Công giáoTài liệu Công giáo

Sự khác biệt giữa chủng viện, tu viện và đan viện

Là một người Công giáo, nhưng nhiều khi chúng ta cũng còn nhiều thiếu sót về những kiến thức liên quan tới Giáo hội. Chắc hẵn, đã không ít lần chúng ta nghe nhắc tới các từ như: chủng viện, tu viện, đan viện… Vậy chủng viện là gì? tu viện thì dành cho những ai? còn đan viện thì khác chủng viện và tu viện ra sao? Hi vọng, qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm được những kiến thức về các dòng tu trong Giáo hội của chúng ta.

1. Chủng viện là gì?

Chủng viện (tiếng Latin: Semiranium có nghĩa là vườn ươm) là nơi đào tạo các chủng sinh và tu sĩ Công giáo để trở thành những linh mục. Các chủng sinh sau khi hoàn tất chương trình triết học, thần học sẽ được lãnh các tác vụ và thiên chức Linh Mục. Họ mang sứ mệnh trông coi các giáo xứ và thuộc quyền của một Giám mục của giáo phận sở tại. Các Linh Mục này được gọi là Linh Mục Triều (Secular Priest).

sự khác biệt giữa chủng viên, tu viện và đan viện
Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Chủng viện thường có hai hình thức: Tiểu chủng viện và đại chủng viện

  • Tiểu chủng viện: là nơi dành cho các tiểu chủng sinh chuẩn bị bước vào đại chủng viện, tiểu chủng viện thường được coi như là một trường trung học nội trú.
  • Đại chủng viện: là nơi đào tạo các chủng sinh về các môn: triết học, thần học cũng như các môn liên quan tới nhân bản, tri thức, đạo đức, mục vụ… với thời gian từ sáu đến tám năm.

Hiện nay, tại Việt Nam, hình thức tiểu chủng viện, hầu như không không còn nữa do các chủng sinh phải hoàn tất chương trình đại học trước khi đi tu. Thông thường, chủng viện do Đức Giám mục giáo phận với Ban giám đốc điều hành, do vậy có duy trì cả hai hình thức trên hay không là tùy vào mỗi Giáo phận.

2. Tu viện là gì?

Trong Giáo hội Công giáo, có hai hình thức tu trì sống theo cộng đoàn: dòng hoạt động và dòng chiêm niệm. Theo một cách dễ hiểu, tu viện là nơi dành cho những ai tu theo đường lối hoạt động (Active) sinh hoạt và tu tập. Họ thường được gọi là những tu sĩ nam (quý cha, quý thầy) hoặc những tu sĩ nữ (quý sơ) và thường phục vụ các công việc bác ái cũng như mục vụ bên ngoài khuôn viên tu viện. Trong tu viện cũng sẽ có nhà nguyện để các tu sĩ có thể tham dự Thánh lễ và thực hành đời sống thiêng liêng.

sự khác biệt giữa chủng viên, tu viện và đan viện
Tu viện dòng Chúa Cứu Thế bị nhà cầm quyền trưng dụng làm viện sinh học Tây Nguyên từ năm 1975 (Ảnh: Vnexpress)

3. Đan viện là gì?

Đan viện (tiếng Pháp gọi là Monastère, tiếng Hy Lạp gọi là Monastíri, tiếng Anh là Monastery) là nơi dành cho những ai tu theo lối chiêm niệm (Contemplative) họ được gọi là đan sĩ (dù là linh mục hay không linh mục). Các đan sĩ sinh hoạt chủ yếu trong Đan viện của mình trong tinh thần Ora et Labora (cầu nguyện và lao động), mỗi ngày các đan sĩ thường dành thời gian lớn cho việc đọc kinh chung và cầu nguyện theo phương pháp đặc thù.

Đan viện có hai bậc:

  • Đan viện: có bề trên không phải là đan phụ hoặc viện phụ.
  • Đan phụ viện (tiếng Pháp gọi là Abbaye, tiếng Latin gọi là Abbatia, tiếng Anh là Abbey): có bề trên là đan phụ hoặc viện phụ được chúc phong.
sự khác biệt giữa chủng viên, tu viện và đan viện
Đan viện Biển Đức Thiên An (Huế)

Đan sĩ trong tiếng Hy Lạp là Monochos, có nghĩa là duy nhất, đơn độc. Theo ngôn từ của Công giáo, đan sĩ là những người nam hay nữ đi tu (Thánh hiến) quy tụ lại để sống thành cộng đoàn, gọi là đan viện. Ngày nay, khi nhắc tới từ “đan sĩ” thì đa số mọi người đều cho rằng dùng để chỉ các nam tu, trong khi những người nữ đan sĩ thường được gọi là “nữ tu”, hoặc cụ thể hơn là “nữ tu dòng kín”.

 

Nguồn tài liệu tham khảo:

  • Wikipedia
  • conggiao.info
  • Công Giáo: Đạo vào Đời
0 0 votes
Đánh giá bài viết

thiết kế website công giáo cho giáo xứ, hội đoàn, dòng tu
Nhận thông báo
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Back to top button
Trở lại
Messenger
Telegram
Email
    error: © Joseph Tuan

    Adblock Detected

    Hãy ủng hộ mình bằng cách tắt trình chặn quảng cáo nhé!