1. Trong phụng vụ, ta xông hương thánh giá, bàn thờ, sách Tin Mừng, các lễ phẩm, giáo sĩ và giáo dân (còn sống cũng như vừa qua đời), vậy niệm nhang (hoặc vái nhang) có thể thay thế các chức năng này của xông hương hay không?
2. Kinh nguyện Thánh Thể xuất phát từ đâu?
3. Trong Thánh lễ, quyên tiền có phải là nghi thức cần thiết không?
4. Trong phần “Chuẩn bị lễ phẩm”, những vật dụng nào không được gọi là “lễ phẩm”?
5. Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ ơn) là kinh gì?
6. Trong các bài hát của Bộ lễ, bài hát nào được nhiều người hát nhất?
7. Trước Công Đồng Vaticanô II, có bao nhiêu Kinh nguyện Thánh Thể?
8. Trong Thánh lễ, quyên tiền lúc nào là lý tưởng nhất?
9. Linh mục đọc thầm câu gì khi rửa tay?
10. Câu “Vì thế, với niềm hân hoan chứa chan… toàn thể nhân loại trên khắp địa cầu đều nhảy mừng…” thuộc Kinh Tiền Tụng của mùa phụng vụ nào?
11. Trong phần chuẩn bị lễ phẩm, tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu?
12. Cuối phần chuẩn bị lễ phẩm, tại sao chủ tế lại rửa tay?
13. Có bao nhiêu Kinh nguyện Thánh Thể?
14. Trong Thánh lễ, ai thánh hiến bánh và rượu để trở thành Mình và Máu Chúa Kitô?
15. Trong phần chuẩn bị lễ phẩm, khi nâng đĩa thánh có bánh và đọc nhỏ tiếng “... Chúng con dâng lên Chúa để trở nên bánh trường sinh cho chúng con”, là vị chủ tế đang thưa với ai?
16. Loại rượu nho nào được dùng làm rượu lễ?
17. Việc xông hương có ý nghĩa gì?
18. Kinh Tiền Tụng là lời ca tụng được đọc khi nào?
19. Tại sao, trong Thánh lễ, cả linh mục và giáo dân cũng được xông hương?
20. Điền từ còn thiếu vào câu: “Máu Giao Ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và ... được tha tội”