1. Giáo Hội nào không được đọc Kinh Lạy Cha?
2. Từ còn thiếu trong câu: “đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng ..., và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con” là gì?
3. Tại sao chủ tế bỏ một miếng bánh thánh nhỏ vào chén thánh?
4. Nghi thức bẻ bánh có ý nghĩa gì?
5. Trong Thánh lễ, tại sao, sau khi đọc lời truyền phép, linh mục giơ cao Mình và Máu Thánh Chúa Kitô?
6. Trong Thánh lễ, nghi thức chúc bình an thể hiện điều gì?
7. Trong Vinh tụng ca “Chính nhờ Người, với Người và trong Người...”, “Người” ở đây là ai?
8. Từ còn thiếu vào câu cuối của Kinh Tưởng Niệm: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại...” là gì?
9. Từ còn thiếu trong câu: “Xin đoái thương ban cho ... được bình an và hợp nhất theo thánh ý Chúa...” là gì?
10. Mỗi ngày, giáo dân được rước lễ tối đa mấy lần?
11. Trong Kinh Lạy Cha, câu “...như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con; xin Chúa để chúng con xa chước cám dỗ...” có mấy từ viết sai?
12. Trong Thánh lễ, câu “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ” được đọc ở đâu?
13. Trong Thánh lễ, ai được đọc hoặc hát Vinh tụng ca: “Chính nhờ Người, với Người...”?
14. Trong các câu sau, câu nào đúng phụng vụ?
15. Trong bốn sách Tin Mừng, có mấy bản văn Kinh Lạy Cha?
16. Theo Sách lễ Rôma, phải hát bao nhiêu lần câu “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian...” trước khi hát câu kết “Xin ban bình an cho chúng con”?
17. Trong Thánh lễ, sau Kinh Lạy Cha, từ “bình an” được đọc bao nhiêu lần?
18. Cộng đoàn bắt đầu đọc hoặc hát Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa lúc nào?
19. Trong mỗi Thánh lễ, ai đọc câu “Thầy ban bình an của Thầy cho các con”?
20. Trong Thánh lễ, câu cuối cùng của Kinh Lạy Cha: “nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen” viết đúng hay sai?