các vị Điều Hành tu hội phải quan tâm đến việc thường huấn của các thành viên về phương diện thiêng liêng.

Điều 725

Bằng mối ràng buộc được xác định trong hiến pháp, một tu hội có thể kết nạp những Kitô hữu nào muốn tiến tới sự trọn lành của Phúc Âm theo tinh thần của tu hội và tham gia vào sứ mạng của tu hội.

Điều 726

§1. Khi thời gian gia nhập tạm thời đã mãn, thành viên có thể tự do rời bỏ tu hội, hoặc có thể bị vị Điều Hành cấp cao sa thải không cho lập lại những mối ràng buộc thánh, vì một lý do chính đáng, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban cố vấn.

§2. Thành viên đã được gia nhập tạm thời có thể được vị Điều Hành tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn, ban cho đặc ân xuất tu, vì một lý do nghiêm trọng, nếu tự ý xin điều đó.

Điều 727

§1. Một thành viên đã được gia nhập trọn đời muốn bỏ tu hội, thì sau khi cân nhắc chín chắn vấn đề trước mặt Chúa, phải xin Tông Tòa ban cho một đặc ân xuất tu qua trung gian của vị Điều Hành tổng quyền, nếu tu hội thuộc luật giáo hoàng; nếu không, đương sự cũng có thể xin Giám Mục giáo phận ban cho đặc ân đó, như đã được quy định trong hiến pháp.

§2. Nếu là một giáo sĩ đã được nhập tịch vào tu hội, thì phải giữ những quy định của điều 693.

Điều 728

Do việc ban đặc ân xuất tu cách hợp pháp, tất cả mọi ràng buộc cũng như các quyền lợi và các nghĩa vụ phát xuất từ việc gia nhập đều chấm dứt.

Điều 729

Một thành viên bị sa thải khỏi tu hội chiếu theo quy tắc của các điều 694 và 695; ngoài ra, hiến pháp phải quy định thêm các lý do sa thải khác, miễn là các lý do ấy phải nghiêm trọng cân xứng, có thể quy trách nhiệm và được chứng minh theo pháp lý, và miễn là phải giữ thủ tục đã được thiết lập trong các điều 697-700. Những quy định của điều 701 được áp dụng cho thành viên bị sa thải.

Điều 730

Để chuyển từ một tu hội đời sang một tu hội đời khác, thành viên phải giữ những quy định của các điều 684 §§1, 2, 4 và 685; để chuyển sang một hội dòng hay một tu đoàn tông đồ, hoặc chuyển từ những nơi ấy sang tu hội đời, thì phải có phép của Tông Tòa và phải tuân theo các chỉ thị của Tông Tòa.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
thiết kế website công giáo cho giáo xứ, hội đoàn, dòng tu
Nhận thông báo
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button
Trở lại
Messenger
Telegram
Email
    error: © Joseph Tuan

    Adblock Detected

    Hãy ủng hộ mình bằng cách tắt trình chặn quảng cáo nhé!