Công giáoCông giáo đó đây

Nguồn gốc tượng Đức Quán Thế Âm Mai An (Đức Mẹ Maria) tại Nhật Bản

Đạo Công Giáo đã được rao giảng ở Nhật Bản từ thế kỷ 16 bởi Thánh Phanxicô Xavie. Sau một thời gian phát triển huy hoàng rồi bị bách hại cách man rợ trong suốt hai thế kỷ từ 17 – 19 từ khi Mạc chúa Tokugawa trị vì.

tượng đức mẹ maria quá thế âm tại nhật bản
Thánh Phanxicô Xaviê rao giảng tại Nhật Bản

Cảnh tàn sát các tín hữu cách dã man được kể lại trong tiểu thuyết Silence và được lên phim ảnh bởi đạo diễn Martin Scorsese. Nếu ai đã từng xem phim này hẳn không quên một linh mục dòng Tên, và là một giáo sư rất nhiệt huyết, hăng say truyền giáo, nhưng vì những sự ác độc người ta gây ra, không chỉ cho bản thân mà còn cho các tín đồ của ngài, nên vị linh mục này đã bỏ Đạo và trở thành một tu sĩ phật giáo rất được tôn kính.

Khi ông chết, các đồ đệ trong chùa, đem hỏa thiêu ông theo nghi thức trọng thể, lúc đó một cây Thánh Giá mà ông luôn mang bên mình, kể cả trong những lúc nguy hiểm nhất, đã rơi ra từ người của ông. Chi tiết hết sức nhỏ, nhưng đắt giá này, phản ảnh lên một câu chuyện lớn về cách giữ đạo của các tín hữu Công giáo Nhật Bản trong thời cấm Đạo. Và bức tượng Đức Quán Thế Âm Mai An được ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó.

tượng đức mẹ maria quá thế âm tại nhật bản
Một mẫu tượng Đức Quán Thế Âm Mai An (Đức Mẹ Maria)

Chữ Maria trong tên của Đức Mẹ được phiên âm thành Mai An, và tượng Đức Quán Thế Âm Mai An hay tên gọi khác là Đức Mẹ Quán Thế Âm được đặt trong các chùa chiền là nơi thờ phượng chính thức. Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng: đây là một trong những cách thức mà Thiên Chúa dùng để nuôi dưỡng đức tin cho con cái trong lúc hiểm nguy.

Cũng cần phải nói thêm rằng, thuật ngữ Kakure Kirishitan (trong tiếng Nhật nghĩa là “Kitô hữu ẩn danh”) dùng để chỉ nhóm người Công giáo Nhật Bản phải sống ẩn dật sau cuộc Khởi nghĩa Shimabara hồi thập niên 1630, dưới thời kỳ Edo.

Sau khi giới Mạc Phủ dẹp được cuộc khởi nghĩa Shima bara, họ bắt đầu trừng phạt những Kitô hữu đã tham gia vào sự kiện này. Lãnh đạo khởi nghĩa là Amakusa Shirō bị chặt đầu và mang thủ cấp đến Nagasaki. Từ đó, Mạc Phủ bắt đầu chính sách cấm đạo Công giáo, buộc những người theo đạo phải bỏ đạo. Vì thế, những người Nhật theo đạo Công giáo còn sót lại phải hoạt động tôn giáo một cách bí mật. Các Kitô hữu này được gọi là Kakure Kirishitan nghĩa là các “Kitô hữu ẩn danh”. Họ không thể tiếp tục công khai đức tin Kitô giáo, mà phải thờ phượng trong trong nhà riêng một cách bí mật để tránh sự đàn áp của chính quyền.

tượng đức mẹ maria quá thế âm tại nhật bản
Thủ lãnh Amakusa Shirō và cuộc khởi nghĩa Shima bara

Để đối phó với sự truy xét của chính quyền, họ đã làm cho các yếu tố bên ngoài của Công giáo trộn lẫn vào các tôn giáo khác, đặc biệt là Phật giáo. Họ tạc tượng về Đức Mẹ Maria, các vị thánh Kitô giáo giống với tượng Quan Âm và các vị Bồ tát. Họ đọc kinh theo âm điệu tụng kinh của Phật giáo, nhưng vẫn giữ lại nhiều từ ngữ tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chưa được Nhật hóa. Kinh Thánh và các sách phụng vụ Công giáo chỉ được truyền khẩu chứ không in giấy vì sợ bị tịch thu. Khi các giáo sĩ phương Tây bị trục xuất khỏi Nhật Bản hồi thế kỷ 17, cộng đồng Kakure Kirishitan bắt đầu lựa chọn những lãnh đạo giáo dân để cử hành các phụng vụ tôn giáo của mình.

Trong thời gian này, một số cộng đoàn Kakure Kirishitan dần dần bị mất đi căn tính Kitô giáo. Lời cầu nguyện và cách thực hành tôn giáo của họ trở thành một phiên bản tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một số người đã phải vay mượn những cách thức mới để thực hành nghi lễ Kitô giáo.

tượng đức mẹ maria quá thế âm tại nhật bản
Cảnh bắt đạo kinh hoàng tại Nhật Bản

Đến thời Minh Trị Duy Tân lên ngôi vào thế kỷ thứ 19, ông đã bãi bỏ lệnh cấm đạo vô cùng tàn bạo và thất đức này. Tự do tôn giáo trên nước Nhật được thiết lập. Từ lúc đó, rất nhiều tín hữu công khai bày tỏ Đức Tin Công Giáo của mình, làm cho cả thế giới phải kinh ngạc và cho đây là một phép lạ. Vì ai cũng nghĩ rằng sự ác độc kinh hoàng trải dài hai thế kỷ đã làm cho đức tin trên vùng đất ấy lụi tàn.
Lúc này, phần lớn các cộng đoàn Kakure Kirishitan tái gia nhập Giáo hội Công giáo hoàn vũ sau khi từ bỏ những hoạt động thờ phượng được xem là không chính thống với quy định của Công giáo. Số ít cộng đoàn Kakure Kirishitan còn lại thì không tái gia nhập Giáo hội Công giáo, họ trở thành những cộng đoàn độc lập gọi là Hanare Kirishitan (” nghĩa là Kitô hữu li khai”). Các nhóm Hanare Kirishitan hiện nay chủ yếu hoạt động ở Urakami và trên quần đảo Gotō.

tượng đức mẹ maria quá thế âm tại nhật bản
Các Thánh Tử Đạo Nhật Bản

Qua đây, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria đã bao bọc chở che con cái qua hình ảnh bức tượng Đức Quán Thế Âm Mai An trong suốt hai thế kỷ bị bách hại đạo và vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng chở che các tín hữu Nhật Bản cho tới ngày nay.

0 0 votes
Đánh giá bài viết

thiết kế website công giáo cho giáo xứ, hội đoàn, dòng tu
Nhận thông báo
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Back to top button
Trở lại
Messenger
Telegram
Email
    error: © Joseph Tuan

    Adblock Detected

    Hãy ủng hộ mình bằng cách tắt trình chặn quảng cáo nhé!